Câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 chân trời Bài 2 Văn bản 3: Chuyện cổ nước mình

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 2 Văn bản 3: Chuyện cổ nước mình. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo.

TL: CHUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH

NHẬN BIẾT

Câu 1: Tìm hiểu về tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ

Trả lời

Lâm Thị Mỹ Dạ sinh năm 1949  quê ở Quảng Bình. Thơ của bà thường nhẹ nhàng, đằn thắm trong trẻo , thể hiện một tâm hồn tinh tế và giàu yêu thương.

Câu 2: Nêu bố cục của bài thơ?

Trả lời

+ Phần 1: Từ đầu đến “đa mang”: Tình cảm của tác giả đối với chuyện cổ, ca ngợi tinh thần nhân hậu, ăn ở hiền lành mà chuyện cổ chứa đựng. 

+ Phần 2: Đoạn còn lại: Những bài học mà ông cha để lại trong chuyện cổ.  

Câu 3: Thể thơ của tác phẩm là gì?

Trả lời

Thể thơ lục bát mang âm hưởng ca dao, dân ca 

Câu 4: Giá trị nội dung của bài thơ?

Trả lời

Tác giả muốn truyền tải tình yêu  chuyện cổ của nước mình tới mọi người và cho đọc giả thấy được cách nhìn mới mẻ về chuyện cổ tích thông qua bài thơ

Câu 5: Giá trị nghệ thuật của bài thơ ?

Trả lời

  1. Cách gieo vần và ngắt nhịp trong bài thơ Chuyện cổ nước mình
    - Gieo vần:
    + Tiếng thứ 6 của dòng lục gieo vần xuống tiếng thứ 6 của dòng bát (ta - xa, hiền -tiên, đi - thì,...).
    + Tiếng thứ 8 của dòng bát tiếp tục gieo vần với tiếng thứ 6 của dòng lục bên dưới (xa - ta, trì - đi,...).
    - Ngắt nhịp: 4/2, 4/4.
    Các biện pháp tu từ trong bài thơ Chuyện cổ nước mình
    - So sánh: "Đời cha ông với đời tôi/ Như con sông với chân trời đã xa".
    - Liệt kê: "công bằng", "thông minh", "độ lượng", "đa tình", "đa mang".

 

THÔNG HIỂU

Câu 6: Câu thơ nào thể hiện sự liên kết giữa các thế hệ với nhau, giữ cho nhau “ngọn lửa” văn hoá truyền đi muôn đời?

Trả lời

“Đời ông cha với đời tôi/Như con sông với chân trời đã xa?Chỉ còn chuyện cổ thiết tha/Cho tôi nhận mặt ông cha của mình”

“Tôi nghe chuyện cổ thầm thì/ Lời cha ông dạy cũng vì đời sau”

=> Sự liên kết giữa “đời ông cha” và các thể hệ sau. Sự liên tưởng sự một dòng sông kết nối các thế hệ và thời đại: quá khứ - hiện tại - tương lai. Điều này chứng minh rằng văn học nói chung và truyện cổ tích nói riêng chính là sợi dây liên kết và giữa lửa cho các thế hệ.

Câu 7: Phân tích câu thơ “Thị thơm thì giấu người thơm”?

Trả lời

-  Từ " người thơm" trong câu "thị thơm thì giấu người thơm" có ý nghĩa gì?

=> Câu thơ "thị thơm thì giấu người thơm" bắt nguồn từ truyện cổ tích Tấm Cám, "người thơm" được hiểu là con người hiền lành, nhân hậu, lương thiện

Câu 8: Cảm nhận của em về bốn câu thơ cuối

“Sẽ đi qua cuộc đời tôi

Bấy nhiêu thời nữa chuyển dời xa xôi

Như bao chuyện cổ trên đời

Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm”

Trả lời

Chuyện cổ không chỉ có giá trị to lớn với thế hệ hôm nay – thế hệ mà “tôi” đang sống mà sẽ còn nguyên vẹn giá trị với các thế hệ tương lai mai sau. Dù thời gian có khắc nghiệt đến đâu thì cũng không thể làm hư hao, mất mát, mờ đi vẻ đẹp quý báu của những chuyện cổ. Thế giới chuyện cổ sẽ không bao giờ cũ đi, thậm chí còn luôn “mới mẻ” vẫn vẹn nguyên giá trị tinh thần, giống như một viêc ngọc toả sáng mãi cùng thời gian để mỗi thế hệ người đọc sẽ tìm thấy ở đó những giá trị chân thiện mĩ, để mỗi lần đọc sẽ thấy những lời dạy của cha ông vẫn nguyên giá trị hiện sinh, làm tâm hồn con người thêm trong lành, hướng thiện hơn.

Câu 9: Trong bài thơ có gợi lên bóng dáng cuả những câu chuyện cổ tích nào? 

Trả lời

- (Thị thơm… áo cơm cửa nhà) => Truyện Tấm Cám

-  (Đèo cày… chẳng ra việc gì) => Truyện Đẽo cày giữa đường

- (Đậm đà… nặng sâu tình người) => Truyện Sự tích trầu cau

- (Ở hiền… tiên độ trì) => => Truyện Cây tre chăm đốt; Thạch Sanh,...

VẬN DỤNG

Câu 10: Tình cảm của nhà thơ đối với chuyện cổ tích nước mình như thế nào ?

Trả lời

Ngay từ những câu thơ đầu tác giả đã bộc bạch bày tỏ “Tôi yêu chuyện côt nước tôi”. Yêu bì cái tính nhân hậu, sâu xa, dậm đà nghĩa tình con người và  nhiều bài học đạo đức dạy ta phải sống hiền lành, công bằng ,...Đó là tình yêu vô bờ bến của tác giả với chuyện cổ tích, sâu xa hơn là tình yêu với văn hòa, thuần phong mỹ tục rạng ngời, đẹp đẽ của dân tộc. 

Câu 11: Em ấn tượng nhất với câu thơ nào ? Gì sao?

Trả lời

Em ấm tượng với câu thơ:

“Rất công bằng, rất thông minh

Vừa độ lượng lại vừa đa tình, đa mang”

=> Nhà thơ khẳng định, đánh giá vẻ đẹp nhân văn của chuyện cổ bằng từ ngữ vô cùng ý nghĩa: công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang. Đó là những phẩm chất, đức tính quan trọng để hình thành nhân cách của con người.

Câu 12: Hình ảnh và màu sắc quê hương được tái hiện lại trong bài thơ như thế nào?

Trả lời

Quê hương được tái hiệu lại trong bài thơ vô cùng sống động và đầy màu sáng. Mang hơi hướng bình dị, yên ả đậm đà một hình ảnh nông thôn ở Việt Nam với “Vàng trong nắng, trắng trong mưa/Con sông chảy có rặng dừa soi nghiêng”. Các câu chuyện cổ tích muôn màu của nước ta được tái hiện là lấy cảm hứng ở quê hương , tạo nêm một kho tàng cổ tích đồ sộ như bây giờ.

Câu 13: Bài học gì sâu sắc nào mà tác giả muốn truyền tải qua bài thơ ?

Trả lời

Tác giả muốn truyền tải bài học về lòng nhân hậu, về sự công bằng,… đây là những bài học chứa đựng những kinh nghiệm sống quý báu của ông cha ta truyền lại cho đời sau thông qua các câu chuyện cổ tích.

Câu 14: Theo em , chúng ta phải dùng hành động gì để thể hiện lòng yêu quý đối với “truyện cổ” của chúng ta?

Trả lời

- Lưu truyền bảo giữ tìn những câu chuyện cổ tích dân tộc

- Có các hoạt động kể chuyện và giao lưu kể chuyện cổ tích

- Sáng tác những bài phân tích và cảm nhận về tác phẩm

VẬN DỤNG CAO

 

Câu 15: Viết một đoạn văn 160 - 200 chữ phân tích về ý nghĩa của bài thơ?

Trả lời

 

“Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dã là bài thơ thành công cả về phương diện nội dung và nghệ thuật. Điểm thành công của bài thơ trước hết ở việc đề cập vấn đề triết lí sâu sắc nhưng bằng giọng thơ nhỏ nhẹ, tâm tình khiến lời thơ dễ đi sâu vào tâm hồn người đọc. Nhà thơ đã viết nên những vần thơ dịu dàng tha thiết, mang vẻ đẹp văn hóa, chở cả tình yêu thương, lấp lánh vẻ đẹp của nghệ thuật bởi trái tim chân thành, nhân hậu, dịu dàng. Bằng thể thơ lục bát dễ đọc, dễ nhớ; ngôn ngữ trong sáng, giản dị; sử dụng sáng tạo chất liệu văn hoá dân kết hợp với các biện pháp tu từ như nhân hóa, so sánh, liệt kê,…, Qua bài thơ, nhà thơ gián tiếp khẳng định kho tàng chuyện cổ nước nhà có giá trị vô cùng to lớn và sẽ tồn tại mãi muôn đời sau.  Tác giả cũng thể hiện sự am hiểu chuyện cổ và vốn văn hoá dân gian; đồng thời nhà thơ bày tỏ tình yêu và niềm tự hào với truyền thống văn hoá nói chung và chuyện cổ nói riêng. Khẳng định đất nước không chỉ đẹp bởi núi sông biển cả hùng vĩ, phong cảnh nên thơ mà làm nên chiều sâu vẻ đẹp đất nước còn bởi những truyền thống văn hoá, giá trị tinh thần – những điều cốt lõi đã làm nên gương mặt tâm hồn người dân Việt Nam.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay