Câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 chân trời Bài 3 Thực hành tiếng Việt

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 3 Thực hành tiếng Việt. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo.

TL: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

 NHẬN BIẾT 

Câu 1: Ca dao là gì? Cho một số ví dụ về cao dao?

Trả lời

 Ca dao là một thuật ngữ Hán Việt. Đứng về mặt văn học mà nhận định, khi chúng ta tước bỏ những tiếng đệm, những tiếng láy, những câu láy ở một bài dân ca, thì chúng ta thấy bài dân ca ấy chẳng khác nào một bài ca dao. 

Câu 2: Tục ngữ là gì? Cho một số ví dụ về tục ngữ?

Trả lời

Tục ngữ là một câu tự nó diễn trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lý, có khi là một sự phê phán

Ví dụ: “Chó cắn áo rách”, “Bệnh quỷ thuốc tiên”, 

Câu 3: Thành ngữ là gì ? Cho ví dụ về thành ngữ?

Trả lời

Thành ngữ là một phần câu sẵn có, nó là một bộ phận của câu, mà nhiều người
đã quen dùng, nhưng tự riêng nó không diễn được một ý trọn vẹn

Ví dụ: “Ăn trắng, mặc trơn”, “Ăn trên, ngồi trốc”, “Dốt đặc cán mai”,

Câu 4:  Cách để phân biệt cao dao, tục ngữ, thành ngữ?

Trả lời

Đặc điểm

Tục ngữ

Ca dao

Thành ngữ

Hình thức

Cậu hoàn chỉnh, độc lập

Thể thơ lục bát/lục bát biến dị

Cụm từ/ vế trong câu

Cách gieo vần

Vần liền, vần cách

Theo luật của thể thơ lục bát

Vần lưng

Nội dung

Kinh nghiệm dân gian

Đa dạng: Kinh nghiệm, sự kiện lịch sử, bày tỏ quan điểm/nỗi lòng

Thể hiện quan điểm, tính cách, tình trạng,...

 

THÔNG HIỂU

Câu 5: Đọc câu sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

“Người Việt Nam ta - con cháu vua Hùng - khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng, cháu Tiên.”

  1. a) Các từ: nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu cấu tạo từ nào?
  2. b) Tìm những từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc trong câu trên.
  3. c) Tìm thêm các từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc theo kiểu: Con cháu, anh chị, ông bà..

Trả lời

  1. a) Các từ: nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu từ ghép.
  2. b) Từ đồng nghĩa với nguồn gốc: Cội nguồn, gốc gác, tổ tiên, nòi giống, gốc rễ...
  3. c) Từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc: Cậu mợ, cô dì, chú cháu, anh em, cha con, vợ chồng...

 

Câu 6 :Hãy tìm một số ví dụ và nêu quy tắc sắp xếp các tiếng trong từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc.

Trả lời

- Theo giới tính (nam, nữ): Ông bà, cha mẹ, cậu mợ, chú thím...

- Theo bậc (trên dưới): Bác cháu, chị em, dì cháu, bà cháu, mẹ con..

Câu 7: Tên các loại bánh đều được cấu tạo theo công thức "bánh + x": Bánh rán, bánh nếp, bánh dẻo, bánh nướng, bánh gối... Theo em, các tiếng đứng sau (kí hiệu x) trong những từ ghép trên có thể nêu những đặc điểm gì để phân biệt các thứ bánh với nhau?

Trả lời

- Tiếng sau có thể nêu:

+ Cách chế biến

+ Chất liệu,

+ Tính chất của bánh

+ Hình dáng của bánh.

Chất liệu làm bánh

Bánh nếp, bánh tẻ, bánh khoai, bánh ngô, bánh sắn, bánh đậu xanh...

Tính chất của bánh

Bánh dẻo, bánh phồng, bánh xổp...

Hình dáng của bánh

Bánh gối, bánh cuốn thừng, bánh ông, bánh tai voi...

Cách chế biến

Bánh rán, bánh nướng, bánh hấp, bánh nhúng, bánh tráng...

Câu 8: Từ láy in đậm trong câu sau miêu tả cái gì?

Nghĩ tủi thân, công chúa út ngồi khóc thút thít.

Hãy tìm những từ láy khác có cùng tác dụng ấy.

Trả lời

Từ láy thút thít miêu tả tiếng khóc của người.

- Những từ láy cũng có tác dụng miêu tả đó là: Nức nở, sụt sùi, rưng rức, tức tưởi, nỉ non, ti tỉ...

Câu 9: Tìm hiểu nhanh các từ láy:

  1. a) Tả tiếng cười
  2. b) Tả tiếng nói
  3. c) Tả dáng điệu.

Trả lời

  1. a) Tả tiếng cười: Khúc khích, sằng sặc, hô hố, ha hả, khanh khách...
  2. b) Tả tiếng nói: Khàn khàn, nhè nhẹ, thỏ thẻ, oang oang, trong trẻo...
  3. c) Tả dáng điệu: Lừ đừ, lả lướt, nghênh ngang, ngông nghênh...

VẬN DỤNG

Câu 10:  Điền các từ còn thiếu để hoàn chỉnh các thành ngữ nói về sự đoàn kết dưới đây, sau đó đặt câu với một thành ngữ đó?

- Đồng sức đồng ………….

- Đồng ……….nhất trí.

- Đồng cam cộng …..

- Đồng tâm hiệp……

Trả lời

- Đồng sức đồng lòng

- Đồng tâm nhất trí

- Đồng cam cộng khổ

- Đồng tâm hiệp lực

Đặt câu: Ông tôi và những cựu chiến binh đã từng đồng cam cộng khổ trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp.

Câu 11: Hoàn thành các thành ngữ nói về sự trung thực, thật thà rồi đặt câu với một thành ngữ đó.

-  Thẳng như ………

- Thật như….

- Ruột để ngoài….

- Cây ngay không sợ ……..

Trả lời

- Thẳng như ruột ngựa

- Thật như đếm

- Ruột để ngoài da

Cây ngay không sợ chết đứng

Đặt câu: Nó rất bộc tuệch ruôt để ngoài da, không phải là người nham hiểm.

 

 Câu 12: Đọc đoạn ca dao sau:

Phồn hoa thứ nhất Long Thành

Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cơ.

Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,

Bút hoa xin chép bài thơ lưu truyền.

  1. Xác định biện pháp tu từ trong câu ca dao trên và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó
  2. Tìm và nêu chức năng từ láy trong câu ca dao trên

Trả lời

  1. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ so sánh phố - mắc cửi, đường – bàn cơ => Tác dụng: giúp người đọc hinh dung được tính chất sầm uất, đông vui của phố thị.
  2. Từ láy “ngẩn ngơ” thể hiện trạng thái bị cuốn hút đến ngỡ ngàng của tác giả trước vẻ xa hoa, sầm uất của phố phường.

 

Câu 13: Đọc bài ca dao sau:

Ai ơi về miệt Tháp Mười

Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn

Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong bài ca dao trên

Trả lời

Tác giả sử dụng biện pháp điệp từ “sẵn” nhằm nhấn mạnh tính chất giàu có của thiên nhiên Tháp Mười.

Câu 14: Đoạn đoạn văn sau:

Bài ca dao, chỉ với bốn dòng ngắn ngủi nhưng đã mở ra một không gian bao la của đồng quê và một thế giới cảm xúc của người dân quê, vừa thiết tha sâu lắng. Bài ca dao cũng cho thấy lời ăn tiếng nói vốn dân dã, mộc mạc cảu mỗi miền quê, khi đã thành lời ca, điệu hát thì sẽ trở nên tha thiết, ngọt ngào như thế nào. Có cái gì khiến ta bâng khuâng, xao xuyến mãi trong mấy chữ đơn sơ này: “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng”.

Tìm từ láy trong đoạn văn trên. Những từ láy đó có tác dụng gì đối với việc thể hiện nội dung của đoạn văn.

Trả lời

Các từ láy trong đoạn văn trên: dân dã, mộc mạc, tha thiết, thiết tha, bâng khuâng, ngọt ngào, ngắn ngủi, xao xuyến. Các từ láy đó góp phần nhấm mạnh sự chất phác, mộc mạc thôn quê của bài ca dao và giúp người đọc hinh dung rõ hơn tâm trạng, cảm xúc của tác giả đối với bài ca dao.

Câu 15: Nêu biện pháp tu từ được sử dụng trong câu ca dao sau:

“Đứng bên ni đồng, nó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông

Thân em như chẽn lúa dòng dòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”

Trả lời

+ Phép đối xứng: đứng bên ni đồng >< đứng bên tê đồng, mênh mông bát ngát >< bát ngát mênh mông.

+ Điệp từ, điệp ngữ,…

- Những từ chỉ vị trí, địa điểm hồn nhiều.

→ Thay đổi ví trị quan sát vẫn không thể bao trọn sự dài rộng, to lớn của cánh đồng – vẻ đẹp trù phú, đầy sức sống.

- So cánh đồng rộng lớn thì hai dòng cuối khắc họa cô gái rất nhỏ bé, mảnh mai – làm nên cánh đồng.

- Số lượng tiếng ngắn hơn nhưng không bị hai dòng trên che lấp đi vẻ đẹp.

→ Đó là một cô thôn nữ thon thả, mảnh mai, duyên dáng và đầy sức sống.

VẬN DỤNG CAO

 Câu 16: Viết một đoạn văn về chủ đề Quê Hương của tôi (từ 150 đến 200 chữ) trong đó có đề cập đến một câu thơ hoặc ca dao tục ngữ về quê hương

Gợi ý:

“Quê em có gió bốn mùa,
Có trăng giữa tháng, có Chùa quanh năm.
Chuông hôm, gió sớm, trăng rằm,
Chỉ thanh đạm thế âm thầm thế thôi.”

Quê hương là một cảm hướng bất tận của thơ ca Việt Nam.  Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Với em quê hương là nơi cho em tình yêu bao la và dù sao này có bay cao bay xa đến đâu đi chăng nữa quê hương tổ quốc vẫn chỉ có một và duy nhất đó là Việt Nam.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay