Câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 chân trời Bài 5 Thực hành tiếng Việt

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 5 Thực hành tiếng Việt. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo.

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

NHẬN BIẾT

Câu 1: Trong tiếng Việt có những biện pháp tu từ nào? Hãy liệt kê ra?

 Trả lời

Biện pháp tu từ là một trong những biện pháp nghệ thuật hay được sử dụng trong các tác phẩm văn học. Nhờ việc sử dụng các biện pháp tu từ, tác giả có thể dễ dàng hơn trong việc truyền đạt suy nghĩ, cảm xúc về mỗi sự vật, sự việc đến bạn đọc một cách dễ dàng và sinh động hơn. Các biện pháp tu từ như sau:

  1. Biện pháp so sánh;
  2. Biện pháp ẩn dụ;
  3. Biện pháp hoán dụ;
  4. Biện pháp nhân hóa;
  5. Biện pháp điệp ngữ;
  6. Biện pháp nói giảm - nói tránh;
  7. Biện pháp nói quá;
  8. Biện pháp liệt kê;
  9. Biện pháp chơi chữ.

 

Câu 2: Nêu định nghĩa biện pháp so sánh? Cho ví dụ?

 Trả lời

So sánh là biện pháp đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng để tăng thêm sự lôi cuốn, gợi hình cho biểu đạt. Việc sử dụng biện pháp so sánh giúp cho hình ảnh được miêu tả sinh động hơn, giúp người đọc dễ dàng hiểu, tưởng tượng và hình dung rõ nét hơn về hình ảnh đang nói đến.

Ví dụ: Mắt con mèo to, tròn và long lanh như hòn vi ve

Câu 3: Nêu định nghĩa về biện pháp ẩn dụ? Cho ví dụ?

 Trả lời

Ẩn dụ là gọi tên sự vật, sự việc bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau có tác dụng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm

Ví dụ:  Trong tác phẩm Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du có hai câu thơ:

"Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông"

Ở đây, "lửa lựu" được tác giả sử dụng là hình ảnh ẩn dụ, dùng để diễn đạt cho ý nghĩa rằng "hoa lựu đỏ như màu ngọn lửa".

Câu 4: So sánh điểm giống và khác nhau giữa biện pháp tu từ so sánh và biện pháp tu từ ẩn dụ?

 Trả lời

 

Ẩn dụ

So sánh

Giống nhau

Có sự so sánh, đối chiếu sự giống nhau về một mặt nào đó của sự vật, hiện tượng

Có sự so sánh, đối chiếu sự giống nhau về một mặt nào đó của sự vật, hiện tượng

Khác nhau

- Một trong hai vế được ẩn đi

-Quan hệ so sánh thường là ngang bằng

- Hiển thị cả hai vế

- Quan hệ so sánh ngang bằng hoặc không ngang bằng

 

Câu 5: Nêu định nghĩa của biện pháp hoán dụ? Cho ví dụ?

 Trả lời

Hoán dụ là một trong những biện pháp tu từ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, bên cạnh các biện pháp khác như: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá,... Hoán dụ là biện pháp gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi cảm, gợi hình cho sự diễn đạt.

Ví dụ: 

Áo nâu liền với áo xanh

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên

(Tố Hữu)

=> Hai câu thơ trên tác giả đã vận dụng biện pháp hoán dụ, dùng hình ảnh "áo nâu" để chỉ người nông dân và hình ảnh "áo xanh" để chỉ người "công nhân", đề cao sức mạnh đoàn kết của hai giai cấp. Đồng thời, hình ảnh "nông thôn" nhằm chỉ những người ở vùng nông thôn còn hình ảnh "thị thành" dùng để chỉ những người sống ở thị thành. 

 

THÔNG HIỂU

Câu 6: Cho hai câu như sau:

- Con diều hâu lao như mũi tên xuống.

- Lần này nó chửa kịp ăn,những mũi tên đen, mang hình đuôi cá từ đâu bay tới.

Nêu biện pháp nghệ thuật của từng câu và chỉ ra những đặc điểm giống nhau và khác nhau của hai từ này?

 Trả lời

- Con diều hâu lao như mũi tên xuống.=> Phép so sánh

- Lần này nó chửa kịp ăn,những mũi tên đen, mang hình đuôi cá từ đâu bay tới. => Phép ẩn dụng “những mũi tên đen”

Giống nhau

Khác nhau

- Các sự việc, hiện tượng có nét tương đồng với nhau.

- Đều có vế B (Sự vật dùng để so sánh, tăng sức gợi hình, gợi cảm.

- Biện pháp So sánh có 2 vế A, B đầy đủ.

- Ẩn dụ: Ẩn đi vế A, chỉ còn vế B. Cách nói này có tính hàm súc cao hơn, gợi ra nhiều liên tưởng…

Câu 7: Cho đoạn văn sau đọc và chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng:

Người ta nói chèo bẻo là kẻ cắp. Kẻ cắp hôm nay gặp bà già! Nhưng từ đây tôi lại quý chèo bẻo. Ngày mùa, chúng thức suốt đêm. Mới tờ mờ đất nó đã cất tiếng gọi người: “Chè cheo chét” …

 Trả lời

Biện pháp ẩn dụ trong đoạn văn: "Kẻ cắp hôm nay gặp bà già" và "người có tội khi trở thành người tốt thì tốt lắm"

- Kẻ cắp: chỉ chim chèo bẻo

- Bà già: chỉ đối thủ kình địch của chim chèo bẻo (chính là chim diều hâu)

Câu 8: Đọc lại tác phẩm “Thương nhớ bầy ong” tìm câu có sử dụng biện pháp hoán dụ và nêu tác dụng của phép tu từ đó?

 Trả lời

- Nếu ong “trại “ vào buổi trưa thì thường thường chú tôi biết được và hô lên cho cả xóm nén đất vụn lên không,...=> cả xóm (lấy vật chứa để gợi vật được chứa ), chỉ người trong xóm

- Sau nhà có hai đõ ong “sây” lắm.=>  đõ ong (lấy vật chứa để gợi vật được chứa ), chỉ những con ong trong đõ

Câu 9: Tìm ra đoạn thơ trong bài Đánh thức trầu có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa và nêu tác dụng của biện pháp đó?

 Trả lời

Đã ngủ rồi hả trầu?

Tao đã đi ngủ đâu

Mà trầu mày đã ngủ

=> Biện pháp tu từ nhân hoá, được gợi qua các từ “đã ngủ rồi hả trầu?”. Tác giả đã xưng hô, trò chuyện thân mật với vật như với con người và từ miêu tả hành động cho vật như với con người (ngủ)

VẬN DỤNG

Câu 10: Hình ảnh ẩn dụ “Mắt xanh” trong đoạn thơ có tác dụng gì?

“Trầu ơi, hãy tỉnh lại

Mở mắt xanh ra nào

Lá nào muốn cho tao

Thì mày chìa ra nhé

Tay tao hái rất nhẹ

Không làm mày đau đâu...

 Trả lời

“Mắt xanh” gợi cho ta liên tưởng đến hình ảnh chiếc lá trầu, trong trường hợp này đây là phép nhân hóa vì giữa mắt xanh và lá trầu cũng có mắt giống con người.

Cău 11: Tìm phép hoán dụ và phân tích trong những câu thơ sau:

“Áo nâu liền với áo xanh

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên”

 Trả lời

Phép hoán dụ:

– Áo nâu: người nông dân

– Áo xanh: người công nhân

– Nông thôn: những người sinh sống ở nông thôn

– Thành thị: những người sinh sống ở thành thị

Hai câu thơ nói lên sự đoàn kết đứng lên đấu tranh giành lại độc lập của toàn dân ta, thống nhất Đất nước. Dù có là ai và ở đâu đi chăng nữa, cũng đều chung một lòng, dù có là nông dân hay công nhân, người thành thị hay nông thôn.

Câu 12: Hãy tìm phép ẩn dụ trong những câu thơ dưới đây:

  1. “Trăng cứ tròn vành vạnh

Kể chi người vô tình”

(Ánh trăng – Nguyễn Duy)

  1. “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)

 Trả lời

  • Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” ẩn dụ: trước sau như một, sự chung thủy, vẹn nguyên của thiên nhiên quê hương.
  • Hình ảnh “mặt trời” trong câu thứ hai là một biện pháp tu từ ẩn dụ. Tác giả đã dùng hình ảnh “mặt trời” để chỉ Bác Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ dân tộc vĩ đại. Bác chính là ánh sáng dẫn lối cho dân tộc ta, giành lại độc lập và tự do cho Tổ quốc.

Câu 13: Tìm những hình ảnh so sánh trong đoạn thơ sau:

“Anh đội viên mơ màng.

Như nằm trong giấc mộng.

Bóng bác cao lồng lộng.

Ấm hơn ngọn lửa hồng.”

 Trả lời

Có 2 hình ảnh so sánh được sử dụng trong đoạn thơ trên:

- Hình ảnh so sánh thứ nhất là phép so sánh ngang bằng “anh đội viên” và “nằm trong giấc mộng”, gợi lên cảm giác mơ màng như đang ngủ của anh đội viên.

- Hình ảnh so sánh thứ hai là phép so sánh hơn kém “bóng bác cao lồng lộng” và “ngọn lửa hồng”, ý chỉ Bác như ngọn lửa tinh thần ấm áp, sưởi ấm cho đồng bào ta.

Câu 14: Phân tích đoạn thơ sau đây:

“Hôm nay trời nắng chang chang

Mèo con đi học chẳng mang thứ gì

Chỉ mang một chiếc bút chì

Và mang một mẩu bánh mì con con.”

(Mèo con đi học – Phan Thị Vàng Anh)

a, Bài thơ trên đã nhân hóa con vật nào? Và nhân hóa như thế nào?

b, Việc sử dụng biện pháp nhân hóa như vậy có tác dụng gì?

 Trả lời

  1. Hình ảnh nhân hóa được sử dụng ở đây là: “chú mèo”

 => Chú mèo trong đoạn thơ có những hoạt động y hệt một em học sinh. Chú mèo ta cũng phải đi học, chuẩn bị bút chì, và mang mẩu bánh mì đi ăn.

  1. Nhờ vào hình ảnh nhân hóa này mà bài thơ trở nên hấp dẫn và cuốn hút hơn. Bởi vì hình ảnh so sánh này luôn khiến cho người đọc cảm thấy sự đáng yêu và tinh nghịch cả những chú mèo.

VẬN DỤNG CAO

Câu 15: Viết một đoạn văn (160 - 200 chữ) kể về một ký ức tuổi thơ đáng nhớ nhất của em. Trong đó có sử dụng một hoặc nhiều hơn các biện pháp tu từ sau: nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ.

 Trả lời

Quê hương và thời thơ ấu luôn là những kỉ niệm đẹp đẽ nhất đối với mỗi con người. Chúng ta ai cũng có những kí ức về một thời tuổi thơ đáng nhớ. Kí ức tuổi thơ chính là những kỉ niệm thời thơ ấu khi chúng ta còn bé, vô lo vô nghĩ, hồn nhiên vui chơi tinh nghịch. Mỗi người ai cũng có cho mình những kí ức tuổi thơ, dù vui dù buồn nhưng nó là một phần đáng nhớ theo ta đến suốt cuộc đời và hình thành nên con người của ta. Ai cũng có những kỉ niệm riêng, mang lại cho chúng ta những bài học đầu đời, những dấu ấn khó phai, nó đi theo ta cả đoạn đường đời, dạy cho chúng ta nhiều bài học quý giá. Kí ức tuổi thơ của chúng ta gắn với mái nhà, với gia đình, với bạn bè, xóm làng, nơi chúng ta sinh ra, góp phần nuôi nấng tâm hồn ta ngay từ thuở ban đầu. Giống như một thước phim vừa đi qua để lại cho chúng ta bao nhiêu cảm xúc hồn nhiên, ngây thơ và trong sáng.  Chúng ta hãy sống và trân trọng những kí ức đó dù vui hay buồn bằng tình cảm chân thành nhất. Chính những kí ức tuổi thơ khiến con người trưởng thành hơn, chín chắn hơn, mang đến cho ta những bài học quý giá không gì sánh được. Nhựa sống trong ta vẫn còn nhiệt huyết, được cha mẹ nuôi nấng, bao bọc hãy cố gắng học tập, rèn luyện bản thân cũng như giữ những kí ức tốt đẹp nhất cho mình.Hay xem tuổi thơ là một món quà và cứ bước tiếp trên cuộc đời,  sống và hướng đến những điều tốt đẹp nhất để có một cuộc đời trọn vẹn, an yên.

- Phép hoán dụ: xóm làng

- So sánh: Giống như một thước phim, là một món quà

- Ẩn dụ: nhựa sống -> Sức trẻ

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay