Câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 chân trời Ôn tập bài 3 (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 3 (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP BÀI 3. VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG (PHẦN 1)

Câu 1: Đọc tiêu đề “Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương” em liên tưởng đến điều gì?

Trả lời

“Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương” là các bài ca dao nhắc đến những địa danh, danh lam thắng cảnh, đặc sản, sản vật, lịch sử,... của dân tộc từ Bắc vào Nam. Qua đó khơi dậy tình yêu, niềm tự hào với thiên nhiên, quê hương, đất nước, con người của tác giả dân gian. 

Câu 2: Bố cục của bài “Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương”?

Trả lời

- Phần 1: (từ đầu đến bài thơ lưu truyền): Vẻ đẹp thành Thăng Long qua 36 phố phường Hà Nội. - Phần 1: (từ đầu đến bài thơ lưu truyền): Vẻ đẹp thành Thăng Long qua 36 phố phường Hà Nội.

- Phần 2: (tiếp đến bước ra): Vẻ đẹp truyền thống giữ nước của dân tộc gắn với địa danh lịch sử và những chiến công.  - Phần 2: (tiếp đến bước ra): Vẻ đẹp truyền thống giữ nước của dân tộc gắn với địa danh lịch sử và những chiến công. 

- Phần 3: (tiếp đến nước dừa): Vẻ đẹp của vùng đất Bình Định  - Phần 3: (tiếp đến nước dừa): Vẻ đẹp của vùng đất Bình Định 

- Phần 4: Còn lại: Vẻ đẹp của vùng Tháp Mười - Phần 4: Còn lại: Vẻ đẹp của vùng Tháp Mười

Câu 3: Nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm Hoa bìm?

 Trả lời

Bài thơ được trích từ tập Thơ lục bát, NXB Quân đội nhân dân, năm 2007.

Câu 4: Nêu phương thức biểu đạt Hoa bìm?

 Trả lời

Biểu cảm

Câu 5: Nêu bố cục của văn bản Hoa bìm?

 Trả lời

- Phần 1 (Từ đầu đến ...kêu nhàu ngày mưa): Hình ảnh thiên nhiên. - Phần 1 (Từ đầu đến ...kêu nhàu ngày mưa): Hình ảnh thiên nhiên.

- Phần 2 (Còn lại): Cảm xúc khi nghĩ về thơ ấu. - Phần 2 (Còn lại): Cảm xúc khi nghĩ về thơ ấu.

Câu 6 :Hãy tìm một số ví dụ và nêu quy tắc sắp xếp các tiếng trong từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc.

Trả lời

- Theo giới tính (nam, nữ): Ông bà, cha mẹ, cậu mợ, chú thím... - Theo giới tính (nam, nữ): Ông bà, cha mẹ, cậu mợ, chú thím...

- Theo bậc (trên dưới): Bác cháu, chị em, dì cháu, bà cháu, mẹ con.. - Theo bậc (trên dưới): Bác cháu, chị em, dì cháu, bà cháu, mẹ con..

Câu 7: Tên các loại bánh đều được cấu tạo theo công thức "bánh + x": Bánh rán, bánh nếp, bánh dẻo, bánh nướng, bánh gối... Theo em, các tiếng đứng sau (kí hiệu x) trong những từ ghép trên có thể nêu những đặc điểm gì để phân biệt các thứ bánh với nhau?

Trả lời

- Tiếng sau có thể nêu: - Tiếng sau có thể nêu:

+ Cách chế biến + Cách chế biến

+ Chất liệu, + Chất liệu,

+ Tính chất của bánh + Tính chất của bánh

+ Hình dáng của bánh. + Hình dáng của bánh.

Chất liệu làm bánhBánh nếp, bánh tẻ, bánh khoai, bánh ngô, bánh sắn, bánh đậu xanh...
Tính chất của bánhBánh dẻo, bánh phồng, bánh xổp...
Hình dáng của bánhBánh gối, bánh cuốn thừng, bánh ông, bánh tai voi...
Cách chế biếnBánh rán, bánh nướng, bánh hấp, bánh nhúng, bánh tráng...

Câu 8: Từ láy in đậm trong câu sau miêu tả cái gì?

Nghĩ tủi thân, công chúa út ngồi khóc thút thít.

Hãy tìm những từ láy khác có cùng tác dụng ấy.

Trả lời

Từ láy thút thít miêu tả tiếng khóc của người.

- Những từ láy cũng có tác dụng miêu tả đó là: Nức nở, sụt sùi, rưng rức, tức tưởi, nỉ non, ti tỉ... - Những từ láy cũng có tác dụng miêu tả đó là: Nức nở, sụt sùi, rưng rức, tức tưởi, nỉ non, ti tỉ...

Câu 9: Xác định chủ đề của văn bản Về bài ca dao đứng bên ni đồng, bên tê đồng?

Trả lời

Diễn tả tình yêu quê hương đất nước, con người thật bình dị mà sâu sắc đến khó ngờ.

Câu 10: Biện pháp tu từ được sử dụng của hai dòng đầu của bài ca dao Về bài ca dao đứng bên ni đồng, bên tê đồng?

Trả lời

+ Phép đối xứng: đứng bên ni đồng >< đứng bên tê đồng, mênh mông bát ngát >< bát ngát mênh mông. + Phép đối xứng: đứng bên ni đồng >< đứng bên tê đồng, mênh mông bát ngát >< bát ngát mênh mông.

+ Điệp từ, điệp ngữ,… + Điệp từ, điệp ngữ,…

- Những từ chỉ vị trí, địa điểm hồn nhiều. - Những từ chỉ vị trí, địa điểm hồn nhiều.

→ Thay đổi ví trị quan sát vẫn không thể bao trọn sự dài rộng, to lớn của cánh đồng – vẻ đẹp trù phú, đầy sức sống.

Câu 11: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở hai câu sau của bài cao dao Về bài ca dao đứng bên ni đồng, bên tê đồng?

Trả lời

- So cánh đồng rộng lớn thì hai dòng cuối khắc họa cô gái rất nhỏ bé, mảnh mai – làm nên cánh đồng. - So cánh đồng rộng lớn thì hai dòng cuối khắc họa cô gái rất nhỏ bé, mảnh mai – làm nên cánh đồng.

- Số lượng tiếng ngắn hơn nhưng không bị hai dòng trên che lấp đi vẻ đẹp. - Số lượng tiếng ngắn hơn nhưng không bị hai dòng trên che lấp đi vẻ đẹp.

→ Đó là một cô thôn nữ thon thả, mảnh mai, duyên dáng và đầy sức sống.

Câu 12: Ý nghĩa và nội dung bài Về bài ca dao đứng bên ni đồng, bên tê đồng muốn truyền tải?

Trả lời

 Bức tranh đồng quê, con người, tươi sáng sinh động.

- Bài ca dao là lời của cô gái nhân buổi đi thăm đồng: - Bài ca dao là lời của cô gái nhân buổi đi thăm đồng:

+ Lòng phơi phới ngắm cánh đồng tràn đầy sức sống; + Lòng phơi phới ngắm cánh đồng tràn đầy sức sống;

+ Thấy bản thân cũng tươi trẻ như chẽn lúa đòng đòng, phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai. + Thấy bản thân cũng tươi trẻ như chẽn lúa đòng đòng, phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

- Bài ca dao là lời của anh trai làng nào đó: Ngợi ca cánh đồng cũng là ngợi ca người mình thầm yêu. - Bài ca dao là lời của anh trai làng nào đó: Ngợi ca cánh đồng cũng là ngợi ca người mình thầm yêu.

→ Tình yêu với cánh đồng quê hương đã hé lộ tình cảm lứa đôi kín đáo, tế nhị.

=> Bài ca dao là lời ăn tiếng nói dân dã, mộc mạc của miền quê: Mở ra một không gian bao la và thế giới cảm xúc thiết tha sâu lắng.

Câu 13: Ý nghĩa của các bài “Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương”

Trả lời

Bài hát này có tầm ảnh hưởng lớn đối với cộng đồng và văn hóa dân gian của quê hương. Nó là một phần quan trọng của việc truyền tải giá trị về tình yêu quê hương và lòng hiếu khách đối với người mẹ. Bài hát này đã được truyền đạt từ thế hệ này sang thế hệ khác, giữ cho tình yêu và kí ức về quê hương luôn sống mãi trong trái tim của người dân.

Câu 14: Nêu giá trị nội dung của bài Hoa bìm?

 Trả lời

Bài thơ phác họa khung cảnh thiên nhiên thân thuộc, gần gũi, sống động với người đọc. Qua đó cho độc giả thấy được cảm xúc chân thành, nỗi nhớ da diết của mình với quê hương tuổi thơ.

Câu 15: Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm Hoa bìm?

 Trả lời

- Thể thơ lục bát, nhịp điệu uyển chuyển, ngôn ngữ bình dị. - Thể thơ lục bát, nhịp điệu uyển chuyển, ngôn ngữ bình dị.

- Điệp từ có kết hợp với biện pháp liệt kê các hình ảnh ở bờ giậu hoa bìm. - Điệp từ có kết hợp với biện pháp liệt kê các hình ảnh ở bờ giậu hoa bìm.

 

Câu 16: Bức tranh thiên nhiên được miêu tả nhưu thế nào trong bài thơ Hoa bìm?

 Trả lời

- Màu tim tím, rung rinh của bờ giậu hoa bìm gợi ra những kỉ niệm tuổi thơ của nhân vật trữ tình. - Màu tim tím, rung rinh của bờ giậu hoa bìm gợi ra những kỉ niệm tuổi thơ của nhân vật trữ tình.

- Hình ảnh thiên nhiên: - Hình ảnh thiên nhiên:

+ Con chuồn ớt lơ ngơ, bắt nắng, đậu hờ,… + Con chuồn ớt lơ ngơ, bắt nắng, đậu hờ,…

+ Cành hồng trĩu sai rụng một vài tiếng chim. + Cành hồng trĩu sai rụng một vài tiếng chim.

+ Con mắt lá lim dim, cánh diều thả nổi chìm trên mây. + Con mắt lá lim dim, cánh diều thả nổi chìm trên mây.

+ Bến quê nước đục sông gầy có thuyền giấy chở mộng mơ. + Bến quê nước đục sông gầy có thuyền giấy chở mộng mơ.

+ Cánh bèo con nhện giăng tơ, cào cào đậu tàn sen tránh nắng. + Cánh bèo con nhện giăng tơ, cào cào đậu tàn sen tránh nắng.

Câu 17: Tìm hiểu về tác giả Việt Nam quê hương ta?

Trả lời

·       Nguyễn Đình Thi (1924- 2003), sinh ra tại Thành phố Luông Pha Băng, nước Lào.

·       Ông tham gia kháng chiến và giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng.

·       Nguyễn Đình Thi được xem là một nghệ sĩ đa tài, ông sáng tác nhạc, làm thơ, viết tiểu thuyết, kịch, tiểu luận phê bình. Ở lĩnh vực nào ông cũng có những đóng góp đáng trân trọng.

·       Phong cách nghệ thuật: Thơ ông tự do, phóng khoáng mà vẫn hàm súc, sâu lắng, suy tư và có nhiều tìm tòi theo hướng hiện đại.

·       Những tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Đình Thi là sự phản ánh kịp thời cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến. Các tác phẩm của ông đều mang tính thời sự về các cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam.

Câu 18: Các tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Nguyễn Đình Thi?

Trả lời

- Thơ: Người chiến sỹ (1958); Bài thơ Hắc Hải (1958); Dòng sông trong xanh (1974);  - Thơ: Người chiến sỹ (1958); Bài thơ Hắc Hải (1958); Dòng sông trong xanh (1974); Tia nắng (1985); Đất nước (1948 – 1955); Việt Nam quê hương ta; Nhớ; Lá đỏ…

- Tiểu thuyết “Xung kích”, “Vỡ bờ”; “Thu đông năm nay” (1954), “Bên bờ sông Lô” (1957), “Vào lửa” (1966), “Mặt trận trên cao” (1967) … - Tiểu thuyết “Xung kích”, “Vỡ bờ”; “Thu đông năm nay” (1954), “Bên bờ sông Lô” (1957), “Vào lửa” (1966), “Mặt trận trên cao” (1967) …

Câu 19: Nội dung chính của bài thơ Việt Nam quê hương ta?

Trả lời

Tác giả đã thể hiện sự tự hào về đất nước, quê hương qua những khung cảnh thiên nhiên và văn hoá, con người như (mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn, Quê hương biết mấy thân yêu), sự đồng cảm với những vất vả, hi sinh của người dân (bao nhiêu đời đã chịu nhiều đau thương,  mặt người vất vả in sâu). Qua đó thể hiện tình  cảm yêu mến, quý trọng với dân tộc.

Câu 20: Cao dao là gì? Cho một số ví dụ về cao dao?

Trả lời

 Ca dao là một thuật ngữ Hán Việt. Đứng về mặt văn học mà nhận định, khi chúng ta tước bỏ những tiếng đệm, những tiếng láy, những câu láy ở một bài dân ca, thì chúng ta thấy bài dân ca ấy chẳng khác nào một bài ca dao. 

Câu 21: Tục ngữ là gì? Cho một số ví dụ về tục ngữ?

Trả lời

Tục ngữ là một câu tự nó diễn trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lý, có khi là một sự phê phán

Ví dụ: “Chó cắn áo rách”, “Bệnh quỷ thuốc tiên”, 

Câu 22: Thành ngữ là gì ? Cho ví dụ về thành ngữ?

Trả lời

Thành ngữ là một phần câu sẵn có, nó là một bộ phận của câu, mà nhiều người
đã quen dùng, nhưng tự riêng nó không diễn được một ý trọn vẹn

Ví dụ: “Ăn trắng, mặc trơn”, “Ăn trên, ngồi trốc”, “Dốt đặc cán mai”,

Câu 23: Tìm hiểu nhanh các từ láy:

a) Tả tiếng cười

b) Tả tiếng nói

c) Tả dáng điệu.

Trả lời

a) Tả tiếng cười: Khúc khích, sằng sặc, hô hố, ha hả, khanh khách...

b) Tả tiếng nói: Khàn khàn, nhè nhẹ, thỏ thẻ, oang oang, trong trẻo...

c) Tả dáng điệu: Lừ đừ, lả lướt, nghênh ngang, ngông nghênh...

Câu 24:  Điền các từ còn thiếu để hoàn chỉnh các thành ngữ nói về sự đoàn kết dưới đây, sau đó đặt câu với một thành ngữ đó?

- Đồng sức đồng ………….  - Đồng sức đồng ………….

- Đồng ……….nhất trí. - Đồng ……….nhất trí.

- Đồng cam cộng ….. - Đồng cam cộng …..

- Đồng tâm hiệp…… - Đồng tâm hiệp……

Trả lời

- Đồng sức đồng  - Đồng sức đồng lòng

- Đồ - Đồng tâm nhất trí

- Đồng cam cộng - Đồng cam cộng khổ

- Đồng tâm hiệ - Đồng tâm hiệp lực

Đặt câu: Ông tôi và những cựu chiến binh đã từng đồng cam cộng khổ trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp.

Câu 25: Tình cảm của tác giả đối với quê hươngd được thể hiện như thế nào qua văn bản Về bài ca dao đứng bên ni đồng, bên tê đồng?

Trả lời

−     Sự yêu mến, trân trọng với vẻ đẹp của thiên nhiên và con người quê hương (ví dụ như chi tiết tác giả nói về cánh đồng: cánh đồng không chỉ rộng lớn, mênh mông mà còn rất đẹp, trù phú, đầy sức sống; đó chính là con người, là cô thôn nữ thon thả, mảnh mai, duyên dáng và đầy sức sống…)

−     Thể hiện sự bất ngờ, thú vị bởi sự sâu sắc của bài thơ (bài ca dao gây ấn tượng ngay từ những dòng thơ đầu, tuy nhiên bài ca dao có thể còn mang nhiều tinh ý khác, tuỳ vào việc hiểu đó là lời ai nói, ai hát) …

Câu 26: Đọc văn bản Về bài ca dao đứng bên ni đồng, bên tê đồng, em thích chi tiết nào nhất ? Vì sao?

Trả lời

Em thích nhất chi tiết miêu tả vẻ đẹp duyên dáng xinh tươi của cô thôn nữ và vẻ đẹp căng tràn giữa sống của chẽn lúa đòng đòng trên cánh đồng bát ngát mênh mông. Qua đó, em cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ mang hình tượng và giá trị biểu cảm. Giá trị thẩm mỹ của bài ca là ở cách nói mộc mạc, giản dị mà hồn nhiên, đáng yêu. Hai tiếng "thân em" gợi ra trong lòng người thưởng thức ca dao dân ca một trường liên tưởng về hình ảnh cô gái làng quê trong trắng, dịu dàng, cần mẫn, thủy chung.

Câu 27: Nêu nét đặc biệt trong hình thức nghệ thuật của bài thơ Việt Nam quê hương ta?

Trả lời

- Sử dụng các hình ảnh gần gũi, quen thuộc. - Sử dụng các hình ảnh gần gũi, quen thuộc.

- Lời thơ sâu lắng, dạt dào cảm xúc. - Lời thơ sâu lắng, dạt dào cảm xúc.

-  - Sử dụng các biện pháp tu từ: nhân hóa “Việt Nam đất nước ta ơi”, so sánh “Tay người như có phép tiên”,…

Câu 28: Các biện pháp tu từ nào được sử dụng trong tác phẩm Việt Nam quê hương ta?

Trả lời

- Biện pháp tu từ nhân hoá: Việt Nam đất nước ta ơi - Biện pháp tu từ nhân hoá: Việt Nam đất nước ta ơi

- Biện pháp tu từ so sánh không ngang bằng: Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn - Biện pháp tu từ so sánh không ngang bằng: Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Tác dụng: Khiến cho hình ảnh đất nước trở nên gần gũi, thân quen, làm tăng mức độ của đất trời Việt Nam không đâu sánh bằng. Từ đó toát lên vẻ đẹp của quê hương đất nước.

Câu 29: Qua việc tìm hiểu và phân tích bài thơ Việt Nam quê hương ta, theo em “Quê hương “ là gì?

Trả lời

Theo em quê hương là nơi mà một người sinh ra và lớn lên, nơi mà họ cảm thấy gắn bó và có tình cảm sâu sắc đối với nó. Đó có thể là quê hương của một quốc gia, một vùng miền, một thành phố hoặc một làng quê. Là nơi đánh dấu nơi mà con người có những ký ức, trải nghiệm và tình cảm đặc biệt.

Câu 30: Viết một đoạn văn (160 -200 từ) về tình yêu quê hương đất nước trong em sau khi đọc bài thơ Việt Nam quê hương ta ?

Trả lời

Tình yêu quê hương đất nước - một tình cảm tốt đẹp và đáng quý. Trước hết, tình yêu quê hương, đất nước là sự yêu mến, tự hào và gắn bó dành cho quê hương, đất nước của mình. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tình cảm đó nước lại kết thành một làn sóng mạnh mẽ nhấn chìm mọi kẻ thù xâm lược. Trong quá khứ, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết một lòng, dưới sự lãnh đạo của những bậc anh hùng như Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi… để đánh bại kẻ thù phương Bắc. Đồng bào ta ngày nay cũng xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Điều đó được thể hiện qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, không phân biệt tuổi tác hay địa vị, hễ cứ là người Việt Nam thì đều đứng lên. Từ các cụ già đến trẻ nhỏ, từ kiều bào nước ngoài đến đồng bào bị tạm chiếm đều chung một lòng yêu nước ghét giặc. Còn ở thời hòa bình, tình yêu quê hương, đất nước lại biểu hiện theo một cách khác. Tình yêu đến từ những điều thật giản dị như yêu con đường, ngôi nhà, cánh đồng - những sự vật đã gắn bó với chúng ta từ thuở thơ bé. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ đã có lối sống sai lầm, thậm chí gây ra những hành động ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. Chúng ta cần phải hiểu được rằng tình yêu quê hương, đất nước cần được giữ gìn và phát huy.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay