Câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 chân trời Ôn tập bài 7 (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 7 (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP BÀI 7. GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG (PHẦN 1)

Câu 1:  Nêu một số thông tin về nhà văn R.Ta-go mà em biết?

Trả lời:

- R. Ta-go (1861-1941) tên đầy đủ là Ra-bin-đra-nát Ta-go (Ra-bin-đra-nát nghĩa là Thần Thái Dương, dịch tên ông sang Tiếng Việt là Tạ Cơ Thái Dương) - R. Ta-go (1861-1941) tên đầy đủ là Ra-bin-đra-nát Ta-go (Ra-bin-đra-nát nghĩa là Thần Thái Dương, dịch tên ông sang Tiếng Việt là Tạ Cơ Thái Dương)

- Quê quán: sinh tại Kolkata, Tây Bengal, Ấn Độ, trong 1 gia đình quý tộc, tuy tài năng nhưng số phận Ta-go gặp nhiều bất hạnh - Quê quán: sinh tại Kolkata, Tây Bengal, Ấn Độ, trong 1 gia đình quý tộc, tuy tài năng nhưng số phận Ta-go gặp nhiều bất hạnh

 

Câu 2: Một số tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Tago?

Trả lời:

 Sự nghiệp sáng tác:

   + Ta- go làm thơ từ rất sớm và cũng tham gia các hoạt động chính trị và xã hội

   + Năm 14 tuổi ông được đăng bài thơ “Tặng hội đền tín đồ Ấn Độ giáo”

   + Vào năm 1913, ông trở thanh người Châu Á đầu tiên được trao Giải Nobel Văn học với tập “Thơ dâng”

   + Ta-go đã để lại cho nhân loại gia tài văn hóa đồ sộ: 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, khoảng 100 truyện ngắn, trên 1500 bức họa và nhiều bút ký, luận văn…

   + Một số tác phẩm tiêu biểu: Tập thơ Người làm vườn, tập Trăng non, tập Thơ dâng…

- Phong cách sáng tác: Đối với văn xuôi, Ta-go đề cập đến các vấn đề xã hội, chính trị, giáo dục. Về thơ ca, những tác phẩm của ông thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình triết lí nồng đượm; sử dụng thành công những hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, hình thức so sánh, liên tưởng về thủ pháp trùng điệp.  - Phong cách sáng tác: Đối với văn xuôi, Ta-go đề cập đến các vấn đề xã hội, chính trị, giáo dục. Về thơ ca, những tác phẩm của ông thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình triết lí nồng đượm; sử dụng thành công những hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, hình thức so sánh, liên tưởng về thủ pháp trùng điệp. 

Câu 3: Nêu bố cục của văn bản Con là ... 

Trả lời:

 Khổ 1: Con là nỗi buồn của cha.

 Khổ 2: Con là niềm vui của cha.

 Khổ 3: Con là sự gắn kết giữa cha và mẹ.

Câu 4: Thể loại của văn bản Con là ...   là gì? 

Trả lời:

Thể loại: Thơ tự do

Câu 5: Nêu phương thức biểu đạt của văn bản Con là ...  ?

Trả lời:

Phương thức biểu đạt : biểu cảm

Câu 6: Từ đồng nghĩa là gì? Cho ví dụ?

Trả lời:

Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

Ví dụ:

+  + xe lửa = tàu hỏa

+  + con lợn = con heo

+  + đen = mực = huyền

Câu 7: Từ đồng âm là gì? Cho ví dụ?

Trả lời:

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh (thường là chữ viết giống nhau, đọc giống nhau) nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.

Ví dụ từ chiếu: máy chiếu, chiếc chiếu

Câu 8: Cho các từ ngữ “cánh buồm”, “cánh chim”, “cánh cửa", “cánh tay” và thực hiện các yêu cầu:

a) Giải thích nghĩa của từ “cánh” trơng các từ ngữ trên.

b) Từ “cánh” trong các ví dụ trên là một từ đa nghữa hay các từ đông âm. Dựa trên cơ sở nào đề xác định như vậy?

Trả lời:

a) Cánh trong cánh buồm nghĩa là: bộ phận của con thuyền giúp nó có thể di chuyển được trên mặt nước nhờ sức gió.

 - Cánh trong cánh chim là: bộ phận để bay của chim, dơi, côn trùng

 - Cánh trong cánh cửa là:  bộ phận hình tấm có thể khép vào mở ra được

 - Cánh trong cánh tay là: bộ phận của cơ thể người, từ vai đến cổ tay ở hai bên thân mình.

b) Từ "cánh" trong các ví dụ trên là từ đa nghĩa vì nó đều là một bộ phận của một sự vật.

 

Câu 9: Tác giả của văn bản Chị sẽ gọi em bằng tên là ai?

Trả lời:

- Jack Canfield & Mark Victor Hansen. - Jack Canfield & Mark Victor Hansen.

Câu 10: Nêu hoàn cảnh xuất xứ của tác phẩm Chị sẽ gọi em bằng tên?

Trả lời:

 Xuất xứ: In trong Tình yêu thương gia đình, bộ sách Hạt giống tâm hồn

 

Câu 11: Tóm tắt tác phẩm Chị sẽ gọi em bằng tên theo cách hiểu của em?

Trả lời:

 Nhân vật tôi có cậu em trai đặc biệt, tính cách lạ lùng, e dè, hay cười một mình vì những lý do không đâu. Cậu em trai còn học rất kém và phải chuyển sang lớp giáo dục đặc biệt. Nhân vật tôi rất ghét người em của mình, thường không bao giờ nói chuyện cùng và gọi em bằng những biệt danh xấu xí. Trong một lần đi khám răng tình cờ hai chị em nói chuyện với nhau nhân vật tôi hiểu rằng em mình là cậu bé rất tốt bụng, thân thiện cởi mở và hoạt ngôn. Vào chuyến đi du lịch cùng cả nhà em đã nói với bố rằng chị gái mình là người rất tốt bụng và yêu thương mình. Khi nghe thấy vậy, nhân vật tôi rất xúc động và hứa rằng sau này sẽ quan tâm yêu thương em nhiều hơn và gọi em bằng cái tên Eric Carter của mình

Câu 12: Văn bản Chị sẽ gọi em bằng tên được kể theo ngôi kể thứ mấy?

Trả lời:

Người kể chuyện: Ngôi kể thứ nhất

Câu 13: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm Chị sẽ gọi em bằng tên?

Trả lời:

- Chị sẽ gọi em bằng tên là câu chuyện về sự thay đổi cách nhìn nhận, đối xử của người chị với đứa em đặc biệt của mình.  - Chị sẽ gọi em bằng tên là câu chuyện về sự thay đổi cách nhìn nhận, đối xử của người chị với đứa em đặc biệt của mình. 

- Qua câu chuyện, tác giả muốn đưa đến bài học về sự cảm thông, chia sẻ và yêu thương mọi người (đặc biệt là những người khiếm khuyết). - Qua câu chuyện, tác giả muốn đưa đến bài học về sự cảm thông, chia sẻ và yêu thương mọi người (đặc biệt là những người khiếm khuyết).

Câu 14: Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm Chị sẽ gọi em bằng tên?

Trả lời:

- Nghệ thuật tự sự từ ngôi nhất đem lại tính chân thực cho câu chuyện. - Nghệ thuật tự sự từ ngôi nhất đem lại tính chân thực cho câu chuyện.

Câu 15: Biện pháp tu từ tiêu biểu nào được tác giả sử dụng trong bài thơ Con là ...  ?

Trả lời:

- Sử dụng điệp từ, điệp cấu trúc "Con là...." để định nghĩa về người con: - Sử dụng điệp từ, điệp cấu trúc "Con là...." để định nghĩa về người con:

+ Là nỗi buồn. + Là nỗi buồn.

+ Là niềm vui. + Là niềm vui.

+ Là sợi dây hạnh phúc. + Là sợi dây hạnh phúc.

- Điệp từ, cấu trúc "Dù cho....", kết hợp nghệ thuật đối "to" - "nhỏ", "niềm vui" - "nỗi buồn", so sánh bằng "bằng" thể hiện ý nghĩa của con đối với cha - Điệp từ, cấu trúc "Dù cho....", kết hợp nghệ thuật đối "to" - "nhỏ", "niềm vui" - "nỗi buồn", so sánh bằng "bằng" thể hiện ý nghĩa của con đối với cha

Câu 16: Em có nhận xét gì về giọng văn cuả bài thơ Con là ...  ?

Trả lời:

Giọng thơ chân thành và tha thiết, chúng ta phần nào hiểu rõ hơn, cảm nhận sâu sắc hơn những tình cảm của người cha dành cho con. Lời nhắn nhủ yêu thương cũng chính là bài học đầu đời để con khắc ghi, trân trọng tình cảm gia đình.

Câu 17: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm“Mây và sóng”?

Trả lời:

- Thông qua cuộc trò chuyện của em bé với mẹ, bài thơ Mây và sóng của Ta-go ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng sâu sắc - Thông qua cuộc trò chuyện của em bé với mẹ, bài thơ Mây và sóng của Ta-go ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng sâu sắc

- Bài thơ chứa đựng những triết lý giản dị nhưng đúng đắn về hạnh phúc trong cuộc đời - Bài thơ chứa đựng những triết lý giản dị nhưng đúng đắn về hạnh phúc trong cuộc đời

Câu 18: Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm“Mây và sóng”?

Trả lời:

- Sử dụng hình ảnh mang giàu chất trữ tình mang ý nghĩa biểu tượng - Sử dụng hình ảnh mang giàu chất trữ tình mang ý nghĩa biểu tượng

- Kết cấu bài thơ như một câu chuyện kể tạo ấn tượng thú vị với hình thức đối thoại lồng trong lời kể của em bé - Kết cấu bài thơ như một câu chuyện kể tạo ấn tượng thú vị với hình thức đối thoại lồng trong lời kể của em bé

- Nghệ thuật đối lập, ẩn dụ, nhân hóa…. - Nghệ thuật đối lập, ẩn dụ, nhân hóa….

Câu 19: Người trên mây và người trong sóng đã gọi mời em bé như thế nào?

Trả lời:

- Lời mời gọi của mây và sóng: - Lời mời gọi của mây và sóng:

   + Những người trên mây: “Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”

   + Những người trên sóng: “Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao?”

⇒ Thế giới mà mây và sóng vẽ ra là thế giới diệu kỳ, bí ẩn, hấp dẫn, đặc biệt là đối với trẻ thơ

Câu 20: Đọc và tìm ra biện pháp tu từ trong đoạn văn sau:

Con bông lắc tay cha khẽ hỏi:

“Cha ơi

Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời

Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”

Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:

“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa,

Sẽ có cây, có cửa, có nhà,

Vẫn là đất nước của ta,

Ở nơi đó cha chưa hề đi đến "

(Hoàng Trung Thông, Những cánh buồm)

Trả lời:

Biện pháp tu từ được sử dụng là ẩn dụ “Cánh buồm” => Tác dụng của biện pháp tu từ: Gợi tả hình ảnh ngôi nhà, cây cối góp phần tạo nên sự sinh động,sáng tạo hơn cho bài thơ.

Câu 21: Cho câu ca dao:

“Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều.”

Chỉ ra nghĩa của từ "chiều" và "chiều chiều" trong từng câu.

Trả lời:

- Chiều chiều: chỉ thời gian - Chiều chiều: chỉ thời gian

- Chiều: chỉ phương hướng, không gian - Chiều: chỉ phương hướng, không gian

Câu 22: Điều gì đã làm thay đổi cách nhìn, thái độ của người chị đối với người em?

Trả lời:

- Hoàn cảnh: Bố mẹ đi vắng, tôi có cuộc hẹn nha sĩ nên bắt buộc phải đưa em theo cùng. - Hoàn cảnh: Bố mẹ đi vắng, tôi có cuộc hẹn nha sĩ nên bắt buộc phải đưa em theo cùng.

- Thời gian: Vào một buổi chiều tháng 7 ấm áp. - Thời gian: Vào một buổi chiều tháng 7 ấm áp.

- Khi đi trên vỉa hè tự nhiên tôi muốn nói chuyện với em và hai chị em đã chia sẻ với nhau rất nhiều điều. - Khi đi trên vỉa hè tự nhiên tôi muốn nói chuyện với em và hai chị em đã chia sẻ với nhau rất nhiều điều.

- Lúc này, tôi mới nhận ra em mê xe Cadillac, ước mơ trở thành kỹ sư hoặc doanh nhân và thích nhạc Rap. - Lúc này, tôi mới nhận ra em mê xe Cadillac, ước mơ trở thành kỹ sư hoặc doanh nhân và thích nhạc Rap.

→ Nhận ra em trai mình thật nhiều hoài bão, tốt bụng, thân thiện và cởi mở.

Câu 23: Người chị đã nhận ra những đức tính của em trai mình qua sự kiện nào?

Trả lời:

- Hoàn cảnh: Trong chuyến đi du lịch cùng gia đình  - Hoàn cảnh: Trong chuyến đi du lịch cùng gia đình 

- Nghe được những lời tâm sự của em trai với bố về mình rằng mình mình rất tốt và hai chị em rất yêu thương nhau. Gương mặt tôi nhòe đi trong nước mắt. - Nghe được những lời tâm sự của em trai với bố về mình rằng mình mình rất tốt và hai chị em rất yêu thương nhau. Gương mặt tôi nhòe đi trong nước mắt.

→ Nhận ra tấm lòng sự nhân hậu của em trai, tự hứa với bản thân sẽ đối xử với em thật tốt và gọi em bằng cái tên của em Eric Carter.

Câu 24: Vì sao trong thời điểm em nói chuyện với bố , chị gái đã khóc?

Trả lời:

Người chị khóc vì em trai không những không ghét mà còn nghĩ chị là một người tốt. Và vì mình đã quá vô tâm và đôi khi cảm thấy ghét vì em mình hơi đặc biệt và đôi khi gây sự chú ý quá nhiều.

Câu 25: Phân tích cuộc trò chuyện thứ hai của hai cha con?

Trả lời:

Người conNgười cha
Con lại trỏ cánh buồm xa nói khẽ:
Cha mượn cho con buồm trắng nhé,
 Để con đi...
Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
 Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm?

 - Dùng hành động kết hợp với lời nói trực tiếp nhưng vẫn giữ thái độ "nói khẽ" như sợ cảnh vật giật mình, làm phá đi không gian yên bình.  - Lời đề nghị ngây thơ: mượn buồm trắng.  - Mục đích: Để con đi... → Câu nói bỏ lửng, dấu ba chấm tạo nhiều liên tưởng. 

→ Có thể là do ba không nghe rõ hoặc thể hiện khát vọng muốn khám phá thế giới.

 - Lời nói gián tiếp.  - Không chắc chắn về câu nói vừa rồi: là của con hay của sóng hay của chính lòng mình.  - Câu hỏi tu từ → Đó cũng đồng thời là khát vọng của người cha từ thuở còn nhỏ nhưng chưa thực hiện được. Người cha thấy mình trong chính ước mơ của con.

Câu 26: Cánh buồm xuất hiện mấy lần trong bài thơ Những cánh buồm?

Trả lời:

Hình cảnh cánh buồn xuất hiện hai lần trong bài thơ:

* Lần xuất hiện đầu: trong lời nói của cha.

"Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa

Sẽ có cây có cửa có nhà.

Vẫn là đất nước của ta,

Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến."

+ Đích của cánh buồm: nơi xa, vẫn là đất nước ta. + Đích của cánh buồm: nơi xa, vẫn là đất nước ta.

→ Vừa thân thuộc (vì vẫn là nước ta) vừa xa lạ (nơi xa).

+ Mong muốn được khám phá của người cha: Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến.  + Mong muốn được khám phá của người cha: Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến. 

* Lần xuất hiện thứ hai: trong lời nói của con.

"Con lại trỏ cánh buồm xa nói khẽ:

Cha mượn cho con buồm trắng nhé,

Để con đi..."

+ Cánh buồm nay được con tô sắc: cánh buồm trắng. + Cánh buồm nay được con tô sắc: cánh buồm trắng.

→ Màu trắng thể hiện sự tự do.

Màu trắng thể hiện sự trong trẻo, ngây thơ.

+ Hành động trỏ + muốn mượn cánh buồm → Để con đi... + Hành động trỏ + muốn mượn cánh buồm → Để con đi...

→ Muốn được khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia.

Câu 27: Viết một đoạn văn (160 -200 chữ) nêu cảm nhận em về bài thơ Những cánh buồm?

Trả lời:

“Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông đã đem đến cho người đọc thật nhiều cảm xúc. Bài thơ đã khắc họa hình ảnh người cha đang dắt con đi trên bãi biển. Sau một đêm mưa, khung cảnh thiên nhiên vô cùng tinh khôi, khiến người đọc cảm thấy say mê, thích thú. Ánh mặt trời xuất hiện đầy rực rỡ, nước biển trong xanh và cát thì mịn màng. Đặc biệt là hình ảnh gợi ra tình cảm cha con ấm áp - chiếc bóng của cha dài lênh khênh, còn bóng con tròn chắc nịch. Khi lắng nghe tiếng bước chân của con, lòng cha cảm thấy trong lòng phơi phới. Ngắm nhìn thế giới rộng lớn ngoài kia, con nói với cha hãy mượn cho con cánh buồm trắng, để con đi. Lời đề nghị của con khiến cho người cha như tìm thấy chính mình. Khi còn là một cậu bé, cha cũng từng mong ước như con. Và từ đó, chúng ta thấy được mong ước của người cha là đứa con có thể thực hiện ước mơ thay mình. Bài thơ nói về tình cảm cha con ấm áp, cũng như ca ngợi ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ - đó là những ước mơ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Câu 28: Sau khi từ chối mây và sóng thì em bé đã đi tìm ai?

Trả lời:

   + Sau khi từ chối mây: “Con là mây và mẹ là trăng. Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm”

   + Sau khi từ chối sóng: “Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ"

- Đối với em bé: đó là trò chơi thú vị hơn, hay hơn vì những trò chơi ấy bắt nguồn từ tình yêu thương mẹ - Đối với em bé: đó là trò chơi thú vị hơn, hay hơn vì những trò chơi ấy bắt nguồn từ tình yêu thương mẹ

⇒ Hình ảnh thiên nhiên “mây”, “sóng” ở đây tượng trưng cho con thích vui chơi, hình ảnh “trăng”, “ bến bờ kì lạ” tượng trưng cho sự dịu dàng dàng và tấm lòng bao la, tình yêu thương con không bờ bến ⇒ Lòng yêu thương mẹ bộc lộ rõ nét hơn nữa

Câu 29: Nghệ thuật mà tác giả được sử dụng trong hai câu cuối là gì?

“Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang tan vào lòng mẹ

Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào”

Trả lời:

- Hai câu thơ cuối: Hai câu thơ là lời khẳng định tình mẫu tử thiêng liêng và bất diệt, đó là tình cảm lớn lao được nâng tầm vũ trụ - Hai câu thơ cuối: Hai câu thơ là lời khẳng định tình mẫu tử thiêng liêng và bất diệt, đó là tình cảm lớn lao được nâng tầm vũ trụ

- Nghệ thuật: Sử dụng hình ảnh biểu tượng, điệp ngữ, câu thơ giàu hình ảnh...(đặc trưng nghệ thuật tiêu biểu cho thơ Ta-go) - Nghệ thuật: Sử dụng hình ảnh biểu tượng, điệp ngữ, câu thơ giàu hình ảnh...(đặc trưng nghệ thuật tiêu biểu cho thơ Ta-go)

⇒ Hình tượng em bé hiện lên vừa có những nét ngây thơ đáng yêu đồng thời thể hiện thông minh, trí tưởng tượng phong phú và tình yêu thương mẹ thiết tha ⇒ tinh thần nhân văn của Ta-go: ngợi ca vẻ đẹp tình mẫu tử

Câu 30: Bài học và thông điệp mà tác giả muốn truyền tải thông qua bài thơ “Mây và sóng”?

Trả lời:

- Con người không tránh khỏi những sự thu hút, cám dỗ từ đời sống, nếu như không có điểm tựa vững chắc, con người rất dễ vướng vào những cám dỗ đó. Tình mẫu tử chính là một điểm tựa vững chắc trong đời người - Con người không tránh khỏi những sự thu hút, cám dỗ từ đời sống, nếu như không có điểm tựa vững chắc, con người rất dễ vướng vào những cám dỗ đó. Tình mẫu tử chính là một điểm tựa vững chắc trong đời người

- Hạnh phúc, đó không phải là những thứ quá xa vời, cũng không phải tự nhiên mà có, hạnh phúc luôn nằm ngay gần chúng ta, trong những điều giản dị hàng ngày, do chính chúng ta tạo ra. - Hạnh phúc, đó không phải là những thứ quá xa vời, cũng không phải tự nhiên mà có, hạnh phúc luôn nằm ngay gần chúng ta, trong những điều giản dị hàng ngày, do chính chúng ta tạo ra.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay