Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 chân trời sáng tạo chủ đề 1 bài 7: Viết bài văn kể chuyện

Bộ câu hỏi tự luận tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 7: Viết bài văn kể chuyện. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng việt 4 chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ: TUỔI NHỎ LÀM VIỆC NHỎ

BÀI 7: SẮC MÀU

VIẾT: VIẾT BÀI VĂN KỂ CHUYỆN

(11 câu)

I. NHẬN BIẾT (01 CÂU)

Câu 1: Bài văn kể chuyện đã đọc, đã nghe thường gồm mấy phần? Đó là những phần nào?

Trả lời:

Bài văn kể chuyện đã đọc, đã nghe thường gồm 3 phần:

- Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện.

- Thân bài: Kể lại các sự việc của câu chuyện theo trình tự thời gian hoặc không gian.

- Kết bài: Nêu kết thúc của câu chuyện. Có thể bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của người kể về nội dung câu chuyện.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi.

          Câu chuyện mà tôi kể cho các bạn nghe sau đây có tựa đề là “Ở lại với chiến khu”.

Chuyện kể về các chiến sĩ nhỏ tuổi xin được ở lại chiến khu, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc. Chuyện xảy ra như sau: Tối hôm ấy, ông Trung đoàn trưởng đến lán của các em nhỏ. Nhìn khắp các chú bé một lượt, ông nhỏ nhẹ nói:

- Các em ạ! Hoàn cảnh ở chiến khu hiện nay rất khó khăn, sắp tới sẽ còn khó khăn hơn. Tuổi nhỏ của các em khó lòng vượt qua được. Vì thế, em nào muôn trở về với gia đình thì trung đoàn sẽ cho các em về. Các em nghĩ sao? Nghe Trung đoàn trưởng nói vậy, các bạn nhỏ lặng người đi. Ai cũng cảm thấy cổ họng mình tắc nghẹn. Lượm - một bạn nhỏ bước đến bên đống lửa đang cháy rực, giọng bạn rung lên:

- Em xin được ở lại. Thà chết ở chiến khu chứ nhất định em không về ở chung, ở lộn với bọn Tây cướp nước và bọn Việt gian bán nước. Cả đội nhao nhao theo:

- Chúng em xin ở lại. Thấy được quyết tâm và tình cảm tha thiết của các em muốn ở lại, ông Trung đoàn trưởng ứa nước mắt nói trong sự xúc động:

- Nếu các em đều xin ở lại, anh sẽ về báo cáo lại với ban chỉ huy nguyện vọng của các em.

Chuyện là vậy đấy. Các bạn nhỏ của chúng ta thật dũng cảm, không sợ gian khổ hi sinh sẵn sàng hiến dâng tuổi trẻ của mình cho đất nước cho quê hương, thật đáng khâm phục.

(Sưu tầm)

Câu 1: Tìm phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn trên.

Trả lời:

- Mở bài: Câu chuyện mà tôi kể cho các bạn nghe sau đây có tựa đề là “Ở lại với chiến khu”.

- Thân bài: Từ “Chuyện kể về” đến “nguyện vọng của các em”.

- Kết bài: Từ “Chuyện là vậy đấy” đến “thật đáng khâm phục”.

Câu 2: Nêu nhiệm vụ của phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn.

Trả lời:

- Mở bài: Giới thiệu câu chuyện “Ở lại với chiến khu”.

- Thân bài: Kể lại câu chuyện “Ở lại với chiến khu”.

- Kết bài: Suy nghĩ của người viết về câu chuyện.

Câu 3: Diễn biến của câu chuyện được kể lại như thế nào?

Trả lời:

Kể lại từng sự việc gắn với mỗi địa điểm hoặc tình huống.

Câu 4: Mở bài và kết bài của bài văn trên thuộc kiểu nào?

Trả lời:

- Mở bài của bài văn trên thuộc kiểu mở bài trực tiếp.

- Kết bài của bài văn trên thuộc kiểu kết bài mở rộng.

Câu 5: Qua bài văn trên, nêu những điểm cần lưu ý khi viết bài văn kể chuyện?

Trả lời:

Những điềm cần lưu ý:

- Bố cục của bài văn.

- Trình tự của các sự việc.

- Từ ngữ dẫn dắt và kết nối các sự việc.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Đoạn dưới đây có thể nằm ở phần nào trong bài văn kể chuyện?

Tôi đã được đọc nhiều truyện viết về lòng dũng cảm. Tôi cũng đã nghe thầy giáo kể về những tấm gương cao đẹp thể hiện lòng dũng cảm trong chiến đấu của bộ đội ta. Tuy nhiên, trong trí nhớ của tôi thì câu chuyện sau đây đã gây cho tôi một ấn tượng sâu sắc nhất.

Trả lời:

Đoạn trên có thể nằm ở phần mở bài trong bài văn kể lại một câu chuyện.

Câu 2: Đoạn dưới đây có thể nằm ở phần nào trong bài văn kể chuyện?

Và điều khiến em bất ngờ hơn nữa là, bác thợ mộc đã gật đầu và nhẹ nhàng xoa đầu Dũng. Bác ấy khen Dũng là một cậu bé dũng cảm và trung thực. Điều đó khiến cho chúng em có thêm cái nhìn khác về cả Dũng và bác ấy.

Trả lời:

Đoạn trên có thể nằm ở phần thân bài trong bài văn kể chuyện.

Câu 3: Đoạn dưới đây có thể nằm ở phần nào trong bài văn kể chuyện?

Từ ngày hôm đó, Dũng trở thành người anh hùng nhỏ trong lòng em và các bạn. Chính em cũng tự nhủ mình, rằng phải dũng cảm hơn, biết thừa nhận những lỗi lầm của mình chứ không nên tìm cách lảng tránh nó.

Trả lời:

Đoạn trên có thể nằm ở phần kết bài trong bài văn kể chuyện

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Cần lưu ý gì về cách sử dụng từ ngữ khi viết văn?

Trả lời:

- Từ ngữ phải ngắn gọn, dễ hiểu, không viết sai chính tả.

- Từ ngữ phải thể hiện chính xác nội dung cần truyền đạt, không làm phát sinh nhiều cách hiểu.

Câu 2: Tìm những từ thể hiện cảm xúc có thể dùng trong bài văn kể lại một câu chuyện?

Trả lời:

Tìm các từ phù hợp.

Ví dụ: Hay, thú vị, thích thú, tuyệt vời, yêu thích, chán, thất vọng…

=> Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 1 - Ôn tập bài 7

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay