Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 chân trời sáng tạo chủ đề 2 bài 3: Quả ngọt cuối tuần

Bộ câu hỏi tự luận tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 3: Quả ngọt cuối tuần. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng việt 4 chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ: MẢNH GHÉP YÊU THƯƠNG

BÀI 3: QUẢ NGỌT CUỐI MÙA

ĐỌC: QUẢ NGỌT CUỐI MÙA

(15 câu)

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

Câu 1: Bài thơ Quả ngọt cuối mùa được viết theo thể thơ nào?

Trả lời:

Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát.

Câu 2: Tìm từ ngữ tả thời tiết tháng Giêng, tháng Hai.

Trả lời:

Từ ngữ tả thời tiết tháng Giêng, tháng Hai: rét cứa như dao, sương táp.

Câu 3: Những từ ngữ, hình ảnh nào cho thấy tình cảm của bà đối với con, cháu?

Trả lời:

Những từ ngữ, hình ảnh cho thấy tình cảm của bà đối với con, cháu:

- Chùm cam bà giữ vẫn còn đung đưa

- Quả ngon dành tận cuối mùa

- Chờ con, phần cháu bà chưa trẩy vào

- Nghe tiếng chào mào chống gậy ra trông

- Nom Đoài rồi lại ngắm Đông

- Bề lo sương táp, bề phòng chim ăn

Câu 4: Câu thơ nào thể hiện tình cảm của tác giả dành cho bà mình?

Trả lời:

Câu thơ “Bà ơi, thương mấy là thương” thể hiện tình cảm của tác giả dành cho bà mình.

Câu 5: Tìm những câu thơ trong bài thơ cho thấy tuổi già của bà.

Trả lời:

Câu thơ cho thấy tuổi già của bà:

- Nghe tiếng chào mào chống gậy ra trông.

- Vắng con xa cháu tóc sương da mồi.

- Bà như quả ngọt chín rồi.

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Dựa vào đâu em nhận biết được thể thơ của bài thơ Quả ngọt cuối mùa?

Trả lời:

Bài thơ có những cặp câu thơ cơ gồm một câu sáu tiếng và một câu tám tiếng, phối vần với nhau.

Câu 2: Bài thơ Quả ngọt cuối mùa mang giọng điệu như thế nào?

Trả lời:

Bài thơ “Quả ngọt cuối mùa” mang giọng điệu ngọt ngào, tâm tình.

Câu 3: Nội dung của bài thơ Quả ngọt cuối mùa là gì?

Trả lời:

Nội dung của bài thơ “Quả ngọt cuối mùa” là: Truyền tải những tình cảm nồng ấm, thương yêu, đức hi sinh của người bà với cháu và lòng biết ơn sâu nặng của người cháu đối với bà.

Câu 4: Vì sao bà dành chùm cam đến tận cuối mùa?

Trả lời:

Bà dành chùm cam đến tận cuối mùa vì bà muốn để dành chùm cam ấy cho con, cho cháu.

Câu 5: Khổ thơ cuối bài nói lên điều gì?

Trả lời:

Khổ cuối bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả dành cho bà mình, thương bà tuổi tác đã cao lại phải ở xa con cháu. Tình cảm của bà giống như trái chín, càng thêm thời gian thì càng thêm ngọt ngào. Tuổi của bà càng cao thì tình yêu thương của bà càng lớn.

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Hai dòng thơ dưới đây nói về điều gì?

Quả vàng nằm giữa cành xuân

Mải mê góp mật, chuyên cần tỏa hương

Trả lời:

Hai dòng thơ này tả chùm quả âm thầm chắt chiu vị ngọt, hương thơm.

Câu 2: Tác giả muốn gửi gắm điều gì qua bài thơ?

Trả lời:

Cái tình đằm thắm và thiết tha, bao la và mênh mông của người bà đối với con cháu, và của con cháu đối với bà kính yêu.

Câu 3: Hình tượng thơ mang màu sắc gì?

Trả lời:

Hình tượng thơ mang màu sắc dân ca, ca dao.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Em có cảm nhận gì về tình cảm gia đình trong bài thơ?

Trả lời:

Cha mẹ sinh thành, chăm sóc, bảo vệ và yêu thương con cái mà không có bất cứ một đòi hỏi gì. Con cái yêu thương, quan tâm, biết nghe lời cha mẹ một cách tự giác, tự nguyện, sống hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

Câu 2: Tìm những bài thơ nói về tình cảm gia đình?

Trả lời:

“Ngôi nhà của mẹ” của Hữu Thỉnh, “Bếp lửa” của Bằng Việt, “Mái ấm” của Nguyễn Xuân Viện.

=> Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 2 - Ôn tập bài 3

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay