Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 chân trời sáng tạo chủ đề 2 bài 5: Viết đoạn mở bài và đoạn kết bài cho bài văn thuật lại một sự việc
Bộ câu hỏi tự luận tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận chủ đề 2 bài 5: Viết đoạn mở bài và đoạn kết bài cho bài văn thuật lại một sự việc. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng việt 4 chân trời sáng tạo
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ: MẢNH GHÉP YÊU THƯƠNGBÀI 5: MỘT LI SỮAVIẾT: VIẾT ĐOẠN MỞ BÀI VÀ ĐOẠN KẾT BÀI
CHO BÀI VĂN THUẬT LẠI MỘT SỰ VIỆC
VIẾT: VIẾT ĐOẠN MỞ BÀI VÀ ĐOẠN KẾT BÀI
CHO BÀI VĂN THUẬT LẠI MỘT SỰ VIỆC
(12 câu)
I. NHẬN BIẾT (02 CÂU)
Câu 1: Có mấy cách viết mở bài cho bài văn thuật lại một sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia? Đó là những cách nào?
Trả lời:
Có hai cách viết mở bài cho bài văn thuật lại một sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia. Đó là:
- Mở bài trực tiếp: giới thiệu ngay sự việc.
- Mở bài gián tiếp: dẫn vào sự việc từ vấn đề có liên quan.
Câu 2: Có mấy cách viết kết bài cho bài văn thuật lại một sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia? Đó là những cách nào?
Trả lời:
Có hai cách viết kết bài cho bài văn thuật lại một sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia. Đó là:
- Kết bài mở rộng: Nêu kết thúc của sự việc và bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc về sự việc.
- Kết bài không mở rộng: Nêu kết thúc của sự việc.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Đọc hai đoạn mở bài dưới đây và trả lời câu hỏi 1 – 2.
(1) Năm học này, lễ đón học sinh lớp Một được trường em tổ chức rất ấm áp và ý nghĩa.
(2) Năm nào, vào lễ đón học sinh lớp Một, cô Hiệu trưởng cũng dành cho các em nhỏ một niềm vui bất ngờ. Có năm, cô mời đoàn xiếc thành phố tới biểu diễn. Có năm, cô mời nhà thơ, nhà văn tới trò chuyện cùng các em. Năm nay, lễ đón học sinh lớp Một cũng rất đặc biệt.
Câu 1: Ở đoạn mở bài thứ nhất, lễ đón học sinh lớp Một được giới thiệu bằng cách nào?
Trả lời:
Ở đoạn mở bài thứ nhất, lễ đón học sinh lớp Một được giới thiệu trực tiếp, giới thiệu ngay sự việc.
Câu 2: Ở đoạn mở bài thứ hai, cách giới thiệu lễ đón học sinh lớp Một có gì khác?
Trả lời:
Ở đoạn mở bài thứ hai, lễ đón học sinh lớp Một được dẫn dắt vào từ vấn đề có liên quan.
Đọc hai đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi từ 3 – 5.
(1) Buổi lễ kết thúc trong cảm xúc hân hoan, phấn khởi của thầy cô giáo và học sinh toàn trường.
(2) Hôm nay, mỗi em học sinh lớp Một đều cảm nhận được tình yêu thương của các thầy cô và các anh chị lớp trên dành cho mình. Chắc chắn, các em sẽ nhanh chóng làm quen với ngôi trường mới, chăm chỉ học tập và rèn luyện để xứng đáng với tình yêu thương ấy.
Câu 3: Đoạn văn nào nêu kết thúc sự việc?
Trả lời:
Đoạn (1) nêu kết thúc sự việc.
Câu 4: Đoạn văn nào bày tỏ suy nghĩ, cảm nhận riêng của người viết về sự việc?
Trả lời:
Đoạn (2) bày tỏ suy nghĩ, cảm nhận riêng của người viết về sự việc.
Câu 5: Cả hai đoạn văn thuộc kiểu nào?
Trả lời:
- Đoạn (1) là kết bài không mở rộng.
- Đoạn (2) là kết bài mở rộng.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Đối với đề bài “ghi lại trình tự các hoạt động trong một buổi sinh hoạt ở lớp em” mở bài cần làm gì?
Trả lời:
Mở bài cần giới thiệu về buổi sinh hoạt của lớp.
Câu 2: Cuối bài văn thuật lại một sự việc ngoài nêu cảm nhận của bản thân còn có thể nêu thêm ý gì?
Trả lời:
Nêu thêm sự việc đó tác động đến bản thân như thế nào.
Câu 3: Câu nào dưới đây có thể nằm ở phần mở bài của bài văn yêu cầu thuật lại một hoạt động trải nghiệm em đã tham gia?
(1) Nghỉ hè năm ngoái, trường em đã tổ chức một buổi tham quan Văn miếu Quốc Tử Giám cho học sinh để chúng em có thể hiểu rõ hơn về lịch sử.
(2) Em không quan tâm tới các hoạt động ngoại khóa do trường tổ chức vậy nên em không đi trải nghiệm với trường.
(3) Em đã từng tham gia Lễ hội làng khi về quê chơi, đó cũng là một trải nghiệm đáng nhớ của em.
Trả lời:
Câu (1) và (3) có thể nằm ở phần mở bài của bài văn yêu cầu thuật lại một hoạt động trải nghiệm em đã tham gia.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Cần lưu ý gì về cách sử dụng từ ngữ khi viết văn?
Trả lời:
- Từ ngữ phải ngắn gọn, dễ hiểu, không viết sai chính tả.
- Từ ngữ phải thể hiện chính xác nội dung cần truyền đạt, không làm phát sinh nhiều cách hiểu.
Câu 2: Tìm những từ thể hiện cảm xúc có thể dùng trong bài văn thuật lại một sự việc?
Trả lời:
Tìm các từ phù hợp.
Ví dụ: Hay, thú vị, thích thú, tuyệt vời, yêu thích, chán, thất vọng…
=> Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 2 - Ôn tập bài 5