Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 chân trời sáng tạo chủ đề 3 bài 7: Luyện tập về nhân hóa

Bộ câu hỏi tự luận tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận chủ đề 3 bài 7: Luyện tập về nhân hóa. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng việt 4 chân trời sáng tạo

Xem: => Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ: NHỮNG NGƯỜI TÀI TRÍ

BÀI 7: CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ NHÂN HÓA

(13 câu)

I. NHẬN BIẾT (03 CÂU)

Câu 1: Nhân hóa là gì?

Trả lời:

Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người.

Câu 2: Tác dụng của biện pháp nhân hóa là gì?

Trả lời:

Làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,… trở nên gần gũi, sinh động hơn.

Câu 3: Có mấy cách nhân hóa? Đó là những cách nào?

Trả lời:

Có 3 cách nhân hóa. Đó là:

- Gọi vật, hiện tượng tự nhiên bằng những từ ngữ chỉ người.

- Dùng từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người để kể, tả về vật, hiện tượng tự nhiên.

- Trò chuyện, xưng hô với vật, hiện tượng tự nhiên như với người.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Sự vật nào được nhân hóa trong câu sau?

Chị hồng nhung tươi cười với gió.

Trả lời:

Sự vật được nhân hóa trong câu là: hồng nhung.

Câu 2: Phép nhân hóa trong câu văn sau là gì?

Những đám mây đang dạo chơi trên bầu trời.

Trả lời:

Nhân hóa đám mây đi dạo chơi như con người.

Câu 3: Từ nào trong câu dưới đây là đại từ nhân hóa?

Chú chim sâu đang tìm thức ăn trên cây.

Trả lời:

Đại từ nhân hóa là từ: chú.

Câu 4: Từ nào trong câu dưới đây vốn là những từ được dùng để chỉ hoạt động, tính chất của con người nhưng được sử dụng cho sự vật?

Các chú bọ ngựa vung gươm tập múa võ trên những chiếc lá to.

Trả lời:

Các từ vốn là những từ được dùng để chỉ hoạt động, tính chất của con người nhưng được sử dụng cho sự vật là: vung gươm, tập múa võ.

Câu 5: Đại từ “cô” trong câu sau được sử dụng để gọi gì?

Những cô chuồn chuồn kim nhịn ăn để thân hình mảnh dẻ, mắt to, mình nho xíu, thướt tha bay lượn.

Trả lời:

Đại từ “cô” để gọi chuồn chuồn kim.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Hãy tìm những câu có hình ảnh nhân hóa trong các câu dưới đây.

  1. Căn biệt thự như một tòa lâu đài khổng lồ.
  2. Chú gà trống vươn cổ gáy một hồi thật dõng dạc.
  3. Chiếc cặp đã trở thành bạn thân của em.

Trả lời:

  1. Không có từ nào sử dụng phép nhân hóa.
  2. Có sử dụng phép nhân hóa là chú gà trống.
  3. Từ nhân hóa là chiếc cặp như bạn thân.

Câu 2: Tìm vật được nhân hóa trong những đoạn văn sau và cho biết chúng được nhân hóa bằng cách nào?

Đêm hôm qua, trời mưa bão ầm ầm. Rặng phi lao vật vã, chao đảo trong gió nhưng không cây nào chịu gục. Sáng ra, trời tạnh ráo. Các cây phi lao chỉ bị rụng mất một ít lá. Khi bé Ly đi học, như thường lệ, rặng phi lao lại vi vu reo hát chào Ly. Ly vẫy tay chào lại:

- Lớn mau lên, lớn mau lên nhé!

(Theo Bùi Minh Quốc)

Trả lời:

- Vật được nhân hóa trong đoạn văn: rặng phi lao.

- Chúng được nhân hóa bằng cách:

+ Dùng từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người để kể, tả về vật.

+ Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.

Câu 3: Thay mỗi từ in đậm trong đoạn văn bằng một từ ngữ dùng để gọi người và nêu cảm nhận của em sau khi đọc đoạn văn đã thay thế từ ngữ.

Hè đến, muôn loài hoa đua nhau nở. Những bông đồng tiền khoe váy áo rực rỡ. Mấy bông hồng nhung ngào ngạt tỏa hương. Vài bông tóc tiên rụt rè mở mắt.

(Cẩm Thơ)

Trả lời:

- Thay thế từ ngữ: Hè đến, muôn loài hoa đua nhau nở. Những đồng tiền khoe váy áo rực rỡ. Mấy chị hồng nhung ngào ngạt tỏa hương. Vài tóc tiên rụt rè mở mắt.

- Sau khi đã thay thế từ ngữ, em thấy đoạn văn trở nên hay hơn, sinh động và hấp dẫn hơn.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Trong đoạn thơ dưới đây, những vật và hiện tượng tự nhiên nào được nhân hoá? Chúng được nhân hoá bằng cách nào?

Đồng làng vương chút heo may

Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim

Hạt mưa mải miết trốn tìm

Cây đào trước cửa lim dim mắt cười

Quất gom từng giọt nắng rơi

Làm thành quả - trăm mặt trời vàng mơ...

(Đỗ Quang Huỳnh)

Trả lời:

- Những vật và hiện tượng tự nhiên nào được nhân hoá là: mầm cây, hạt mưa, cây đào, quất.

- Chúng được nhân hóa bằng cách gán những hoạt động của con người với sự vật làm cho chúng được hình dung có những hoạt động tương tự với con người.

Câu 2: Đọc các câu dưới đây và cho biết câu nào sử dụng biện pháp nhân hóa và so sánh.

  1. Quả sim giống hệt một con trâu mộng tí hon, béo tròn múp míp, còn nguyên cả lông tơ, chỉ thiếu chiếc khoáy.
  2. Như một bà mẹ thương con, cây nhãn dòn tất cả sữa ngọt sữa ngon của mình lên các chùm quả.
  3. Những quả nhãn no đầy sữa mẹ ngày lại càng dầm mưa hè, phơi nắng hè đã chín ngọt lịm.

Trả lời:

  1. Sử dụng biện pháp nhân hóa mô tả quả sim như một con trâu mộng.
  2. Sử dụng phép tu từ nhân hóa cây nhãn như một người mẹ. Sử dụng pháp tu từ so sánh để so sánh cây nhãn như người mẹ.
  3. Sử dụng phép nhân hóa quả nhãn như sữa mẹ.

=> Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 3 - Ôn tập bài 7

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay