Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 chân trời sáng tạo chủ đề 4 bài 2: Luyện tập viết đoạn văn tưởng tượng

Bộ câu hỏi tự luận tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận chủ đề 4 bài 2: Luyện tập viết đoạn văn tưởng tượng. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng việt 4 chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ: NHỮNG ƯỚC MƠ XANH

BÀI 2: CẬU BÉ HAM HỌC HỎI

VIẾT: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TƯỞNG TƯỢNG

(12 câu)

I. NHẬN BIẾT (02 CÂU)

Câu 1: Đoạn văn tưởng tượng thường gồm những gì?

Trả lời:

Đoạn văn tưởng tượng thường có:

- Câu mở đầu: Giới thiệu sự việc hoặc tình huống tưởng tượng.

- Các câu tiếp theo:

Nêu diễn biến của sự việc hoặc tình huống tưởng tượng.

Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật hoặc người kể chuyện.

Câu 2: Nêu các cách viết đoạn văn tưởng tượng?

Trả lời:

Có nhiều cách viết đoạn văn tưởng tượng như: bổ sung chi tiết (lời kể, tả,…), bổ sung lời thoại của nhân vật, thay hoặc viết tiếp đoạn kết,…

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Với đề bài “Viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.” cần làm gì ở bước chuẩn bị?

Trả lời:

Ở bước chuẩn bị cần:

- Lựa chọn câu chuyện yêu thích.

- Lựa chọn một phương án viết đoạn văn tưởng tượng.

Câu 2: Với phương án bổ sung lời kể, tả cho câu chuyện Sự tích cây vú sữa thì có những cách nào?

Trả lời:

- Cách 1: Tả cụ thể tâm trạng nhớ mẹ của cậu bé và hành trình tìm mẹ vô cùng gian nan, cuối cùng cậu đã tìm được mẹ.

- Cách 2: Kể về sự thay đổi của cậu bé khi nhận ra lỗi lầm của mình: chăm chỉ làm lụng, tự giác làm theo lời mẹ khuyên bảo trước đây,…

Câu 3: Với phương án viết tiếp đoạn kết cho câu chuyện Sự tích cây vú sữa thì có những cách nào?

Trả lời:

- Cách 1: Mẹ cậu trở về sau nhiều ngày đi tìm con, hai mẹ con được gặp nhau trong hạnh phúc.

- Cách 2: Các sự việc trong câu chuyện chỉ là do cậu bé ngủ mơ. Nêu cảm nghĩ của cậu khi nhớ lại giấc mơ đáng sợ đó.

Câu 4: Ở phần triển khai của đoạn văn tưởng tượng dựa vào một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe, cần lưu ý điều gì?

Trả lời:

Những điều cần lưu ý:

- Cần tạo được sự bất ngờ, thú vị,… cho người đọc.

- Có thể sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh để lời văn thêm sinh động.

Câu 5: Những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn tưởng tượng dựa trên câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe là gì?

Trả lời:

Những điểm cần lưu ý:

- Từ ngữ sử dụng trong bài viết.

- Cách xây dựng tình huống.

- Các chi tiết trong câu chuyện.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.

          Tin-tin và Mi-tin dừng lại trước một cánh cửa rất lớn. Hai anh em chưa biết mở bằng cách nào thì cánh cửa đã từ từ mở ra. Một luồng ánh sáng mát dịu lan tỏa. Tin-tin nhìn quanh. Cậu chưa bao giờ được thấy một gian phòng rộng lớn và đẹp lộng lẫy đến như vậy. Những bức tường được ghép từ những viên đá trắng muốt, điểm những viên hồng ngọc lấp lánh. Một mái vòm ngọc bích tỏa ánh sáng xanh dịu xuống những bông hoa khổng lồ, đủ màu sắc, đang xòe nở hết cỡ. Trên mỗi bông hoa là một em bé tí hon xinh đẹp đang mải mê làm việc. Mi-tin nhìn thấy một em bé tóc nâu đang chăm chú lắp ghép đôi cánh màu xanh biếc. Ở bông hoa bên cạnh, một bé gái tóc vàng ngắm nghía những chiếc bình pha lê chứa đầy chất lỏng màu hồng. Mi-tin giật tay anh: “Mình qua đó hỏi chuyện các bạn nhỏ đi!”.

(Đỗ Anh Khoa)

Câu 1: Câu mở đoạn có tác dụng gì?

Trả lời:

Giới thiệu về hành trình bước vào Vương quốc Tương Lai của Tin-tin và Mi-tin.

Câu 2: Các câu tiếp theo phát triển những ý nào của câu mở đoạn?

Trả lời:

- Miêu tả khung cảnh phía sau cánh cửa.

- Miêu tả hoạt động của con người phía sau cánh cửa.

Câu 3: Chi tiết nào trong đoạn văn do người viết tưởng tượng ra?

Trả lời:

Khung cảnh phía sau cánh cửa khi Tin-tin và Mi-tin bước vào Vương quốc Tương Lai.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Đối tượng của đoạn văn tưởng tượng dựa trên một câu chuyện đã đọc là gì?

Trả lời:

Đối tượng của đoạn văn tưởng tượng dựa trên một câu chuyện đã đọc là nhân vật và nội dung của câu chuyện đó.

Câu 2: Khi viết đoạn văn tưởng tượng dựa trên một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe, người viết có thể thể hiện những cảm xúc gì?

Trả lời:

Khi viết đoạn văn tưởng tượng dựa trên một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe, người viết có thể thể hiện:

- Sự cảm động, khâm phục nhân vật trong câu chuyện.

- Ca ngợi, tự hào về nhân vật trong câu chuyện đó.

- Coi thường, chế nhạo những hành vi không đúng đắn của nhân vật trong câu chuyện.

=> Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 4 - Ôn tập bài 2

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay