Câu hỏi tự luận Tiếng Việt 5 chân trời Bài 3: Tìm ý, lập dàn ý cho bài văn kể chuyện sáng tạo
Bộ câu hỏi tự luận Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 3: Tìm ý, lập dàn ý cho bài văn kể chuyện sáng tạo. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Tiếng Việt 5 CTST.
Xem: => Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ: CHUNG SỐNG YÊU THƯƠNG
BÀI 3: NỤ CƯỜI MANG TÊN MÙA XUÂN
VIẾT: TÌM Ý, LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO
I. NHẬN BIẾT (04 CÂU)
Câu 1: Khi viết một câu chuyện sáng tạo, em cần làm những gì?
Trả lời:
Bước 1: Lựa chọn câu chuyện (theo yêu cầu của đề bài).
Bước 2: Nhớ lại câu chuyện:
+ Bối cảnh
+ Nhân vật
+ Diễn biến
Bước 3: Lựa chọn cách sáng tạo
+ Sáng tạo thêm chi tiết
+ Thay đổi cách kết thúc
+ Đóng vai nhân vật
Câu 2: Dàn ý cho bài văn kể chuyện sáng tạo gồm mấy phần?
Trả lời:
Dàn ý cho bài văn kể chuyện sáng tạo gồm 3 phần:
- Mở bài: Giới thiệu câu chuyện
- Thân bài: Ghi lại các sự việc chính ở phần diễn biến của câu chuyện. Chọn một sự việc, ghi chép cụ thể những chi tiết thể hiện sự sáng tạo
- Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc của câu chuyện
Câu 3: Phần mở bài cho dàn ý bài văn kể chuyện sáng tạo gồm những nội dung gì?
Trả lời:
Câu 4: Nội dung triển khai ở phần thân bài cho bài văn kể chuyện sáng tạo là gì?
Trả lời:
Câu 5: Phần kết bài cho bài văn kể chuyện sáng tạo có nhiệm vụ gì?
Trả lời:
II. KẾT NỐI (02 CÂU)
Đọc truyện “Sự tích cây vú sữa” sau và trả lời câu hỏi:
Ngày xưa, có một cậu bé được mẹ cưng chiều nên rất nghịch và ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, mẹ cậu ở nhà không biết cậu ở đâu nên buồn lắm. Ngày ngày mẹ ngồi trên bậc cửa ngóng cậu về. Một thời gian trôi qua mà cậu vẫn không về. Vì quá đau buồn và kiệt sức, mẹ cậu gục xuống. Không biết cậu đã đi bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ.
-“Phải rồi, khi mình đói, mẹ vẫn cho mình ăn, khi mình bị đứa khác bắt nạt, mẹ vẫn bênh mình, về với mẹ thôi”.
Cậu liền tìm đường về nhà. Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ:
– Mẹ ơi, mẹ đi đâu rồi, con đói quá ! – Cậu bé gục xuống, rồi ôm một cây xanh trong vườn mà khóc.
Kỳ lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh. Cây nghiêng cành, một quả to rơi vào tay cậu bé.
Cậu bé cắn một miếng thật to. Chát quá
Quả thứ hai rơi xuống. Cậu lột vỏ, cắn vào hạt quả. Cứng quá.
Quả thứ ba rơi xuống. Cậu khẽ bóp quanh quanh quả, lớp vỏ mềm dần rồi khẽ nứt ra một kẽ nhỏ. Một dòng sữa trắng sóng sánh trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.
Cậu bé ghé môi hứng lấy dòng sữa ngọt ngào, thơm ngon như sữa mẹ.
Cây rung rinh cành lá, thì thào :
“Ăn trái ba lần mới biết trái ngon. Con có lớn khôn mới hay lòng mẹ”.
Cậu oà lên khóc. Mẹ đã không còn nữa. Cậu nhìn lên tán lá, lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu ôm lấy thân cây mà khóc, thân cây xù xì, thô ráp như đôi bàn tay làm lụng của mẹ. Nước mắt cậu rơi xuống gốc cây, Cây xòa cành ôm cậu, rung rinh cành lá như tay mẹ âu yếm vỗ về.
Cậu kể cho mọi người nghe chuyện về người mẹ và nỗi ân hận của mình…
Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu, ai cũng thích. Họ đem về gieo trồng khắp nơi và đặt tên là Cây Vú Sữa.
Câu 1: Tìm các phần mở đầu, diễn biến và kết thúc của truyện.
Trả lời:
- Phần mở đầu: Từ đầu ... không biết cậu đã đi bao lâu
- Phần diễn biến: Tiếp theo ... âu yếm vỗ về
- Phần kết thúc: Còn lại
Câu 2: Chọn một sự việc ở phần diễn biến và cho biết: Em sẽ thêm vào sự việc đó những chi tiết nào để câu chuyện sinh động, hấp dẫn hơn.
Trả lời:
III. VẬN DỤNG (01 CÂU)
Câu 1: Dựa vào câu chuyện “Sự tích cây vú sữa”, hãy lập dàn ý cho bài văn với những chi tiết sáng tạo.
Trả lời:
a) Mở bài: Giới thiệu truyện cổ tích “Sự tích cây vú sữa”
b) Diễn biến
* Mở đầu câu chuyện
- Cậu bé nghịch ngợm, ham chơi, được mẹ hết mực yêu thương.
- Một ngày, cậu bé bị mẹ mắng vì quá nghịch.
- Tức giận, cậu bé bỏ nhà ra đi, để lại người mẹ ngày đêm mong ngóng con trở về.
- Chi tiết sáng tạo: Mẹ cậu bé hằng đêm ngồi bên cửa, thắp ngọn đèn nhỏ hy vọng soi sáng đường cho con về.
* Cuộc sống lang thang của cậu bé
- Cậu bé đi xa, sống cảnh lang thang, đói khát, chịu nhiều khổ cực.
- Những lần đói rét, bị bắt nạt, cậu nhớ về mẹ, nhớ những bữa cơm ấm cúng và sự chở che của mẹ.
- Quyết định quay về nhà sau bao ngày phiêu bạt.
- Chi tiết sáng tạo: Mô tả cụ thể cảm giác của cậu: vừa vui vừa sợ, lo lắng mẹ không tha thứ.
* Trở về nhà, phát hiện mẹ đã mất
- Cảnh vật trong nhà vẫn y nguyên nhưng không thấy bóng dáng mẹ đâu.
- Cậu bé gọi mẹ trong vô vọng, nước mắt rơi trên thân cây xanh trong vườn.
- Cây bất ngờ run rẩy, ra hoa, kết trái.
- Chi tiết sáng tạo: Thêm hình ảnh cây tỏa ra ánh sáng dịu dàng như lòng mẹ dõi theo con, lời thì thầm nhẹ nhàng: "Con đã về, mẹ luôn bên con."
* Cậu bé cảm nhận được tình mẹ qua trái cây
- Trái cây xuất hiện kỳ diệu: lớp vỏ mịn màng, dòng sữa trắng ngọt ngào như sữa mẹ.
- Cậu bé hiểu rằng cây là hiện thân của mẹ, là biểu tượng cho tình yêu thương không bao giờ cạn.
- Chi tiết sáng tạo: Tán lá cây rì rào như những lời ru của mẹ, gió khẽ lay từng chiếc lá xanh xen đỏ như đôi mắt mẹ từng đêm chờ con.
* Bài học và sự lan tỏa câu chuyện
- Cậu bé hối hận vì sự vô tâm và kể lại câu chuyện để nhắc nhở mọi người về công ơn cha mẹ.
- Cây được đặt tên là “cây vú sữa,” được gieo trồng khắp nơi như biểu tượng của tình mẫu tử.
c) Kết thúc
- Khẳng định giá trị sâu sắc của câu chuyện: Tình mẹ là điều thiêng liêng nhất, không gì có thể sánh bằng.
- Liên hệ bản thân: Nhắc nhở chúng ta phải biết trân trọng và yêu thương cha mẹ khi còn có thể.
- Chi tiết sáng tạo: Tưởng tượng hình ảnh cậu bé đã lớn khôn, mỗi lần đứng dưới tán cây vú sữa là mỗi lần nhớ về mẹ, thầm cầu nguyện mong mẹ an vui ở nơi xa.
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
=> Giáo án Tiếng Việt 5 chân trời bài 3: Tìm ý, lập dàn ý cho bài văn kể chuyện sáng tạo