Câu hỏi tự luận Tiếng Việt 5 chân trời Bài 5: Luyện tập về biện pháp điệp từ, điệp ngữ
Bộ câu hỏi tự luận Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 5: Luyện tập về biện pháp điệp từ, điệp ngữ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Tiếng Việt 5 CTST.
Xem: => Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ: ĐẤT NƯỚC NGÀN NĂM
BÀI 5: ÔNG TRẠNG NỒI
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: BIỆN PHÁP ĐIỆP TỪ, ĐIỆP NGỮ
I. NHẬN BIẾT (04 CÂU)
Câu 1: Thế nào là điệp từ, điệp ngữ?
Trả lời:
Điệp từ, điệp ngữ là cách sử dụng lặp lại từ ngữ trong câu hay đoạn văn, đoạn thơ để nhấn mạnh, để liệt kê hoặc để khẳng định...
Câu 2: Sử dụng điệp từ, điệp ngữ có tác dụng gì?
Trả lời:
Biện pháp điệp từ, điệp ngữ giúp nhấn mạnh ý tưởng, tạo sự nhấn nhá trong câu, đoạn văn hoặc đoạn thơ. Đồng thời, biện pháp này cũng góp phần tạo nhịp điệu, tăng tính biểu cảm cho văn bản.
Câu 3: Điệp từ, điệp ngữ thường xuất hiện ở những vị trí nào trong câu?
Trả lời:
Câu 4: Phân biệt điệp từ và điệp ngữ
Trả lời:
II. KẾT NỐI (05 CÂU)
Câu 1: Cho biết từ “nhớ” trong câu thơ sau có phải là điệp từ không? Vì sao?
“Nhớ gì như nhớ người yêu”
Trả lời:
Từ “nhớ” trong câu thơ trên là điệp từ vì được lặp lại hai lần để nhấn mạnh cảm xúc nhớ nhung sâu sắc.
Câu 2: Nêu tác dụng của điệp từ trong đoạn văn sau:
Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành, phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực…"
Trả lời:
Điệp từ “không phải” nhấn mạnh, đối lập sự nhỏ bé của một đóa hay vài cành phượng với sự rộng lớn bao trùm của “cả một loạt”, “cả một vùng” và “cả một góc trời”. Qua đó, làm nổi bật vẻ đẹp rực rỡ, quy mô hoành tráng của cây phượng.
Điệp từ “cả một” nhấn mạnh về không gian rộng lớn và sắc đỏ rực rỡ của hoa phượng, tạo cảm giác bao la, choáng ngợp, giúp người đọc hình dung rõ nét cảnh sắc ấy.
Câu 3: Xác định biện pháp điệp từ trong câu sau: “Học, học nữa, học mãi.”
Trả lời:
Câu 4: Giải thích tác dụng của điệp ngữ trong đoạn thơ sau:
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công”
Trả lời:
Câu 5: Nêu tác dụng của điệp từ trong đoạn thơ sau:
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
Cục ... cục tác cục ta
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
(Xuân Quỳnh)
Trả lời:
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp điệp từ trong câu ca dao sau:
“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.”
Trả lời:
Biện pháp điệp từ "trâu" được lặp lại nhiều lần trong câu ca dao có tác dụng:
- Việc lặp lại từ “trâu” nhiều lần cho thấy con trâu không chỉ là một công cụ lao động mà còn là người bạn đồng hành thân thiết của người nông dân; thể hiện mối quan hệ gần gũi, gắn bó khăng khít giữa người và vật.
- Tạo nên một nhịp điệu đều đặn, đưa người đọc, người nghe vào một không gian yên bình, thanh bình của làng quê.
- Giúp câu ca dao trở nên sinh động, hấp dẫn hơn, tạo ra một âm hưởng nhẹ nhàng, trìu mến, gợi lên hình ảnh một người nông dân đang tâm tình với con trâu của mình.
Câu 2: Thực hiện yêu cầu:
a. Chọn một từ phù hợp trong số các từ sau thay cho các * trong đoạn thơ sau: mong, nhớ, thương.
Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
* Ông Cụ mắt sáng ngời
Áo nâu tú vải đẹp tươi lạ thương
* Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
* chân Người bước lên đèo
Người đi rừng núi trông theo bóng Người.
b. Nêu tác dụng của việc sử dụng từ em chọn
Trả lời:
Câu 3: Sáng tác một câu thơ ngắn có sử dụng điệp ngữ để thể hiện sự quyết tâm trong học tập.
Trả lời:
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
=> Giáo án Tiếng Việt 5 chân trời bài 5: Luyện tập về biện pháp điệp từ, điệp ngữ