Câu hỏi tự luận Tin học 8 Cánh diều chủ đề A bài 2: Vài nét lịch sử phát triển máy tính (tiếp theo)
Bộ câu hỏi tự luận Tin học 8 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Tin học 8 Cánh diều chủ đề A bài 2: Vài nét lịch sử phát triển máy tính (tiếp theo). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Tin học 8 Cánh diều.
Xem: => Giáo án tin học 8 cánh diều
CHỦ ĐỀ A: MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNGBÀI 2: VÀI NÉT LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN MÁY TÍNH (TIẾP THEO)
(20 câu)
1. NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Em hãy giới thiệu sơ lược về sự phát triển tiện ích giao tiếp người - máy tính.
Trả lời
Thao tác chạm vuốt bằng đầu ngón tay vừa tiện ích vừa nhanh chóng hơn dùng chuột.
Màn hình cảm ứng ra đời là một thành tựu trong giao tiếp người - máy tính.
Các công cụ giao tiếp người - máy tính ngày càng phát triển với các công nghệ mới, hiện đại, tiện dụng cho người dùng.
Câu 2: Máy tính trong dự án của Babbage có những đặc điểm gì?
Trả lời
- Là máy tính cơ học, thực hiện việc tính toán một cách tự động.
- Có những ứng dụng ngoài tính toán thuần túy.
- Có thiết kế giống với máy tính ngày nay.
Câu 3: Dựa trên những tiến bộ về công nghệ, máy tính điện tử có thể được phân chia thành mấy thế hệ? Công nghệ của từng thế hệ máy tính là gì?
Trả lời
Máy tính điện tử có thể được phân chia thành năm thế hệ:
Máy tính điện tử | Công nghệ |
Thế hệ thứ nhất | Đèn điện tử chân không |
Thế hệ thứ hai | Bóng bán dẫn |
Thế hệ thứ ba | Mạch tích hợp |
Thế hệ thứ tư | Mạch tích hợp cỡ rất lớn, bộ vi xử lí |
Thế hệ thứ năm | Mạch tích hợp cỡ siêu lớn |
Câu 4: Thế hệ máy tính nào bắt đầu sử dụng bàn phím và màn hình? Đặc điểm máy tính của thế hệ này là gì?
Trả lời
- Thế hệ máy tính thứ ba bắt đầu sử dụng bàn phím và màn hình.
- Đặc điểm của máy tính thế hệ thứ ba:
+ Thành phần điện tử chính: mạch tích hợp.
+ Bộ nhớ: lõi từ lớn, băng từ, đĩa từ.
+ Kích thước: lớn (tương đương một chiếc bàn làm việc).
+ Thiết bị vào - ra: được bổ sung bàn phím, màn hình, máy in,...
Câu 5: Bộ nhớ bán dẫn được sử dụng ở thế hệ máy tính nào? Kể thêm ví dụ về một loại bộ nhớ sử dụng công nghệ bán dẫn.
Trả lời
- Bộ nhớ bán dẫn được sử dụng ở thế hệ máy tính thứ tư.
- Thẻ nhớ USB và ổ đĩa cứng thể rắn (SSD) là những ví dụ về bộ nhớ sử dụng công nghệ bán dẫn.
2. THÔNG HIỂU (6 câu)
Câu 1: Theo em, tại sao có thể nói sự phát triển máy tính đã đem đến những thay đổi lớn lao cho xã hội loài người?
Trả lời
Sự phát triển máy tính đã đem đến những thay đổi lớn lao cho xã hội loài người vì:
- Nâng cao tầm hiểu biết của con người.
- Giúp con người cơ hội nhận được những tin tức thời sự nóng hổi nhất.
- Giúp cho người ta có thể tiến hành các cuộc họp, trao đổi thông tin.
- Là phương tiện kết nối bạn bè
Câu 2: Em hãy cho biết máy tính mang lại những lợi ích gì trong việc học tập của em và trong việc giảng dạy của các thầy/cô.
Trả lời
- Lợi ích của máy tính trong việc học tập của em:
+ Học online.
+ Tìm kiếm thông tin hữu ích.
+ Trao đổi, chia sẻ tài liệu với bạn bè.
+ Giải trí, nghe nhạc.
+ Giao lưu kết bạn.
- Lợi ích của máy tính trong việc giảng dạy của các thầy/cô:
+ Giảng dạy trực tuyến.
+ Soạn giáo án giảng dạy.
+ Họp trực tuyến.
Câu 3: Em hãy nêu một vài ví dụ về sự phát triển của máy tính đã tạo nên bước ngoặt lớn trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, giúp mọi người có thể học mọi lúc mọi nơi và học suốt đời.
Trả lời
Sự phát triển của máy tính đã tạo nên bước ngoặt lớn trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, giúp mọi người có thể học mọi lúc mọi nơi và học suốt đời là:
- Trong mùa dịch Covid-19, máy tính giúp học từ xa, chỉ cần kết nối với Internet.
- Nhiều khóa học online giúp mọi người tiết kiệm thời gian, không cần di chuyển nhiều.
Câu 4: Trình bày nhược điểm của thế hệ máy tính đầu tiên.
Trả lời
Nhược điểm của máy tính thế hệ đầu tiên là:
- Máy tính rất lớn.
- Máy tính đắt tiền.
- Chúng tạo ra rất nhiều điện, nhiệt.
- Thường gặp trục trặc.
Câu 5: Hãy gọi tên các loại linh kiện điện tử và cho biết nó là thành phần điện tử chính trong máy tính thế hệ thứ mấy?
Hình 1 Hình 2
Hình 3 Hình 4
Trả lời
- Hình 1: Mạch tích hợp cỡ rất lớn (VLSI) còn được gọi là bộ vi xử lí là thành phần điện tử chính trong máy tính điện tử thế hệ thứ tư.
- Hình 2: Mạch tích hợp (IC) là thành phần điện tử chính trong máy tính điện tử thế hệ thứ ba.
- Hình 3: Bóng bán dẫn là thành phần điện tử chính trong máy tính điện tử thế hệ thứ hai.
- Hình 4: Đèn điện tử chân không là thành phần điện tử chính trong máy tính điện tử thế hệ đầu tiên.
Câu 6: Theo em, máy tính thu nhỏ dần kích thước tới mức như một điện thoại thông minh thì có ưu điểm, nhược điểm gì?
Trả lời
- Ưu điểm:
+ Kích thước nhỏ.
+ Dễ sử dụng.
+ Chạy nhanh và đáng tin cậy.
+ Giá thành sản xuất máy tính cá nhân giảm xuống rất thấp nên nhiều người có thể mua để sử dụng.
- Nhược điểm: Không thân thiện với môi trường.
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Khi đi du lịch cùng với gia đình đến một thành phố ở địa phương khác và cần tìm đường đến một bảo tàng nhưng chưa có địa chỉ chính xác, em chọn làm theo cách nào dưới đây và giải thích lí do?
1) Hỏi người dân gặp trên đường.
2) Tra cứu và tìm đường bằng điện thoại thông minh.
Trả lời
Em sẽ chọn cách 2) Tra cứu và tìm đường bằng điện thoại thông minh vì trên Internet cung cấp thông tin đầy đủ chi tiết một cách rõ ràng.
Câu 2: Em hãy nêu những công cụ giao tiếp người - máy tính mà em biết
Trả lời
Những công cụ giao tiếp người - máy tính mà em biết là: tai nghe, màn hình cảm ứng, bút cảm ứng, kính 3D, loa...
Câu 3: Em hãy nêu một vài dịch vụ và tiện ích mà máy tính mang lại cho con người trong lĩnh vực giao thông, chăm sóc sức khỏe.
Trả lời
- Lĩnh vực giao thông:
Về tiện ích:
- Tra cứu, thông tin pháp luật.
- Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe:
Về dịch vụ:
- Hồ sơ điện tử.
- Cổng thông tin điện tử dành cho bệnh nhân.
- Theo dõi, khám chữa bệnh từ xa.
Về tiện ích:
- Hỗ trợ bệnh nhân giao tiếp dễ dàng hơn với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Xây dựng mạng lưới hỗ trợ xã hội cho cả bệnh nhân và chuyên gia.
- Cung cấp thông tin chính xác hơn, từ đó đưa ra những phương pháp tiếp cận và điều trị phù hợp, có thể tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu của mỗi cá nhân.
Câu 4: Em hãy nêu ví dụ về một ứng dụng mà em cho là thông minh của những máy tính thế hệ mới.
Trả lời
Ví dụ về một ứng dụng mà em cho là thông minh trên máy tính:
+ Phần mềm trình chiếu bài giảng PowerPoint.
+ Phần mềm học trực tuyến Google Meet, Zoom, Microsoft Team.
+ Phần mềm sử dụng công nghệ quản lý lớp học Schoology, Moodle,…
+ Phần mềm chỉ đường Google Maps.
+ Phần mềm lưu trữ dữ liệu, chia sẻ thông tin: Google Drive, OneDrive,…
Câu 5: Máy tính thay đổi thế giới như thế nào?
Trả lời
- Máy tính thay đổi thế giới theo nhiều cách, do chúng có thể tiếp nhận mệnh lệnh của con người để hoạt động một cách bền bỉ, xử lí dữ liệu chính xác với dung lượng cao, tốc độ cao; thậm chí, máy tính có thể tự thay đổi, trở nên thông minh hơn.
- Từ ảnh hưởng của máy tính, con người cũng phải tự mình thay đổi để thích nghi với môi trường công nghệ. Sự thay đổi của con người trong mọi hoạt động chính là sự thay đổi lớn.
4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)
Câu 1: Em hãy phân biệt máy vi tính với máy tính cá nhân.
Trả lời
- Máy vi tính là máy tính điện tử, trong đó bộ xử lí trung tâm là một mạch tích hợp cỡ lớn, chứa hàng chục triệu linh kiện bán dẫn trở lên, còn được gọi là bộ vi xử lí.
- Máy tính cá nhân là cách gọi máy vi tính được cải tiến theo hướng giảm kích thước và giá thành sản xuất để có thể được sở hữu bởi mỗi cá nhân.
- Kích thước nhỏ, tiện lợi.
Câu 2: Theo em, điều gì giúp máy tính trở nên gọn nhẹ hơn, nhanh hơn và thông minh hơn?
Trả lời
Máy tính trở nên gọn nhẹ hơn, nhanh hơn và thông minh hơn là nhờ sự phát triển của công nghệ (đèn điện tử chân không, bóng bán dẫn, mạch tích hợp VLSI, ULSI) và sự phát triển thiết bị phần cứng tạo điều kiện để phát triển trí tuệ nhân tạo, từ đó giúp máy tính trở nên thông minh hơn.
Câu 3: Em hãy cho biết vào thời điểm đất nước ta hoàn toàn thống nhất, năm 1975, những thế hệ máy tính điện tử nào đã xuất hiện ở nước ta. Điều này có ý nghĩa thế nào đối với sự phát triển của đất nước?
Trả lời
Vào thời điểm đất nước ta hoàn toàn thống nhất, kinh tế nước ta còn rất nghèo, xã hội lạc hậu, chiếc máy tính thế hệ thứ ba đã xuất hiện.
→ Ý nghĩa: Điều này cho thấy: mặc dù khó khăn nhưng sự phát triển nhanh chóng của đất nước về mọi mặt đã là thành tựu to lớn.
→ Trách nhiệm: Mỗi người cần phát huy điều kiện hiện có, phát huy bản thân để thích nghi với sự thay đổi và để góp phần vào sự phát triển của đất nước.
Câu 4: Em hãy đưa ra một dự báo về ứng dụng của máy tính trong tương lai. Hãy giải thích cơ sở cửa dự báo đó.
Trả lời:
Dự báo về ứng dụng máy tính trong tương lai là ứng dụng điều khiển rác thải biến mất vì hiện nay Trái Đất đang ngày càng ô nhiễm, hiệu ứng nhà kính tăng cao nên ứng dụng này sẽ giúp Trái Đất trở nên trong lành hơn.
Em hãy lấy dẫn chứng cho thấy những thay đổi lớn lao mà máy tính mang đến cho xã hội loài người.
Trả lời
Máy tính làm thay đổi sâu sắc cuộc sống của con người trong nhiều lĩnh vực:
- Lĩnh vực y tế:
+ Theo dõi sức khỏe thường xuyên.
+ Phát hiện kịp thời những hiện tượng bất thường của cơ thể.
+ Gửi thông báo với người thân, cơ sở y tế hay dịch vụ cấp cứu.
- Lĩnh vực giáo dục:
+ Con người học tập mọi lúc, mọi nơi,
+ Giáo viên hỗ trợ HS từ xa.
+ Nhà khoa học, chuyên gia phổ biến kiến thức, kĩ năng hiệu quả.
- Lĩnh vực kinh tế:
+ Các giao dịch tăng nhanh chóng.
+ Nền kinh tế trở nên năng động hơn, phát triển hơn.
- Lĩnh vực quốc phòng:
+ Thiết bị bay quan sát vùng biển, vùng trời, lãnh thổ.
+ Những khí tài có tính tự động cao giúp bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh quốc phòng
- Lĩnh vực an toàn xã hội:
+ Camera an ninh: phát hiện hành vi vi phạm để các cơ quan chức năng kịp thời xử lí, giữ trật tự xã hội, cuộc sống bình yên.
=> Giáo án Tin học 8 cánh diều Chủ đề A Bài 2: Vài nét lịch sử phát triển máy tính (tiếp theo)