Câu hỏi tự luận Tin học 8 Cánh diều chủ đề E3 bài 2: Vùng chọn và ứng dụng

Bộ câu hỏi tự luận Tin học 8 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Tin học 8 Cánh diều chủ đề E3 bài 2: Vùng chọn và ứng dụng. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Tin học 8 Cánh diều.

Xem: => Giáo án tin học 8 cánh diều

CHỦ ĐỀ E3. LÀM QUEN VỚI PHẦN MỀM CHỈNH SỬA ẢNH

BÀI 2: VÙNG CHỌN VÀ ỨNG DỤNG

 

(18 câu)

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Vùng chọn là gì?

Trả lời:

Vùng chọn là vùng hình ảnh được bao quanh bởi nét đứt chạy liên tục, là kết quả tạo ra bởi công cụ tạo vùng chọn. Khi thực hiện các điều chỉnh ảnh đơn giản, chỉ có phần hình ảnh bên trong vùng chọn bị thay đổi.

Câu 2: Tạo vùng chọn là gì?

Trả lời:

Khi chỉnh sửa ảnh, có thể ta chỉ muốn tác động vào một phần bức ảnh và không làm ảnh hưởng tới những vùng khác. Để xác định vùng ảnh sẽ được chỉnh sửa, cần phải chỉ ra biên bao quanh vùng ảnh này. Việc làm như vậy gọi là tạo một vùng chọn.

Câu 3: Em hãy nêu cách tạo vùng chọn.

Trả lời: Cách tạo vùng chọn như sau:

- Trong hộp công cụ chọn Paths rồi đưa chuột vào vùng bức ảnh

- Nháy chuột trái tại một điểm bất kì ở điểm muốn bắt đầu vùng chọn để tạo thành điểm neo đầu tiên. Tiếp tục nháy chuột trái sao cho các điểm neo nối nhau tạo thành một đường bao quanh nhân vật. Giữ phím Ctrl và nháy chuột vào điểm neo đầu tiên để kết thúc đường bao quanh vùng chọn.

- Chọn Selection From Path.

- Chọn Edit/ Copy để sao chép ảnh vùng chọn vào vùng nhớ đệm (nếu dự kiến ghép ảnh vùng chọn vào ảnh khác)

Câu 4: Em hãy cho biết làm thế nào máy tính lưu một hình ảnh, làm thế nào nó nhớ được mảu sắc và hình dạng trong một hình ảnh?

Trả lời:

- Màn hình máy tính được tạo thành từ một lưới gồm nhiều điểm ảnh (pixel).

- Mỗi pixel đều có toạ độ x và y trên màn hình và thông tin về màu sắc mà nó phải hiển thị. Cùng một cỡ ảnh, ảnh có nhiều pixel sẽ sắc nét hơn. Kích thước của ảnh có thẻ tính theo đơn vị độ dài (inch) hoặc pixel và được biểu diễn dưới dạng tích số của chiều rộng và chiều cao.

Câu 5: Em hãy trình bày các chế độ của vùng lựa chọn trên phần mềm GIMP.

 Trả lời:

Có 4 chế độ:

- Thay thế vùng chọn hiện thời: Các vùng chọn đã tồn tại trước đó sẽ bị hủy hoặc bị thay thế khi tạo vùng chọn mới.

- Thêm vào vùng hiện thời: Vùng lựa chọn mới sẽ thêm vào các vùng chọn đã tồn tại trước đó.

- Loại khỏi vùng hiện thời: Vùng lựa chọn mới sẽ bị loại khỏi vùng chọn đã tồn tại.

- Cắt chéo vùng hiện thời: Vùng lựa chọn sẽ được tạo ra là vùng giao nhau của vùng chọn mới tạo và vùng chọn đã tồn tại trước đó.

 

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Trong quá trình tạo đường bao, nếu thấy chuột sai vị trí thì ta có thể dùng phím tắt nào để quay lại vị trí trước đó?

Trả lời: Trong quá trình tạo đường bao, nếu nháy chuột sai vị trị thì ta có thể dùng tổ hợp phím Ctrl+Z để quay lại các vị trí trước đó.

Câu 2: Em hãy nêu các bước sử dụng phần mềm GIMP để mở các tệp ảnh đã lưu, đọc thông tin ảnh

Trả lời:

Đọc thông tin ảnh:

- Chọn Image/Image Properties, cửa sổ Image Properties xuất hiện.

- Cho biết thông tin tên tệp ảnh (file name), kích thước ảnh (size in pixels), độ phân giải (resolution), định dạng ảnh (file type).

Câu 2: Em hãy nêu các bước sử dụng phần mềm GIMP để mở các tệp ảnh đã lưu và phóng to, thu nhỏ ảnh

Trả lời:

Cách 1. Nhấn giữ phím Ctrl trong khi lăn nút cuộn chuột để phóng to, thu nhỏ ảnh.

Cách 2. Chọn công cụ Zoom  trong bảng công cụ rồi đưa con trỏ chuột vào ảnh và nháy chuột. Mỗi lần nháy chuột, ảnh sẽ được phóng to (chọn Zoom in) hoặc thu nhỏ (chọn Zoom out).

Câu 3: Em hãy nêu nối các tùy chọn của vùng chọn ở cột A sao cho phù hợp với chức năng tương ứng ở cột B trong bảng dưới đây

Cột A

Cột B

1.     Làm trơn

a) tùy chọn này được kích hoạt, khi thực hiện tạo vùng chọn trên hình ảnh, điểm khởi đầu của vùng chọn là ở tâm thay vì ở góc trên bên trái. Lựa chọn này làm cho vùng chọn bắt đầu từ tâm và mở rộng về mọi phía.

2.     Làm mờ cạnh

b) Bo tròn các góc của vùng được chọn. Khi chọn Tùy chọn này, một thanh trượt sẽ xuất hiện để điều chỉnh bán kính làm tròn các góc của vùng chọn.

3.     Góc bo

c) Làm cho ranh giới của vùng chọn bị mờ.

4.     Bung từ tâm

d) Làm cho ranh giới của phần được chọn trơn tru hơn. Công cụ này chỉ có tác dụng với một số công cụ lựa chọn.

Trả lời:

Làm trơn: Làm cho ranh giới của phần được chọn trơn tru hơn. Công cụ này chỉ có tác dụng với một số công cụ lựa chọn.

Làm mờ cạnh: Làm cho ranh giới của vùng chọn bị mờ.

Góc bo: Bo tròn các góc của vùng được chọn. Khi chọn Tùy chọn này, một thanh trượt sẽ xuất hiện để điều chỉnh bán kính làm tròn các góc của vùng chọn.

Bung từ tâm: tùy chọn này được kích hoạt, khi thực hiện tạo vùng chọn trên hình ảnh, điểm khởi đầu của vùng chọn là ở tâm thay vì ở góc trên bên trái. Lựa chọn này làm cho vùng chọn bắt đầu từ tâm và mở rộng về mọi phía.

Đáp án là: 1-d; 2-c, 3-b; 4-a

Câu 4: Em hãy nêu các đặc tính tùy chọn vùng chọn giúp người dùng hạn chế hình dạng của vùng chọn chữ nhật theo những cách khác nhau.

Trả lời:

Cố định: Trình đơn này giúp người dùng hạn chế hình dạng của vùng chọn hình chữ nhật theo những cách khác nhau.

- Tỉ lệ co: Tùy chọn này cho phép thay đổi kích cỡ vùng lựa chọn trong khi giữ tỉ lệ khung có thông số được xác định trong hộp văn bản.

- Chiều rộng: Tùy chọn này cho phép thay đổi chiều rộng vùng chọn.

- Chiều cao: Tùy chọn này cho phép thay đổi chiều cao vùng chọn.

- Kích thước: Tùy chọn này cho phép thay đổi cả chiều rộng và chiều cao vùng chọn.

Câu 5: Những điều nào là đúng khi sử dụng phần mềm GIMP?

1) Muốn thực hiện một số điều chỉnh đơn giản cho một vùng trong bức ảnh, ta cần chọn vùng ảnh này bằng công cụ tạo vùng chọn.

2) Vùng ảnh được chọn và sao chép vào một bức ảnh khác luôn giữ nguyên kích thước ban đầu, không thể điều chỉnh được.

3) Để lưu được ảnh sau khi chỉnh sửa cần dùng lệnh File/Save.

4) Đảo ngược vùng chọn sẽ giúp chỉnh sửa màu sắc cho hình và nền một cách nhanh chóng.

Trả lời:

Đáp án đúng là câu 1, 3

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Em hãy khởi động phần mềm GIMP bằng cách nháy chuột vào biểu tượng  trên màn hình máy tính và trả lời các câu hỏi sau:

1) Giao diện của GIMP có gì giống và khác với những phần mềm em đã biết?

2) Em có tìm được cách mở một ảnh, phóng to hay thu nhỏ một ảnh không?

Trả lời:

1) Giống: là phần mềm chỉnh sửa ảnh miễn phí.

Khác: Có nhiều chức năng để chỉnh sửa một bức ảnh. 

2) Để mở ảnh: Vào File/Open và chọn ảnh cần sửa.

Để phóng to, thu nhỏ ảnh: Chọn công cụ Zoom  nháy chuột vào ảnh cần thu phóng (Zoom in: phóng to; Zoom out: phóng nhỏ).

Câu 2: Em hãy quan sát hình dưới đây và trả lời các câu hỏi sau:

Trong bức ảnh có những thành phần nào? Nội dung của bức ảnh là gì?

Trả lời

- Trong bức ảnh có những thành phần cảnh nền và các thành phần xuất hiện trong ảnh (thuyền, bóng, một bạn đang chèo thuyền).

- Em có thể thấy trên cảnh nên là mặt nước và cây cỏ có một quả bóng màu trắng, một chiếc thuyền màu vàng và một bạn đang chèo thuyền.

Câu 3: Có 3 tấm nhựa trong suốt, mỗi tấm chứa một đối tượng như Hình 8b.4.

Em hãy quan sát Hình 8b.4 và trả lời các câu hỏi sau:

  1. a) Nếu xếp chồng khít 3 tấm nhựa lên nhau em sẽ nhìn thấy kết quả là gì?
  2. b) Nếu để lớp trên cùng (có dòng chữ “ẢNH NHIỀU LỚP”) vào giữa hai lớp còn lại, em sẽ nhìn thấy kết quả là gì?
  3. c) Theo em, để mỗi đối tượng ở một tấm nhựa như vậy có ưu điểm gì?

Trả lời:

  1. Nếu xếp chồng khít 3 tấm nhựa ở Hình 8b.4 em sẽ thấy kết quả là Hình 8b.5. Hai hình này cho em thấy một minh hoạ trực quan về các lớp trong một bức ảnh.
  2. Em sẽ không thấy dòng chữ “ẢNH NHIỀU LỚP”, vì lớp nằm giữa đã bị che lại.
  3. Trong xử lí ảnh, người ta sử dụng kĩ thuật phân lớp (layer) để hỗ trợ chỉnh sửa. Mỗi hình ảnh được tạo nên từ nhiều lớp ảnh khác nhau. Em có thể chọn từng lớp ảnh để chỉnh sửa riêng.

Câu 4: Dựa vài một số bức ảnh có sẵn trong thư mục Bai3 (Hình 1), em hãy nêu các bước sử dụng GIMP tạo bức ảnh như Hình 2 để ủng hộ tinh thần Ngày hội đọc sách do nhà trường phát động.

Trả lời:

Bước 1: Tạo vùng chọn chứa phần ảnh muốn sao chép.

- Mở ảnh CauBe.jpg. Dùng công cụ Paths tạo vùng chọn bao quanh cậu bé.

- Loại bỏ khoảng trống ở phần chân cậu bé bằng cách: Tiếp tục dùng công cụ Paths để tạo vùng chọn là khoảng trống giữa hai chân cậu bé; Chọn Selection from Path để loại bỏ vùng chọn này.

Bước 2: Sao chép vùng ảnh đã chọn và đưa vào bức ảnh khác. Chọn Copy, mở tệp BanTay.jpg và dùng lệnh Edit/Paste as/New Layer.

Bước 3: Thay đổi kích thước ảnh mới, sao chép và đặt vào vị trí phù hợp.

Dùng công cụ Scale và Move điều chỉnh kích thước và vị trí đặt ảnh trong vùng chọn

Bước 4: Tạo hiệu ứng tỏa sáng.

- Vào bảng Layers để chọn lớp muốn tạo hiệu ứng tỏa sáng (ví dụ BanTay.jpg)

- Điều chỉnh điểm phát sáng: chọn Filters/Light and Shadow/Supernova; ở bảng tùy chọn Supernova, chọn biểu tượng Dựa vài một số bức ảnh có sẵn trong thư mục Bai3 (Hình 1), em hãy sử dụng GIMP tạo bức ảnh như Hình 2 để ủng hộ tinh thần Ngày hội đọc sách do nhà trường phát động rồi nháy chuột vào vị trí muốn đặt điểm phát sáng.

- Chọn màu ánh sáng từ ảnh: chọn công cụ Pick color from the image Dựa vài một số bức ảnh có sẵn trong thư mục Bai3 (Hình 1), em hãy sử dụng GIMP tạo bức ảnh như Hình 2 để ủng hộ tinh thần Ngày hội đọc sách do nhà trường phát động rồi nháy chuột vào phần áo màu đỏ sáng của cậu bé; tùy chỉnh các thông số còn lại để được hiệu ứng tỏa sáng như mong muốn. Hình 2 là một gợi ý cho sản phẩm kết quả.

Bước 5: Lưu ảnh sản phẩm.

- Lưu tệp ảnh dưới dạng "xef" để khi cần có thể chỉnh sửa.

- Để đưa ảnh vào bộ sưu tập ảnh, lưu tệp ảnh dưới dạng "jpg".

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 2: Bác Quyết muốn xếp đặt một bức tranh và vài chiếc ghế trong một phòng làm việc. Theo em, có thể dùng công cụ tạo vùng chọn rồi cắt ghép ảnh các bức tranh và ghế để tìm ra cách sắp xếp hợp lí cho văn phòng của bác Quyết hay không?

Trả lời:

Có thể dùng công cụ tạo vùng chọn rồi cắt ghép ảnh các bức tranh và ghế để tìm ra cách sắp xếp hợp lí cho văn phòng của bác Quyết.

Câu 2: Em hãy nêu các bước tạo một bức ảnh mới thể hiện Ngày Trái Đất.

Trả lời:

Bước 1: Tạo vùng chọn chứa phần ảnh muốn sao chép.

- Mở ảnh TraiDatVaCay.jpg. Dùng công cụ Paths tạo vùng chọn bao quanh Trái Đất và cây.

- Loại bỏ khoảng trống ở phần chân Trái Đất bằng cách: Tiếp tục dùng công cụ Paths để tạo vùng chọn là khoảng trống giữa phần dưới Trái Đất; Chọn Selection from Path để loại bỏ vùng chọn này.

Bước 2: Sao chép vùng ảnh đã chọn và đưa vào bức ảnh khác.

Chọn Copy, mở tệp BanTay.jpg và dùng lệnh Edit/Paste as/New Layer.

Bước 3: Thay đổi kích thước ảnh mới, sao chép và đặt vào vị trí phù hợp.

Dùng công cụ Scale và Move điều chỉnh kích thước và vị trí đặt ảnh trong vùng chọn.

Bước 4: Tạo hiệu ứng tỏa sáng.

- Vào bảng Layers để chọn lớp muốn tạo hiệu ứng tỏa sáng (ví dụ BanTay.jpg).

- Điều chỉnh điểm phát sáng: chọn Filters/Light and Shadow/Supernova; ở bảng tùy chọn Supernova (Hình 5) chọn biểu tượng  rồi nháy chuột vào vị trí muốn đặt điểm phát sáng.

Hình 5. Tùy chọn tạo hiệu ứng tỏa sáng

- Chọn màu ánh sáng từ ảnh: chọn công cụ Pick color from the image  rồi nháy chuột vào phần cây; tùy chỉnh các thông số còn lại để được hiệu ứng tỏa sáng như mong muốn.

Bước 5: Lưu ảnh sản phẩm.

- Lưu tệp ảnh dưới dạng "xef" để khi cần có thể chỉnh sửa.

- Để đưa ảnh vào bộ sưu tập ảnh, lưu tệp ảnh dưới dạng "jpg".

 

=> Giáo án Tin học 8 cánh diều Chủ đề E3 Bài 2: Vùng chọn và ứng dụng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Tin học 8 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay