Câu hỏi tự luận Tin học 8 Cánh diều chủ đề D bài: Sử dụng công nghệ kĩ thuật số có đạo đức và văn hóa

Bộ câu hỏi tự luận Tin học 8 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Tin học 8 Cánh diều chủ đề D bài: Sử dụng công nghệ kĩ thuật số có đạo đức và văn hóa . Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Tin học 8 Cánh diều.

CHỦ ĐỀ D: ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ

BÀI HỌC: SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ KĨ THUẬT SỐ CÓ ĐẠO ĐỨC VÀ VĂN HÓA (19 câu)

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Theo em, sản phẩm số có phản ánh đạo đức và văn hóa của người tạo ra nó không?

Trả lời

Sản phẩm số có phản ánh đạo đức và văn hóa của người tạo ra nó.

Câu 2: Em hãy kể tên một số dạng sản phẩm số mà học sinh có thể tạo ra.

Trả lời

Có nhiều dạng sản phẩm số mà em

có thể tạo ra như:

- Poster, tài liệu quảng cáo

- Những bức ảnh (chụp, chỉnh sửa)

- Truyện tự sáng tác

- Bài đăng trên mạng xã hội, diễn đàn

- Bài giới thiệu, đánh giá về một cuốn sách, một bộ phim, một nhà hàng...

- Blog (nhật kí trên web)

- Tệp ghi âm giọng hát

- Vlog (video blog)

- Video âm nhạc

- Trò chơi điện tử tự thiết kế.

Câu 3: Em hãy nêu ba điều lưu ý để tránh vi phạm khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số.

Trả lời

Ba điều lưu ý để tránh vi phạm khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số.

- Tìm hiểu thông tin, trang bị cho mình những kiến thức cần thiết.

- Chỉ sử dụng những sản phẩm số khi có sự cho phép của tác giả hoặc có bản quyền sử dụng.

- Hầu hết thông tin trên Internet là có bản quyền.

Câu 4: Nêu biểu hiện của tính trung thực trong quá trình tạo ra sản phẩm số. Lấy ví dụ minh họa.

Trả lời

- Biểu hiện của tính trung thực trong quá trình tạo ra sản phẩm số là:

+ Không sử dụng thông tin giả, thông tin không đáng tin cậy;

+ Không sao chép, chỉnh sửa thông tin của người khác rồi coi là của mình.

- Ví dụ: Khoa chia sẻ cho An bức ảnh ruộng bậc thang mà mình đã chụp. An xin phép Khoa, chỉnh sửa bức ảnh cho đẹp hơn rồi đưa lên trang cá nhân trên mạng xã hội với chú thích "Người chụp: Lê Khoa" → An đã trung thực trong việc chia sẻ hình ảnh.

Câu 5: Em hãy xác định các hành động dưới đây là vi phạm hay không vi phạm đạo đức, pháp luật và văn hóa khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số.

  1. a) Chia sẻ địa chỉ một website có chứa các bộ phim không có bản quyền sử dụng.
  2. b) Tham gia cá cược bóng đá qua Internet.
  3. c) Sáng tác một bài thơ về lớp và gửi bạn bè cùng đọc.
  4. d) Tạo một trang cá nhân để chia sẻ những kinh nghiệm học tập của mình.
  5. e) Quay và lan truyền video bạo lực học đường.
  6. f) Chia sẻ thông tin mua bán động vật hoang dã quý hiếm.

Trả lời

- Hành động không vi phạm đạo đức, pháp luật và văn hóa khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số là: c, d.

- Hành động vi phạm đạo đức, pháp luật và văn hóa khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số là: a, b, e, f,

 

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Trong các hành vi sau đây, những hành vi nào vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức và thiếu văn hóa?

1) Lén quay phim, chụp ảnh ở nơi có biển cấm quay phim, chụp ảnh.

2) Nhìn trộm bạn đang nhập mật khẩu tài khoản mạng xã hội (hay thư điện tử) để biết mật khẩu đăng nhập của bạn.

3) Ghi âm cuộc tranh cãi của một nhóm bạn và đưa lên mạng xã hội.

4) Trêu đùa bằng cách lấy một ảnh của bạn, cắt ghép với những ảnh khác để gây cười rồi gửi cho một số bạn.

Trả lời

Hành vi vi phạm pháp luật là: 1

Hành vi vi phạm đạo đức và thiếu văn hóa là: 2, 3, 4

Câu 2: Theo em, khi tạo ra một sản phẩm số như bài viết, video, tranh quảng cáo,... cần phải tránh những gì? Vì sao?

Trả lời

Khi tạo ra một sản phẩm số như bài viết, video, tranh quảng cáo,... tránh sao chép tác phẩm của người khác, cần tôn trọng bản quyền.

Hành động như vậy là thể hiện cách ứng xử lễ phép, lịch sự, tôn trọng danh dự của chính mình và của những người khác.

Câu 3: Gia đình bạn Bình vừa lắp camera an ninh chống trộm. Bác hàng xóm của nhà bạn Bình nêu yêu cầu không để camera quay sang sân nhà bác. Theo em, yêu cầu đó có chính đáng không? Vì sao?

Trả lời

Yêu cầu của bác hàng xóm là chính đáng. Vì pháp luật quy định không được tự ý quay phim, chụp hình người khác khi không được phép.

Câu 4: Tình huống nào dưới đây là vi phạm quy định của pháp luật. Tại sao?

  1. a) Phong chụp ảnh Lan đang đùa nghịch với tư thế không đẹp mắt. Phong chia sẻ bức ảnh lên mạng xã hội làm Lan xấu hổ và không dám đến trường.
  2. b) Khách du lịch tự ý quay phim khu vực cửa khẩu có biển cấm quay phim, chụp ảnh.
  3. c) Một bạn học sinh vừa đi xe đạp vừa nghe điện thoại.
  4. d) Một bạn học sinh tự ý sử dụng điện thoại thông minh để làm bài tập trên lớp.

Trả lời

  1. a) Phong chụp ảnh Lan đang đùa nghịch với tư thế không đẹp mắt. Phong chia sẻ bức ảnh lên mạng xã hội làm Lan xấu hổ và không dám đến trường → Hành vi vi phạm pháp luật vì tự ý chia sẻ ảnh người khác khi không được phép.
  2. b) Khách du lịch tự ý quay phim khu vực cửa khẩu có biển cấm quay phim, chụp ảnh → Hành vi vi phạm pháp luật.
  3. c) Một bạn học sinh vừa đi xe đạp vừa nghe điện thoại → Hành vi vi phạm pháp luật.
  4. d) Một bạn học sinh tự ý sử dụng điện thoại thông minh để làm bài tập trên lớp → Hành vi thiếu văn hóa, vi phạm đạo đức.

Câu 5: Những hình ảnh dưới đây có ý nghĩa gì về việc tuân thủ đạo đức và văn hóa trong sử dụng công nghệ kĩ thuật số?

            

                        Hình 1                                                              Hình 2

           

                         Hình 3                                                           Hình 4

Trả lời

- Hình 1: Cấm quay phim, chụp ảnh.

- Hình 2: Không đăng ảnh của người khác khi chưa được phép.

- Hình 3: Không xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác trên mạng xã hội.

- Hình 4: Không sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông.

 

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Em có đồng tình với việc sao chép bài làm trên mạng vào bài làm của mình để nộp cho cô giáo không? Vì sao?

Trả lời: Không đồng tình. Vì việc làm đó vi phạm bản quyền và vi phạm đạo đức.

Câu 2: Em có cảnh báo và lời khuyên gì với bạn trong mỗi tình huống dưới đây?

  1. Bạn em quay video các bạn trong lớp có hành vi bạo lực và đăng lên mạng xã hội.
  2. Một người bạn sử dụng ảnh em chụp để tham gia cuộc thi ảnh nhưng chưa có sự đồng ý của em.

Trả lời

  1. Hành vi quay và phát tán hình ảnh, video có nội dung bạo lực lên không gian mạng là hành vi vi phạm pháp luật.
  2. Việc sử dụng hình ảnh khi chưa được phép của tác giả là hành vi vi phạm bản quyền → yêu cầu bạn rút lại ảnh tham gia cuộc thi.

Câu 3: Trong sử dụng công nghệ kĩ thuật số, em hãy lấy ví dụ ba trường hợp về biểu hiện vi phạm đạo đức và phát luật, ba trường hợp về biểu hiện thiếu văn hóa.

Trả lời

- 3 ví dụ về vi phạm đạo đức và phát luật trong sử dụng công nghệ kĩ thuật số:

+ Đăng thông tin mua bán vũ khí lên mạng xã hội.

+ Đưa lên mạng thông tin cá nhân của người khác mà chưa được phép.

+ Quay phim, chụp ảnh ở những nơi liên quan đến bí mật nhà nước như các khu vực quốc phòng, an ninh.

- 3 ví dụ về biểu hiện thiếu văn hóa trong sử dụng công nghệ kĩ thuật số:

+ Nói chuyện điện thoại trong phòng đọc của thư viện, rạp chiếu phim.

+ Tự ý chụp ảnh, quay phim người khác khi chưa có sự đồng ý của người đó.

+ Mở loa ngoài khi đang nghe nhạc, xem phim, chơi trò chơi điện tử ở nơi công cộng.

Câu 4: Em đã có hành động chưa đúng nào khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số. Nêu cách em sẽ phòng tránh hoặc từ bỏ vi phạm.

Trả lời

Ví dụ: Em đã từng bẻ khóa để sử dụng phần mềm có bản quyền. Cách sửa đổi:

- Tìm hiểu thông tin, trang bị cho mình những kiến thức cần thiết.

- Chỉ sử dụng những sản phẩm số khi có sự cho phép của tác giả hoặc có bản quyền sử dụng.

 

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

Câu 1: Trong sử dụng công nghệ kĩ thuật số, em hãy nêu và phân tích ba trường hợp cụ thể để thấy đó là biểu hiện vi phạm đạo đức và pháp luật, biểu hiện thiếu văn hóa.

Trả lời

Trường hợp 1: Đoạn nhạc nền trong MV của ca sĩ Noo Phước Thịnh lấy từ ca khác của nhạc sĩ nước ngoài mà chưa xin phép. Ca sĩ bị phạt tiền, xóa MV vĩnh viễn khỏi các phương tiện lưu trữ và phải công khai xin lỗi tác giả trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Trường hợp 2: Bộ phim “Dòng máu anh hùng” bị rỏ rỉ bản lậu sau khi công chiếu làm ảnh hưởng đến doanh thu.

Trường hợp 3: Sinh viên bị kỉ luật vì sử dụng giáo trình photo.

Trong một bài viết của mình, nếu có sử dụng một bức ảnh lấy trên mạng Internet, một bài thơ của bạn cùng lớp thì em cần làm gì để bài viết đó thể hiện sự tôn trọng bản quyền?

Trả lời

Cần nêu tên tác giả, tác phẩm, nêu địa chỉ trang web đã cung cấp những sản phẩm đó.

Câu 2: Gia đình bạn Bình vừa lắp đặt camera an ninh để chống trộm. Bác hàng xóm của nhà bạn Bình nêu yêu cầu không để camera quay sang phía sân nhà bác. Theo em, yêu cầu đó có chính đáng không? Vì sao?

Trả lời

Yêu cầu đó có chính đáng. Nếu để camera quay vào sân nhà bác là vi phạm quyền riêng tư.

Câu 3: Một số người có thói quen chụp ảnh, quay phim những gì họ gặp phải trong cuộc sống thường ngày và chia sẻ lên mạng xã hội. Theo em, thói quen này có thể dẫn đến vấn đề gì?

Trả lời

Theo em, thói quen này có thể dẫn đến vấn đề vi phạm pháp luật. Vì khi quay phim, chụp ảnh có thể có hình ảnh của người khác, nếu không được sự đồng ý, cho phép thì người chụp ảnh, quay phim có thể bị kiện bởi hành vi đó là vi phạm pháp luật.

Câu 4: Với sự phát triển của công nghệ số, trong những hành vi có thể bắt gặp sau đây, em rất cần tránh những hành vi nào? Vì sao?

1) Sao chép một phần bài làm của bạn vào bài làm của mình để nộp cho cô giáo.

2) Lén ghi âm một đoạn nói chuyện bằng tiếng Anh của mình với một người bạn nước ngoài để khoe với các bạn cùng lớp.

3) Tranh thủ lúc không có người xung quanh, dùng điện thoại di động chụp một bức tranh trong bảo tàng để đưa lên mạng xã hội, mặc dù trong bảo tàng có quy định không được chụp ảnh.

Trả lời

Cần tránh hành vi thứ 3.

Chụp bức tranh trong bảo tàng đưa lên mạng xã hội là vi phạm bản quyền, vi phạm quyền sở hữu tác giả, tác phẩm.

Câu 5: Em hiểu gì về vi phạm bản quyền? Em hãy tìm hiểu pháp luật quy định gì về quyền của tác giả đối với tác phẩm.

Trả lời

- Vi phạm quyền của tác giả là vi phạm bản quyền. Những sản phẩm số trên mạng rất dễ bị lấy, phát tán, sửa đổi, khó thu hồi, xóa bỏ, gây thiệt hại cho chủ sở hữu.

- Pháp luật quy định quyền của tác giả đối với tác phẩm như:

+ Đặt tên cho tác phẩm;

+ Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm;

+ Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

+ Bảo vệ sự vẹn toàn của tác phẩm, không cho người khác chỉnh sửa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm;

+ Sao chép tác phẩm;

+ Truyền đạt tác phẩm đến công chúng...

 

 

=> Giáo án Tin học 8 cánh diều Chủ đề D Bài: Sử dụng công nghệ kĩ thuật số có đạo đức và văn hoá

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Tin học 8 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay