Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều

Dưới đây là loạt câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 9 - Mô đun Chế biến thực phẩm cánh diều. Bài tập tự luận chia thành 4 mức độ khác nhau: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao theo từng bài học sẽ hữu ích trong việc ôn tập, kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra... File tải về bản word, có đáp án và đầy đủ bài tập tự luận của các bài học. Kéo xuống để tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác


BÀI 4: TÍNH CHI PHÍ BỮA ĂN

(9 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (2 CÂU)

Câu 1: Nêu khái niệm thực đơn.

Trả lời:

Thực đơn là bảng ghi lại tất cả các món ăn có trong một bữa ăn. Trình tự sắp xếp các món ăn trong thực đơn không chỉ phản ánh phong tục tập quán vùng miền mà còn giúp cho người lập thực đơn dễ dàng xác định giá trị dinh dưỡng và sự phù hợp của từng món.

 

Câu 2: Thực đơn gồm bao nhiêu món chính? Lấy ví dụ cụ thể về những món ăn đó.

Trả lời:

- Thực đơn thường bao gồm: món lương thực chính, món mặn, món xào, món canh và món tráng miệng.

- Ví dụ:

+ Món lương thực chính (cơm, phởm, bún, xôi, ngô,…): được chế biến từ gạo, ngô, khoai lang,…là nguồn cung cấp carbohydrate.

+ Món mặn (cá kho, thịt rim, tôm rang,…): được chế biến từ thịt, cá, tôm,…là nguồn cung cấp protein.

+ Món xào (thịt bò xào cần tây, thịt lợn xào súp lơ,…): được chế biến phối hợp nhiều nguyên liệu với nhau (rau, củ với các thực phẩm giàu protein) được thực hiện bằng cách đảo (trộn) với dầu hoặc mở trên chảo nóng, là nguồn cung cấp lipid, protein, chất xơ, chất khoáng.

+ Món canh (canh chua, canh rau nấu thịt hay tôm, ngao,…): là nguồn cung cấp nước, chất xơ, chất khoáng,…

+ Món tráng miệng (quả tươi, sữa chua,…): là những món ăn nhẹ dùng sau khi kết thúc bữa ăn chính.

 

Câu 2: Nêu cách tính chi phí cho một bữa ăn theo thực đơn cho trước.

Trả lời:

Cách tính chi phí cho một bữa ăn theo thực đơn cho trước:

- Bước 1: xác định khối lượng của mỗi loại thực phẩm.

- Bước 2: từ khối lượng thực phẩm sống sạch, dựa vào tỉ lệ thái bỏ tính khối lượng thực phẩm cần mua.

- Bước 3: dựa vào đơn giá các loại thực phẩm tại địa phương, tính chi phí cho bữa ăn.

 

2. THÔNG HIỂU (2 CÂU)

Câu 1: Vì sao thực đơn cho một bữa ăn nên đa dạng các loại thực phẩm?

Trả lời:

Thực đơn cho một bữa ăn nên đa dạng các loại thực phẩm vì:

- Tạo vị ngon và sự thú vị cho mỗi bữa cơm.

- Giúp cơ thể được thưởng thức nhiều hương vị khác nhau, được cung cấp dưỡng chất đầy đủ.

- Là một phương pháp nâng cao sức khỏe cho mọi lứa tuổi.

 

Câu 2: Trình bày một số đặc điểm của thực đơn.

Trả lời:

Một số đặc điểm của thực đơn:

- Có thể là thực đơn hàng ngày (phục vụ cho các bữa ăn hàng ngày hay thực đơn cơm gia đình); thực đơn dành cho bữa tiệc, tiệc, tiệc cưới, cỗ, liên hoan.

- Thực đơn cho bữa ăn thường ngày sử dụng các loại thực phẩm thông dụng, chế biến đơn giản; thực đơn liên hoan, chiêu đãi thường sử dụng thực phẩm cao cấp hoặc tương đối đắt tiền, chế biến công phu, trình bày đẹp, lịch sử.

- Nguyên tắc xây dựng thực đơn:

+ Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn.

+ Thực đơn phải đủ các món ăn chính theo cơ cấu của bữa ăn.

+ Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế.

 

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Theo em, việc tính chi phí cho một bữa ăn có cần thiết không? Vì sao?

Trả lời:

- Việc tính chi phí cho một là điều cần thiết.

- Giải thích:

+ Tiết kiệm thời gian: giúp quản lý thời gian tốt hơn, tránh lặp lại tình trạng mua thiếu đồ,…

+ Kiểm soát được khẩu phần ăn: giúp giảm cân hiệu quả và tiết kiệm được chi phí, bảo đảm nấu nướng theo số lượng mình đã đặt ra.

+ Giảm thiểu lượng thức ăn thừa, tránh lãng phí: việc nấu nướng và mua sắm theo kế hoạch làm giảm đáng kể lượng thức ăn thừa, tránh được tình trạng mua quá nhiều thực phẩm không cần thiết, dẫn đến lãng phí, tốn tiền chi tiêu.

+ Giảm bớt sự căng thẳng khi nấu nướng: tránh tình trạng căng thẳng và mệt mỏi vì phải suy nghĩ “Hôm nay ăn gì?”, “Ngày mai ăn gì?”; tránh tình trạng đi ăn ngoài hoặc đặt đồ ăn về nhà.

+ Tiết kiệm chi phí: giảm bớt việc mua những thứ không cần thiết khi đi chợ hoặc siêu thị.

+ Tốt cho sức khỏe: tự lựa chọn đượccác thực phẩm lành mạnh đưa vào thực đơn, phù hợp khẩu vị của các thành viên trong gia đình.

 

Câu 2: Tính toán chi phí bữa trưa cho một gia đình có ba người gồm: bố (42 tuổi), mẹ (38 tuổi), con gái (15 tuổi) với thực đơn như sau:

STT

Tên món

Thực phẩm

Đơn vị tính

Số lượng

Bố

Mẹ

Con

Tổng

1

Cơm

Gạo

g

150

100

120

370

2

Thịt gà luộc

Thịt gà ta

g

150

200

130

400

3

Trứng kho

Trứng gà

Quả

1

1

1

3

4

Cải ngọt luộc

Rau cải ngọt

g

200

200

200

600

5

Dưa hấu

Dưa hấu

g

200

150

150

500

6

Sữa

Sữa bò

mL

 

 

200

200

Trả lời:

Tính toán chi phí bữa trưa cho một gia đình có ba người gồm: bố (42 tuổi), mẹ (38 tuổi), con gái (15 tuổi):

STT

Thực phẩm

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá ước tính (đồng)

Chi phí dự tính (đồng)

1

Gạo

kg

0,37

25 000

9 250

2

Thịt gà ta

kg

0,4

150 000

60 000

3

Trứng gà

quả

3

3 000

9 000

4

Rau cải ngọt

kg

0,6

20 000

12 000

5

Dưa hấu

kg

0,5

15 000

7 500

6

Sữa bò

L

0,2

37 5000

7 500

Tổng chi phí

105 250

 

Câu 3: Ngoài việc sử dụng thực đơn để giới thiệu những món ăn của nhà hàng, theo em, thực đơn còn có những vai trò gì?

Trả lời:

Ngoài việc sử dụng thực đơn để giới thiệu những món ăn của nhà hàng, thực đơn còn có những vai trò sau:

- Hình thức quảng cáo thương hiệu: các thực đơn nhà hàng đều được cung cấp những thông tin cơ bản liên quan đến nhà hàng, bao gồm tên, địa chỉ, logo nhà hàng, số hotline, website của nhà hàng. Đây là những thông tin giúp khách hàng dễ dàng ghi nhớ và nhận diện nhà hàng, giúp nhà hàng có thể giới thiệu quán ăn đến khách hàng một cách đơn giản nhất.

- Lên kế hoạch chính xác: có vai trò quan trọng với bộ phận nhà bếp. Với những món ăn mà khách hàng lựa chọn trong thực đơn có sẵn, nhà hàng sẽ chuẩn bị nguyên liệu một cách tốt nhất.

- Giúp quản lý dễ dàng: thuận tiện trong việc quản lý các món ăn, kiểm soát được những món ăn đang có của nhà hàng, giúp cbộ phận phục vụ dễ dàng giới thiệu các món ăn đến khách hàng.

- Giúp khách hàng thuận tiện khi gọi món: thực đơn được thiết kế bắt mắt, có hình ảnh minh họa kèm theo sẽ tạo thuận tiện và sự nhanh chóng khi khách hàng gọi món mà không cần hỏi đến nhân viên.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Tính chi phí cho một bữa ăn 24 người với thực đơn của một bàn 6 người như sau:

STT

Tên món

Thực phẩm

Đơn vị tính

Số lượng

1

Soup gà nấm

Thịt gà nạc

g

180

2

Ngô ngọt

quả

1/2

3

Nấm kim châm

g

100

4

Nấm hương khô

g

25

5

Bò xào măng trúc

Thịt bò

g

250

6

Măng trúc

g

250

7

Tôm hấp nước dừa

Tôm (6 con)

g

450

8

Quả dừa

quả

1

9

Cá trắm chiên xù

Cá trắm

g

400

10

Bột chiên

g

150

11

Trứng gà

quả

2

12

Rau củ luộc

Quả su su

g

200

13

Cà rốt

g

100

14

Súp lơ xanh

g

200

15

Canh mọc nấm

Thịt lợn xay

g

150

16

Nấm hương khô

g

25

17

Trứng cút

quả

12

18

Cà rốt

g

100

19

Súp lơ

g

100

20

Xương nấu nước dùng

g

200

21

Xôi ruốc

Gạo nếp

g

300

22

Ruốc thịt lợn

g

70

23

Cơm

Gạo tẻ

g

400

24

Dưa hấu

Dưa hấu

g

900

25

Nước

Nước (330 mL/chai)

chai

6

Trả lời:

Tính chi phí cho một bữa ăn 24 người với thực đơn của một bàn 6 người:

 

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá ước tính (đồng)

Chi phí dự tính (đồng)

1

Thịt gà nạc

kg

0,18

150 000

27 000

2

Thịt bò

kg

0,25

250 000

62 500

3

Tôm

kg

0,45

400 000

180 000

4

Cá trắm

kg

0,4

100 000

40 000

5

Thịt lợn

kg

0,15

80 000

12 000

6

Ruốc lợn

kg

0,07

300 000

21 000

7

Trứng cút

quả

12

800

9 600

8

Trứng gà

quả

2

3 000

6 000

9

Xương nấu nước dùng

kg

0,2

50 000

10 000

10

Ngô ngọt

quả

0,5

10 000

5 000

11

Nấm kim châm

kg

0,1

80 000

8 000

12

Nấm hương khô

kg

0,05

250 000

12 500

13

Măng trúc

kg

0,2

120 000

24 000

14

Dừa

quả

1

20 000

20 000

15

Quả su su

kg

0,2

20 000

4 000

16

Cà rốt

kg

0,2

10 000

2 000

17

Sup lơ

kg

0,3

20 000

6 000

18

Bột chiên

kg

0,15

75 000

11 250

19

Gạo nếp

kg

0,3

30 000

9 000

20

Gạo tẻ

kg

0,4

25 000

10 000

21

Dưa hấu

kg

0,9

15 000

13 5000

22

Nước (330 mL)

chai

6

3 500

21 000

23

Dầu ăn

L

0,25

55 000

13 750

24

Gia vị khác (nước mắm, bột canh, hạt tiêu, tỏi,…)

Ước tính

 

15 000

15 000

25

Rau thơm, hành lá

Ước tính

 

15 000

15 000

Chi phí một bàn

556 100

Tổng chi phí

2 224 400

 

Câu 2: Sưu tầm thông tin trên sách, báo, internet và nêu các hình thức thực đơn hiện nay trong nhà hàng.

Trả lời:

Các hình thức thực đơn hiện nay trong nhà hàng được phân chia khác nhau dựa vào mô hình kinh doanh của nhà hàng, khách sạn nơi tổ chức bữa ăn. Việc lựa chọn hình thức thực đơn sử dụng tại nhà hàng được nhà hàng lựa chọn tùy theo phong cách cũng để tạo nên được ấn tượng riêng với thực khách. Tại các nhà hàng hiện nay, thực đơn thường được chia là 3 loại chính:

- Thực đơn tự chọn: được các nhà hàng phục vụ dưới dạng tiệc đứng. Các khách hàng sẽ đi lại tự do và tìm kiếm các món ăn phù hợp với bản thân, dưới sự hỗ trợ của các nhân viên phục vụ.

- Thực đơn theo món ăn: nhà hàng đưa ra một danh mục các món ăn kèm theo giá bên cạnh, khách hàng sẽ oder dựa trên sở thích, chi tiêu vào bữa ăn để quyết định gọi món, sau khi oder nhân viên sẽ làm và bưng lên theo yêu cầu của khách hàng.

- Thực đơn theo set: nhà hàng đưa ra một thực đơn bao gồm nhiều set, nhiều combo cho khách hàng lựa chọn. Thực đơn sẽ liệt kê các món trong một set với trình tự về món khai vị, món chính, món tráng miệng. Số lượng món ăn giới hạn và phụ thuộc vào giá set hay combo khách hàng chọn.

 

Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều

Đang liên tục cập nhật....

=> Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều

Từ khóa: Câu hỏi và bài tập tự luận công nghệ 9 chế biến thực phẩm cánh diều, bài tập công nghệ chế biến thực phẩm 9 CD, bộ câu hỏi tự luận công nghệ 9 mô đun chế biến thực phẩm cánh diều

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay