Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm Cánh diều Ôn tập cuối kì 1 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Công nghệ 9 (Chế biến thực phẩm) cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
TRẮC NGHIỆM CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM 9 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 1
Đề số 04
Câu 1: Khi sử dụng dao trong chế biến thực phẩm, cần lưu ý điều gì?
A. Chọn dao sắc bén để dễ cắt.
B. Không để dao lẫn với các dụng cụ khác.
C. Cầm dao đúng cách để tránh nguy hiểm.
D. Cả A, B và C.
Câu 2: Thực phẩm nào sau đây dễ bị nhiễm vi khuẩn gây hại nhất?
A. Rau củ tươi.
B. Thịt sống, hải sản.
C. Bánh mì.
D. Nước lọc.
Câu 3: Vì sao thực phẩm cần được bảo quản trong tủ lạnh?
A. Để làm lạnh thực phẩm.
B. Để làm chậm quá trình phát triển của vi sinh vật gây hại.
C. Để thực phẩm không bị mất nước.
D. Để thực phẩm giữ nguyên hình dạng.
Câu 4:Phương pháp chế biến thực phẩm nào sau đây sử dụng nhiệt?
A. Hấp.
B. Luộc.
C. Chiên.
D. Cả A, B và C.
Câu 5:Khi bị bỏng do dầu mỡ nóng, biện pháp sơ cứu nào sau đây là đúng?
A. Ngâm vết bỏng vào nước mát.
B. Thoa kem đánh răng lên vết bỏng.
C. Dùng đá lạnh chườm trực tiếp lên vết bỏng.
D. Cả B và C.
Câu 6: Hình ảnh dưới đây có ý nghĩa gì?
A. Không tắt báo động khi đang nấu ăn.
B. Không đổ nước để dập lửa khi bị chảy dầu, mỡ.
C. Để xa các vật dễ bắt lửa.
D. Không sử dụng bếp nấu ăn để sưởi ấm.
Câu 7: Thức ăn sau khi nấu chín cần được giữ
A. nóng trên 80℃ hoặc lạnh dưới 0℃.
B. nóng trên 70℃ hoặc lạnh dưới 2℃.
C. nóng trên 60℃ hoặc lạnh dưới 5℃.
D. nóng trên 50℃ hoặc lạnh dưới 10℃.
Câu 8: Thức ăn sau khi nấu chín cần được giữ
A. nóng trên 80℃ hoặc lạnh dưới 0℃.
B. nóng trên 70℃ hoặc lạnh dưới 2℃.
C. nóng trên 60℃ hoặc lạnh dưới 5℃.
D. nóng trên 50℃ hoặc lạnh dưới 10℃.
Câu 9: Khi chế biến thực phẩm bằng phương pháp lên men lactic, mùi vị cần phải đạt yêu cầu như thế nào?
A. Mùi đặc trưng của hương liệu; vị ngọt thanh.
B. Mùi thơm, hương chua dịu; vị chua dịu, hài hòa.
C. Mùi chua, hơi hắc nhẹ; vị mặn.
D. Mùi hắc nhẹ; vị chua và cay nồng.
Câu 10: Ngành nghề nào nghiên cứu, thiết kế, tổ chức, giám sát quy trình chế biến; lắp đặt, vận hành, bảo trì máy móc, thiết bị liên quan đến chế biến thực phẩm?
A. Kĩ sư công nghệ chế biến thực phẩm.
B. Nhà chuyên môn về dinh dưỡng.
C. Nhà chuyên môn về giảng dạy.
D. Nhân viên về nghệ thuật, văn hóa và ẩm thực.
Câu 11: Để tránh bị bỏng khi nấu ăn cần chú ý
A. quay tay cầm dài của nồi vào phía trong, đặt nồi cách xa mép bàn để tránh bị rơi.
B. sử dụng khăn tay sạch và khô để lau bề mặt nồi trước khi cầm.
C. sử dụng găng tay nylon khi tiếp xúc trực tiếp với bề mặt nồi nóng.
D. không dùng nước để dập lửa khi đang đun nấu thức ăn.
Câu 12: Biện pháp nào sau đây có thể tiêu diệt hầu hết vi khuẩn gây bệnh?
A. Sử dụng nhiệt độ cao (nấu ở nhiệt độ sôi).
B. Sử dụng nhiệt độ từ –12 đến 0℃.
C. Sử dụng nhiệt độ từ 0 đến 4℃.
D. Sử dụng nhiệt độ từ 4 đến 60℃.
Câu 13: Làm thế nào để nước canh cải được trong, không vẩn đục?
A. Cần phải hớt bọt thường xuyên.
B. Sử dụng nước tinh khiết để nấu canh.
C. Thêm dầu ăn vào nước canh.
D. Đun sôi canh liên tục ở nhiệt độ cao.
Câu 14: Muối có vai trò gì trong quá trình lên men dưa?
(1) Giúp dịch bào của rau, củ, quả chiết ra nhanh và nhiều hơn.
(2) Cung cấp chất dinh dưỡng cho vi khuẩn lactic lên men nhanh hơn.
(3) Cung cấp khoáng chất cho dưa để quá trình lên men diễn ra nhanh hơn.
(4) Giúp rau, củ, quả hấp thụ nước nhanh và nhiều hơn.
Đáp án đúng là
A. (1), (2).
B. (1), (3).
C. (2), (3).
D. (2), (4).
Câu 15: Để trở thành một nhà chuyên môn về dinh dưỡng cần những tiêu chí nào?
(1) Xây dựng được thực đơn cho một bữa ăn với số lượng người nhất định.
(2) Sử dụng thành thạo dụng cụ và thiết bị chế biến thực phẩm trong gia đình.
(3) Tính toán được khẩu phần ăn và tư vấn dinh dưỡng cho các đối tượng có độ tuổi và công việc lao động khác nhau.
(4) Chăm chỉ, sạch sẽ, cẩn thận, chịu khó.
(5) Có khả năng truyền đạt, hướng dẫn, biểu diễn, thể hiện trước đám đông.
A. (1), (3), (4), (5).
B. (1), (2), (3), (5).
C. (2), (3), (4), (5).
D. (1), (2), (3), (4).
Câu 16: ........................................
........................................
........................................