Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 9 cánh diều Ôn tập giữa kì 2 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 9 cánh diều
TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 9 CÁNH DIỀU GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 05:
Câu 1: Tín hiệu mở đầu cho cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (19/12/1946) là sự kiện nào?
A. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng.
C. Công nhân nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) phá máy, cắt điện toàn thành phố.
D. Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng truyền đi.
Câu 2: Sau khi giành thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của cách mạng Việt Nam là gì?
A. Đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.
B. Xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.
C. Giải quyết tàn dư của chế độ cũ để lại.
D. Thực hiện đại đoàn kết dân tộc.
Câu 3: Qua tình hình nước Nga sau Cách mạng tháng Mười (1917) và Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám (1945), điều gì được khẳng định?
A. Dân tộc và dân chủ là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng.
B. Giành chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng.
C. Giành và giữ chính quyền chỉ là sự nghiệp của giai cấp vô sản.
D. Giành chính quyền đã khó nhưng giữ chính quyền còn khó hơn.
Câu 4: Ý nghĩa của việc ký Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) đối với chiến lược cách mạng Việt Nam là gì?
A. Sự mềm dẻo của Việt Nam trong việc phân hóa kẻ thù.
B. Sự thỏa hiệp của Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
C. Việt Nam không có khả năng đánh bại quân Pháp.
D. Sự non yếu trong lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Câu 5: Thắng lợi từ chiến dịch Việt Bắc (1947) và chiến dịch Biên giới (1950) để lại bài học quan trọng gì?
A. Đánh địch khi chúng còn mạnh.
B. Tiêu hao sinh lực địch.
C. Mở chiến dịch đánh ở các mặt trận.
D. Chủ động mở chiến dịch khi có thời cơ thuận lợi.
Câu 6: Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (21-7-1954) là:
A. không vi phạm chủ quyền dân tộc.
B. đảm bảo giành thắng lợi từng bước.
C. giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng.
D. phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù.
Câu 7: Bài học kinh nghiệm rút ra từ thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) được vận dụng trong xây dựng đất nước hiện nay là:
A. kết hợp đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh ngoại giao.
B. đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của nhân dân.
C. tận dụng thời cơ, chớp thời cơ cách mạng kịp thời.
D. kiên quyết, khéo léo trong đấu tranh quân sự.
Câu 8: Anh hùng lao động nào được vinh danh tại Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất được mệnh danh là “cha đẻ” của ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam?
A. Ngô Gia Khảm.
B. Hoàng Hanh.
C. Trần Đại Nghĩa.
D. Cù Chính Lan.
Câu 9: Nội dung nào dưới đây thể hiện điểm hạn chế của kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950)?
A. Vừa tập trung vừa phân tán lực lượng.
B. Vừa củng cố vừa mở rộng lực lượng.
C. Vừa phân tán lực lượng vừa chiếm các vị trí quan trọng.
D. Vừa tập trung lực lượng vừa phát triển đội quân nòng cốt.
Câu 10: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) của nhân dân Việt Nam, chiến thắng nào của ta được ghi nhận là “cái mốc bằng vàng, nơi ghi dấu chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc”?
A. Chiến thắng Việt Bắc thu đông năm 1947.
B. Chiến thắng Biên giới thu đông năm 1950.
C. Chiến thắng Ðiện Biên Phủ năm 1954.
D. Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương.
Câu 11: Nội dung nào không phản ánh thành tựu của kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 - 1965)?
A. Hơn 90% hộ nông dân vào hợp tác xã.
B. Công nghiệp quốc doanh chiếm tỉ trọng 93% trong tổng giá trị sản lượng ngành công nghiệp toàn miền Bắc.
C. Công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp đã giải quyết được 80% hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân.
D. Thương nghiệp tư nhân được Nhà nước ưu tiên phát triển nên đã chiếm lĩnh được thị trường.
Câu 12: Ý nghĩa nào dưới đây không phải của cuộc tổng tiến công chiến lược 1972?
A. Mở ra một bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
B. Giáng một đòn mạnh mẽ vào quân ngụy và quốc sách “bình định” của “Việt Nam hoá” chiến tranh.
C. Buộc Mĩ ngừng ngay cuộc ném bom đánh phá miền Bắc trong 12 ngày đêm.
D. Buộc Mĩ tuyên bố “Mĩ hoá” trở lại chiến tranh xâm lược, thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hoá” chiến tranh.
Câu 13: Kết qua lớn nhất của phong trào “Đồng khởi” là gì?
A. Phá vở từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch.
B. Lực lượng vũ trang được hình thành và phát triển, lực lượng chính trị được tập hợp đông đảo.
C. Ủy ban nhân dân tự quản tịch thu ruộng đất của bọn địa chủ chia cho dân cày nghèo.
D. Sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20 – 12 – 1960)
Câu 14: Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào “Đồng khởi” là gì?
A. Giáng một đòn mạnh vào chính sách thực dân mới của Mỹ ở miền Nam, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
B. Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của CM miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
C. Sự ra đời của mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam (20 – 12 – 1960).
D. Làm phá sản chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ.
Câu 15: Chiến thắng Vạn Tường (18- 8- 1968) đã chứng tỏ điều gì?
A. Lực lượng vũ trang CM miền Nam đủ sức đương đầu và đánh bại quân viễn chinh Mỹ.
B. Lực lượng vũ trang miền Nam đã trưởng thành.
C. Quân viễn chinh Mỹ đã mất khả năng chiến đấu.
D. Cách mạng miền Nam đã giành thắng lợi trong việc đánh bại “chiến tranh cục bộ” của Mỹ.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................