Đáp án Công dân 7 cánh diều Bài 9: Ứng phó với bạo lực học đường
File Đáp án câu hỏi và bài tập trong sách Công dân 7 cánh diều Bài 9: Ứng phó với bạo lực học đường. Phần này giúp kiểm tra nhanh đáp án trong các bài học. Có file word để tải về, rất thuận tiện trong việc dạy và học. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, ghi nhớ. Tránh trường hợp, học vẹt môn Công dân 7 cánh diều
Xem: => Giáo án công dân 7 cánh diều (bản word)
BÀI 9. ỨNG PHÓ VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
- Quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường
Câu hỏi: Em hãy đọc các hộp thông tin để trả lời câu hỏi trong các trường hợp sau (trang 44, 45, 46 mục 1 sgk)
- a) Em hãy chỉ ra các hành vi vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực học đường trong trường hợp trên.
- b) Những biện pháp phòng ngừa, can thiệp nào được thể hiện trong hai trường hợp trên?
- c) Hãy nêu quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường qua các thông tin trên.
Trả lời:
- a) Các hành vi vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực học đường trong trường hợp trên:
Trường hợp 1: Hành vi nhóm bạn thường xuyên đe dọa và lấy đồ của S là hành vi vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực học đường.
Trường hợp 2: Hành vi rủ một nhóm người đến dọa đánh bạn là hành vi vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực học đường.
- b) Trong hai trường hợp trên, nhờ có cô giáo và bố mẹ kịp thời can thiệp, khuyên răn giúp cho các bạn nhận ra lỗi sai của bản thân để không tiếp tục vi phạm pháp luật.
- c) Các hành vi học sinh không được làm:
- Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhả trưởng, người khác và học sinh khác.
- Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.
Biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường:
- Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người học, cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường, về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học đường, ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường phù hợp với khả năng của bản thân.
Biện pháp hỗ trợ người học có nguy cơ bị bạo lực học đường:
- Phát hiện kịp thời người học có hành vi gây gổ, có nguy cơ gây bạo lực học đường, người học có nguy cơ bị bạo lực học đường,
- Thực hiện tham vấn, tư vấn cho người học có nguy cơ bị bạo lực và gây ra bạo lực nhằm ngăn chặn, loại bỏ nguy cơ xảy ra bạo lực.
Biện pháp can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường:
- Thông báo kịp thời với gia đình người học để phối hợp xử lý, trường hợp vụ việc vượt quá khả năng giải quyết của cơ sở giáo dục thì thông báo kịp thời với cơ quan công an, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các cơ quan liên quan để phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật.
- Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực học đường
Câu 1: Em hãy quan sát các chỉ dẫn dưới đây, thảo luận với các bạn và xác định những việc cần làm để phòng ngừa bạo lực học đường (trang 46, 47 mục 2 sgk)
Trả lời:
Để phòng ngừa bạo lực học đường, mỗi học sinh cần:
- Có lối sống lành mạnh tránh xa phim ảnh, trò chơi bạo lực và các tệ nạn xã hội.
- Thân thiện, hoà đồng và xây dựng tình bạn lành mạnh.
- Kiềm chế cảm xúc, đặc biệt là các cảm xúc tiêu cực.
- Khéo léo và kịp thời trong giải quyết các hiểu nhầm, xích mích nhỏ.
- Nhận biết nguy cơ bị bạo lực học đường, tự chủ, không để bị lôi kéo, tham gia vào các vụ việc bạo lực học đường.
- Tìm hiểu các thông tin pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường.
Câu 2: Em hãy quan sát hình ảnh dưới đây và thảo luận (trang 47, 48 mục 2 sgk)
- a) Các bạn học sinh trong những hình ảnh trên đang gặp những tình huống nguy hiểm nào?
- b) Theo em, các bạn ấy đã làm gì để ứng phó với tình huống đó?
- c) Ngoài những cách ứng phó đó, em còn biết những cách nào khác?
Trả lời:
- a) Những tình huống nguy hiểm mà các bạn học sinh trong hình gặp phải:
- Hình ảnh 1: Bạn học sinh bị một bạn học sinh khác chặn đường lại với thái độ vô cùng khó chịu và cáu gắt.
- Hình ảnh 2: Bạn học sinh đang bị một người lạ mặt bám theo.
- Hình ảnh 3: Bạn học sinh đã bị bạn cùng lớp đánh.
- b) Cách ứng phó của các bạn:
- Hình ảnh 1: Bạn đã nhanh chóng nhận ra rằng đây không phải là một tình huống bình thường nên đã do dự suy nghĩ xem có nên đi tiếp không.
- Hình ảnh 2: Bạn học sinh đã nhanh chóng nhờ đến sự trợ giúp của người đi đường để thoát khỏi tình cảnh nguy hiểm.
- Hình ảnh 3: Bạn học sinh suy nghĩ về việc nói với bố mẹ như thế nào để bố mẹ đỡ lo lắng.
- c) Để ứng phó với bạo lực học đường, mỗi học sinh cần:
- Nhanh chóng nhận diện được dấu hiệu của bạo lực học đường.
- Bình tĩnh, tìm cơ hội thoát ra hoặc kêu gọi sự giúp đỡ.
- Thông báo sự việc cho gia đình, thầy cô hoặc trình báo cơ quan chức năng.
- Gọi số điện thoại đường dây nóng bảo vệ trẻ em 111.
- Khi chứng kiến bạo lực học đường, không thờ ơ vô cảm, lôi kéo tham gia, cổ vũ hành vi bạo lực học đường.
- Không tìm cách trả thù, đánh lại, tỏ thái độ thách thức.
Câu 3: Em hãy đọc trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi (trang 48 mục 2 sgk)
- a) Em hãy cho biết bạn T đã làm gì để ứng phó với hành vi trêu chọc quá mức của các bạn?
- b) Ngoài cách xử lý của T, em còn cách xử lý nào khác trong trường hợp trên?
- c) Nếu là bạn của T, khi được nhờ giúp đỡ em sẽ giúp bạn như thế nào?
Trả lời:
- a) T đã giữ được bình tĩnh và quyết định dùng thái độ nhẹ nhàng để yêu cầu các bạn không được trêu chọc nữa.
- b) Trước hết là em sẽ bỏ ngoài tai những lời trêu trọc của các bạn, các bạn thấy chán thì sẽ dừng lại. Nhưng nếu các bạn tiếp tục quá đáng hơn thì em sẽ nghiêm túc yêu cầu các bạn dừng lại và sẽ báo với cô giáo để nhờ đến sự trợ giúp từ cô.
- c) Trước hết em sẽ đứng về phía T và bênh vực T, yêu cầu những bạn kia dừng hành vi trêu chọc lại. Nếu như các bạn đó vẫn tiếp tục, em sẽ cùng T thưa chuyện với cô giáo và nhờ cô giáo can thiệp.
Câu 4: Em hãy đọc trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi (trang 48 mục 2 sgk)
- a) Trong tình huống trên, D và anh trai đã ứng phó như thế nào với bạo lực trực tuyến?
- b) Ngoài những cách trên, em còn biết những cách nào để ứng phó với bạo lực trực tuyến?
Trả lời:
- a) D đã không nhắn tin lại, đổi mật khẩu tài khoản xã hội, chặn tin nhắn từ người lạ. Sau đó D và anh trai đã gặp các bạn nói chuyện và yêu cầu các bạn không được thực hiện những hành vi đó nữa.
- b) Một số cách khác để ứng phó với bạo lực trực tuyến:
- Thông báo sự việc cho gia đình, thầy cô hoặc trình báo cơ quan chức năng.
- Gọi số điện thoại đường dây nóng bảo vệ trẻ em 111.
- Đổi mật khẩu để bảo vệ tài khoản mạng xã hội của cá nhân.
- Không tìm cách trả thù, tỏ thái độ thách thức.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Em hãy cho biết những cách ứng phó nào dưới đây là phù hợp với quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường?
- Lưu lại những hình ảnh, bài viết trên mạng xã hội có tính chất bạo lực học đường để báo cáo với nhà trường.
- Rủ bạn bè đi đánh lại nhằm giải quyết mâu thuẫn.
- Viết bài/quay video trực tuyến nhằm nói xấu khi bị xúc phạm trên mạng xã hội.
- Bỏ qua khi bị đánh để được yên ổn.
- Báo với gia đình khi bị bạo lực để nhận được ý kiến xử lý học sinh có hành vi bạo lực với mình.
- Gọi đến số điện thoại của phòng Tư vấn tâm lý học đường hoặc số 111.
- Báo cáo cơ quan công an khi bị đe doạ tính mạng.
Trả lời:
Cách ứng phó phù hợp với quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường:
- Lưu lại những hình ảnh, bài viết trên mạng xã hội có tính chất bạo lực học đường để báo cáo với nhà trường.
- Báo với gia đình khi bị bạo lực để nhận được ý kiến xử lý học sinh có hành vi bạo lực với mình.
- Gọi đến số điện thoại của phòng Tư vấn tâm lý học đường hoặc số 111.
- Báo cáo cơ quan công an khi bị đe doạ tính mạng.
Câu 2: Hãy thảo luận và đưa ra cách ứng phó với bạo lực học đường trong các tình huống sau:
Gần đây, H thường xuyên bị một nhóm bạn trong trường chặn đường, trêu chọc. Tuần này, nhóm bạn đó yêu cầu H phải mua đồ ăn cho họ thì sẽ không trêu chọc H nữa.
Vì là một cầu thủ bóng đá giỏi, thường xuyên ghi bàn nên Lâm bị một số bạn ở đội bóng lớp 7B không thích và thường xuyên tìm cách gây sự.
Trả lời:
Trường hợp 1:
Trong trường hợp này, trước tiên H không nên đi một mình mà cần rủ thêm bạn hoặc anh chị em đi cùng, tránh đi đến chỗ vắng người một mình.
Nếu nhóm người đó vẫn tiếp tục hành vi bắt nạt H thì H cần báo cáo cho thầy cô giáo và bố mẹ để kịp thời giúp đỡ và ngăn chặn hành vi bạo lực học đường.
Trường hợp 2:
Trước tiên Lâm cần phải giữ bình tĩnh trước hành vi gây sự này và không tỏ thái độ thách thức ngược lại, nghiêm túc yêu cầu các bạn dừng ngay hành vi đó lại.
Nếu sự việc vẫn tiếp diễn, Lâm cần tìm đến sự giúp đỡ của người lớn.
Câu 3: Em hãy đưa ra ý kiến về những hành vi bạo lực học đường trong các tình huống (trang 50 sgk)
Trả lời:
Ý kiến của em:
Tình huống 1:
- Hành động của Q trong trường hợp này là chưa đúng.
- Q cần phải dũng cảm đứng về phía T để cùng T chấm dứt tình trạng bạo lực học đường này bằng cách cùng T nói chuyện nghiêm túc, giải quyết mâu thuẫn giữa T và các bạn.
Tình huống 2: Em sẽ ghi lại bằng chứng ở trên mạng xã hội và nộp lên cho thầy cô giải quyết.
Tình huống 3: Em sẽ thuyết phục T rằng hãy can đảm báo cáo sự việc này lên thầy cô và bố mẹ bởi vì đây là một hành vi vi phạm pháp luật.
Tình huống 4:
- Trước tiên em cùng với các bạn bị nói xấu sẽ nói chuyện nghiêm túc với nhóm bạn kia và yêu cầu các bạn dừng ngay hành động này lại vì các bạn đang vi phạm pháp luật.
- Nếu các bạn không chịu dừng, em sẽ báo cáo lên thầy cô giáo.
Câu 4: Em hãy thảo luận với các bạn và cho biết, vì sao khi ứng phó với bạo lực học đường cần tuân thủ các quy định của pháp luật
Trả lời:
Khi ứng phó với bạo lực học đường cần tuân thủ các quy định của pháp luật vì pháp luật là khuôn khổ chung mà tất cả mọi người phải tuân thủ, kể cả việc ứng phó với tình huống bạo lực, để tránh gặp phải những rắc rối, vi phạm pháp luật.
VẬN DỤNG
Câu 1: Cùng các bạn trong lớp xây dựng một hòm thư mang tên “Điều em muốn nói”
Trả lời:
(*) Ví dụ một bức thư:
Xin chào cả lớp, tớ là An và tớ sẽ kể cho các cậu nghe về nạn bạo lực học đường. Tớ thấy chưa bao giờ những vụ việc bạo lực học đường lại xảy ra với tần suất dày đặc, có mức độ và tính chất nghiêm trọng trong xã hội hiện đại như ngày nay. Hơn nữa, bạo lực học đường còn được phổ biến rộng rãi bằng những video clip trên các trang mạng xã hội như facebook, zalo, twitter…
Bắt nạt không chỉ xảy ra ở trường chúng ta, nó cũng xảy ra ở những nơi khác. Tớ đã bị bắt nạt ở trường này và khi đang viết bức thư này tớ vẫn lo sợ. Bạo lực là những hành vi có tính chất thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lí đạo đức xúc phạm dùng để đe dọa, trấn áp, gây áp lực, tổn hại tới người khác. Bạo lực tồn tại dưới nhiều hình thức kể cả bằng lời nói, hành động vũ lực… gây nên những tổn thương về nhân phẩm, tinh thần và thể xác.
Bắt nạt không nhất thiết phải là ai đó đánh đập bạn, bắt nạt cũng có thể là khi ai đó nói những điều có ý nghĩa làm tổn thương bạn. Mọi người đôi khi bắt nạt vì họ ghen tị với bạn, họ làm điều đó bởi vì họ đang vật lộn với một cái gì đó trong cuộc sống của họ và họ trút giận lên người khác. Rất nhiều kẻ bắt nạt nghĩ rằng thật tuyệt khi chọn ai đó, nhưng tớ nghĩ bắt nạt là điều tệ nhất mà một người có thể làm. Trở nên tuyệt vời không có nghĩa là bắt nạt người khác, trở nên tuyệt vời là giúp đỡ và khuyến khích người khác trở thành người tốt.
Mẹ nói với tớ rằng những kẻ bắt nạt có thể là những người đang gặp khó khăn. Một kẻ bắt nạt đầy thương cảm đồng thời cũng là một người thực sự yếu đuối, họ luôn cần phải hạ bệ người khác để họ có thể cảm giác tự tinh.
Một kẻ bắt nạt là người cũng thực sự cần sự giúp đỡ cũng như người bị bắt nạt. Tớ nghĩ điều quan trọng là khi chúng ta thấy ai đó bị bắt nạt hoặc nếu chúng ta bị bắt nạt, chúng ta hãy nói với ai đó về điều này, và nếu giáo viên của bạn không lắng nghe, hãy chắc chắn rằng bạn đến gặp mẹ hoặc bố, hoặc người lớn khác mà bạn tin tưởng.
Tại trường học, tớ nghĩ rằng điều quan trọng nhất chính là sự giúp đỡ của các giáo viên, điều mà tớ chưa bao giờ nhận được.
Câu 2: Em hãy viết một bài tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường liên hệ với bản thân em.
Trả lời:
Tham khảo:
Bạo lực học đường đã và đang là vấn đề nóng bỏng được cả xã hội quan tâm. Về khái niệm, bạo lực học đường là hành vi thô bạo, ngang ngược, sử dụng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, gây tổn hại về cả thể chất lẫn tinh thần, diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường là một hiện tượng xã hội xảy ra ở nhiều nơi, nhiều cấp học, nhiều mức độ. Có những trường hợp chỉ đơn giản là đánh nhau, gây gổ, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp xảy ra ở mức độ nghiêm trọng, tụ tập để “trả thù”, “dằn mặt” nhau bằng các loại vũ khí nguy hiểm như dao, mã tấu, gậy,… khiến dư luận hoang mang. Không chỉ vậy, bạo lực học đường còn diễn ra trong mối quan hệ thầy – trò, thầy cô bạo hành học sinh, thậm chí còn có trường hợp học sinh đánh đập, sỉ nhục thầy cô. Nguyên nhân của hiện tượng này đến từ tâm lý học sinh háo thắng, dễ kích động, thầy cô quá stress với việc dạy học và không kiểm soát được bản thân.
Bên cạnh đó, còn do học sinh bị ảnh hưởng bởi tệ nạn, thói xấu trong xã hội, cha mẹ thiếu quan tâm đến con cái, nhà trường chưa sát sao trong việc giáo dục nhân cách học sinh, giáo viên. Tất cả những điều đó đều gây ra hậu quả khôn lường về cả thể chất, tiền bạc, lẫn tinh thần. Đã có rất nhiều học sinh phải nghỉ học, chuyển trường, chuyển lớp, trầm cảm vì bị bắt nạt và bạo lực bởi các bạn học sinh khác. Có thể thấy, tình trạng bạo lực học đường đang trở thành hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội, mỗi chúng ta cần ý thức được nguyên nhân, hậu quả của nó và ngăn chặn, đẩy lùi hiện tượng tiêu cực này.
=> Giáo án công dân 7 cánh diều bài 9: Ứng phó với bạo lực học đường (2 tiết)