Phiếu trắc nghiệm Công dân 7 cánh diều Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án công dân 7 cánh diều (bản word)

TRẮC NGHIỆM GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 2 

ĐỀ SỐ 01:

Câu 1: Hành động nào dưới đây không đúng với nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ?

A. Kính trọng, yêu thương, chăm sóc cha mẹ khi ốm đau.

B. Chỉ giúp đỡ cha mẹ khi được yêu cầu.

C. Sống có trách nhiệm, học tập và làm việc tốt để cha mẹ vui lòng.

D. Không được có hành vi xúc phạm, ngược đãi cha mẹ.

Câu 2: Một người bạn của em có dấu hiệu sử dụng chất kích thích. Em nên làm gì?

A. Báo cho người lớn và thầy cô để kịp thời can thiệp.

B. Thử sử dụng cùng bạn để hiểu rõ hơn về tác hại.

C. Tránh xa bạn để không bị ảnh hưởng.

D. Khuyên bạn tiếp tục vì tò mò cũng là điều bình thường.

Câu 3: Anh M muốn kết hôn với chị P, nhưng chị P chưa đủ 18 tuổi. Nếu vẫn tổ chức đám cưới và chung sống như vợ chồng, điều này có vi phạm pháp luật không?

A. Không vi phạm, vì hai bên tự nguyện.

B. Vi phạm, vì chị P chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định pháp luật.

C. Không vi phạm, nếu gia đình hai bên đồng ý.

D. Chỉ vi phạm nếu bị chính quyền phát hiện.

Câu 4: Nếu có mâu thuẫn với cha mẹ, em nên làm gì?

A. Thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình với thái độ tôn trọng.

B. Tránh mặt, không đối thoại với cha mẹ.

C. Bỏ nhà ra đi để thể hiện sự phản đối.

D. Phản ứng gay gắt, cãi vã với cha mẹ.

Câu 5: Bố mẹ của L thường xuyên cãi nhau vì vấn đề tài chính. L cảm thấy buồn và không biết phải làm gì. Theo em, L nên:

A. Tâm sự với người thân hoặc thầy cô để nhận lời khuyên.

B. Bỏ nhà đi để tránh nghe thấy những cuộc cãi vã.

C. Phớt lờ vì đây là chuyện của người lớn.

D. Cãi lại bố mẹ để bảo vệ quan điểm của mình.

Câu 6: Chế độ hôn nhân của nước ta là? 

A. Bình đẳng, tự nguyện, tiến bộ. 

B. Bình đẳng, một vợ một chồng. 

C. Bình đẳng, tiến bộ, một vợ, một chồng.

D. Bình đẳng, tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng.

Câu 7: Hành vi nào sau đây vi phạm quy định của Luật Trẻ em năm 2016 về phòng, chống tệ nạn xã hội?

A. Cho trẻ em sử dụng rượu bia.

C. Bình đẳng về cơ hội học tập.

B. Cung cấp các dịch vụ học tập.

D. Tham gia các hoạt động văn hoá.

Câu 8: Pháp luật nước ta không nghiêm cấm hành vi nào sau đây?

A. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý.

B. Cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý.

C. Mua dâm, bán dâm, chứa mại dâm, tổ chức hoạt động mại dâm, môi giới mại dâm.

D. Tham gia đăng kí kinh doanh những mặt hàng mà pháp luật cho phép.

Câu 9: Tệ nạn xã hội không bắt nguồn từ nguyên nhân nào sau đây?

A. Thiếu hiểu biết, ham chơi, đua đòi.

B. Bị dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc hoặc ép buộc.

C. Thiếu sự giáo dục phù hợp, quan tâm, chăm sóc, chia sẻ, yêu thương của gia đình.

D. Được chiều chuộng, quan tâm từ phía gia đình, nhà trường.

Câu 10: “Gia đình M sống ở một vùng quê nên còn nhiều khó khăn. Mỗi lần các em của M bị ốm, bố mẹ không đưa đến trạm y tế xã mà lại mời thầy cúng đến nhà làm lễ mong cho các em khỏi bệnh.”

Nếu là M, em sẽ làm gì để ngăn cản hành vi của bố mẹ?

A. Em không ngăn cản vì đó là một hành vi đúng đắn, thực tiễn.

B. Em sẽ giải thích cho bố mẹ hiểu để không tin vào thầy cúng mà nên đưa các em nhỏ đi đến các sơ sở y tế để khám chữa bệnh.

C. Em sẽ bảo bố mẹ phải yêu cầu thấy cúng xuất trình giấy phép hành nghề.

D. Em sẽ trình báo với cơ quan chức năng biết để đến bắt thầy cúng.

Câu 11: Anh P sau khi có hành vi đánh người gây thương tích và trộm một số lượng vàng lớn tại nhà anh K đã chạy trốn và về qua nhà. Ông Q là bố anh P biết sự việc đã khuyên con trai đi bỏ trốn, bà K là mẹ anh P không đồng ý và khuyên con trai nên ra đầu thú để nhận sự khoan hồng. Trong trường hợp trên, chủ thể nào đã thực hiện đúng pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội?

A. Bà K.

B. Ông Q.

C. Bà K và anh P.

D. Ông Q và anh P.

Câu 12: V (14 tuổi) rủ M (14 tuổi) đi chơi cùng một nhóm bạn. Trong cuộc trò chuyện với nhóm bạn, T là một thanh niên lớn tuổi nhất trong nhóm có chủ ý muốn nhờ V và M chuyển hộ một gói hàng cấm và hứa sau khi hoàn thành sẽ cho cả hai một khoản tiền hậu hĩnh. V thấy có vẻ hời nên định đồng ý nhưng đã bị M ngăn cản vì cho rằng đó là hành vi nguy hiểm và vi phạm pháp luật. Trong trường hợp này, chủ thể nào vi phạm pháp luật?

A. Bạn V và M

B. Bạn V và anh T.

C. Anh T.

D. Bạn V.

Câu 13: “K đã từng bị nghiện và đi cai nghiện thành công. Một lần tham gia sinh nhật, K thấy các bạn có ý định thử hút ma tuý. Từ những hậu quả mà bản thân trải qua, K đã khuyên ngăn các bạn là không nên thử.”

Em hãy nhận xét thái độ và hành vi của K trong trường hợp trên.

A. Thái độ và hành vi của K là đúng đắn và kịp thời, tránh để bạn của mình trở thành nạn nhân của ma tuý.

B. Hành vi của K thì đúng nhưng thái độ thì chưa phù hợp. K phải có một thái độ cương quyết.

C. Thái độ và hành vi của K là thừa thãi, nếu chúng nó thích chết thì cứ để chúng nó chết.

D. Thái độ và hành vi của K là chưa phù hợp bởi nó đã xâm phạm đến quyền riêng tư của mỗi người.

Câu 14: Ông nội của P đã già, ông bị đau lưng đi lại khó khăn, trong lúc lên bậc thềm ông bị ngã không dậy được. P nhìn thấy nhưng do giận ông thường dạy bảo nghiêm khắc nên không đỡ ông dậy mà bỏ đi chơi. P đã vi phạm điều gì sau đây?

A. Quyền và nghĩa vụ của con, cháu.

B. Quyền và nghĩa vụ của ông, bà.

C. Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ

D. Quyền và nghĩa vụ của anh, chị em.

Câu 15: “Một số bạn trong lớp của H đã xem các video về đánh bài ăn tiền trên mạng xã hội. Do tò mò, các bạn có ý định rủ nhau tụ tập cùng chơi bài.”

Nếu là H trong tình huống trên em sẽ làm gì?

A. Em sẽ giải thích cho các bạn hiểu đó là hành vi vi phạm pháp luật gây tổn thất về kinh tế và phải chịu trách nhiệm pháp lí.

B. Em sẽ bảo các bạn là phải kiếm chỗ nào kín kín không thì người ta phát hiện ra người ta báo công an thì chết.

C. Em sẽ vào đánh cùng và ăn hết tiền của các bạn đó.

D. Em sẽ giải thích cho các bạn hiểu là sách GDCD 7 dạy là không nên chơi cờ bạc.

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

TRẮC NGHIỆM Đ - S

Câu 1. Đọc tình huống sau:

Bà ngoại của Phương bị bệnh nặng, cần người chăm sóc. Mặc dù bận rộn với công việc, bố mẹ Phương vẫn sắp xếp thời gian để thay phiên nhau chăm sóc bà. Phương cũng tranh thủ những lúc rảnh rỗi để đến thăm hỏi, trò chuyện và giúp đỡ bà những việc nhỏ. Cả gia đình cùng nhau động viên bà vượt qua bệnh tật.

Theo em, đâu là đáp án đúng, đâu là đáp án sai về tình huống trên:

a) Việc bố mẹ Phương bận rộn nên không cần phải chăm sóc bà ngoại. 

b) Cả gia đình Phương đã thực hiện tốt nghĩa vụ chăm sóc người thân khi ốm đau. 

c) Phương đã thể hiện lòng hiếu thảo và trách nhiệm với người thân. 

d) Chỉ có con cái trực tiếp mới có trách nhiệm chăm sóc cha mẹ, ông bà. 

Câu 2. Đọc tình huống sau:

Chị Hoa và anh Tuấn là hai chị em ruột. Sau khi bố mẹ mất, chị Hoa đã đứng ra chăm sóc và nuôi dưỡng anh Tuấn ăn học. Chị Hoa luôn yêu thương và giúp đỡ anh Tuấn trong mọi việc. Anh Tuấn cũng rất biết ơn chị và luôn cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng chị.

Theo em, đâu là đáp án đúng, đâu là đáp án sai về tình huống trên:

a) Chị Hoa không có trách nhiệm nuôi dưỡng anh Tuấn vì chị đã có gia đình riêng. 

b) Chị Hoa và anh Tuấn đã thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của anh chị em trong gia đình. 

c) Việc nuôi dưỡng nhau khi cha mẹ không còn khả năng là nghĩa vụ của anh chị em. 

d) Anh Tuấn chỉ cần nhận sự giúp đỡ của chị Hoa mà không cần báo đáp.

Câu 3. ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay