Đáp án Địa lí cánh diều bài 25: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

BÀI 25. TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP

 

Quan niệm và vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Câu 1: Đọc thông tin và quan sát hình 25.1, hãy nêu quan niệm về tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Lấy ví dụ cụ thể về vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

Trả lời:

- Quan niệm về tổ chức lãnh thổ công nghiệp: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là việc bố trí, sắp xếp các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đẻ tạo nên không gian lãnh thổ công nghiệp các cấp khác nhau trên cơ sở sử dụng hợp lí các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội và môi trường.

- Vai trò:

  • Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật chất, lao động.
  • Góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
  • Giải quyết việc làm, đào tạo lao động có kĩ thuật, nâng cao thu nhập và đời sống cho công nhân.
  • Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường đảm bảo cho phát triển bền vững.

=> Ví dụ: Khu công nghiệp Phú Tài và Long Mỹ

- Khu công nghiệp Phú Tài và Long Mỹ hình thành thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp. Bên cạnh đó, hoạt động từ các khu công nghiệp đã góp phần giải quyết việc làm ổn định với thu nhập khá cho một lực lượng lớn lao động trong tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển các dịch vụ và chuyển dần một lượng lớn lao động nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp với tác phong công nghiệp, đời sống nhân dân trong khu vực từng bước được cải thiện và bộ mặt của địa phương. Hàng năm, các doanh nghiệp Khu công nghiệp Phú Tài và Long Mỹ đã đóng góp về giá trị sản xuất công nghiệp chiếm trên 30% và kim ngạch xuất khẩu chiếm trên 40% giá trị toàn tỉnh Hậu Giang.

Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Câu 1: Dựa vào bảng 25, hãy nêu ví dụ cụ thể về một trong các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

Trả lời:

Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp:

  1. Điểm công nghiệp:

- Lãnh thổ không lớn, gồm một vài xí nghiệp, có cơ sở hạ tầng riêng.

- Các xí nghiệp phân bố gần nguồn nguyên liệu, không có mối liên hệ sản xuất.

=> Ví dụ: Chế biến chè ở Mộc Châu (Sơn La), chế biến cà phê ở Tây Nguyên, chế biến gỗ ở Gia Nghĩa (Đăk Nông), …

  1. Khu công nghiệp:

- Có ranh giới địa lí xác định, không có dân cư sinh sống.

- Tập trung tương đối nhiều xí nghiệp, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

- Các xí nghiệp, doanh nghiệp trong khu công nghiệp có sự liên kết, hợp tác cao, sản xuất các sản phẩm vừa tiêu thụ trong nước, vừa xuất khẩu.

=> Ví dụ: Khu chế xuất Tân Thuận, KCN Nhơn Trạch 1, 2, 3, KCN Sông Mây (Đồng Nai); KCN Quế Võ (Bắc Ninh); KCN Bắc Vinh (Vinh), khu chế xuất Linh Trung 1, khu công nghệ cao Hòa Lạc, …

  1. Trung tâm công nghiệp:

- Gần với đô thị, gồm nhiều xí nghiệp, doanh nghiệp, khu công nghiệp tập trung có mối liên hệ chặt chẽ về quy trình công nghệ, hỗ trợ nhau trong sản xuất.

- Có các xí nghiệp, doanh nghiệp hạt nhân và các xí nghiệp, doanh nghiệp dịch vụ hỗ trợ.

- Có dân cư sinh sống và có cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng hoàn thiện, nguồn lao động dồi dào.

- Quy mô khác nhau phụ thuộc tính chất chuyên môn hóa,

=> Ví dụ: Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Vũng Tàu, Cần Thơ,..

  1. Vùng công nghiệp:

- Vùng lãnh thổ rộng lớn, được quy hoạch, bao gồm các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở cấp thấp hơn, có mối liên hệ mật thiết về sản xuất.

- Một vài ngành công nghiệp chủ đạo, trong đó hạt nhân tạo vùng là trung tâm công nghiệp lớn, bên cạnh đó còn có các ngành công nghiệp bổ trợ và phục vụ.

- Sản xuất mang tính chất hàng hoá.

=> Ví dụ: Theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp (năm 2001), cả nước được phân thành sáu vùng công nghiệp:

  • Vùng 1: Các tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ, trừ Quảng Ninh.
  • Vùng 2: Các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
  • Vùng 3: Các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận.
  • Vùng 4: Các tỉnh thuộc Tây Nguyên, trừ Lâm Đồng.
  • Vùng 5: Các tỉnh Đông Nam Bộ và Bình Thuận, Lâm Đồng.
  • Vùng 6: Các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Hoàn thành sơ đồ theo mẫu sau để thể hiện đặc điểm của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

Trả lời:

Đặc điểm của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp được thể hiện qua sơ đồ sau:

VẬN DỤNG

Câu 1: Hãy thu thập thông tin về một trong số các khu công nghiệp ở nước ta.

Trả lời:

Thông tin về một trong số các khu công nghiệp ở nước ta:

  1. Khu công nghiệp Phước Đông:

- Hình thành và quy mô:

KCN Phước Đông được quy hoạch theo Quyết định số: 1477/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân Tỉnh Tây Ninh. Chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn VRG, thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Tổng diện tích của Khu công nghiệp Phước Đông là 2191,97 ha, nằm trong Khu liên hợp rộng 3.285 ha.

- Vị trí địa lý:

Khu công nghiệp Phước Đông nằm trên hai huyện và thị xã là Huyện Gò Dầu và Thị xã Trảng Bàng, Tỉnh Tây Ninh, Việt Nam. Nằm ở trung tâm của tỉnh Tây Ninh là điểm kết nối chính giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Phnôm Pênh, hai trung tâm kinh tế và văn hóa quan trọng của Việt Nam và Campuchia.

  • Đường Xuyên Á (Quốc lộ 22): 10 km
  • Trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh: 60 km
  • Trung tâm Thành phố Tây Ninh: 35 km
  • Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài: 20 km
  1. Khu công nghiệp Hiệp Phước:

- Hình thành và quy mô:

Khu công nghiệp Hiệp Phước thành lập vào năm 2007 với số vốn của chủ sở hữu là 924,8 tỷ đồng. Quy mô diện tích của khu này là 2000 ha, ngoài ra 384.71 ha dành cho việc xây dựng các khu cảng, kho bãi tập kết hàng hóa.

- Vị trí địa lý:

Địa chỉ nằm trên hai địa phận xã Long Thới và xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh;

Nằm trên các tuyến đường trọng điểm như đường vành đai 1, 2, 4, đường Võ Văn Kiệt, đường Nguyễn Hữu Thọ;

  • Khoảng cách đến sân bay Tân Sơn Nhất là 21km;
  • Khoảng cách đến Phú Mỹ Hưng là 10km;
  • Khoảng cách đến cảng Hiệp Phước là 1km.
  1. Khu công nghiệp Nam Đình Vũ – Hải Phòng:

- Hình thành và quy mô

Nam Đình Vũ được thành lập vào năm 2009 với quy mô lớn lên đến 1329 ha với nhiều phân khu có các chức năng riêng biệt, đảm bảo hoạt động sản xuất.

- Vị trí địa lý

Khu công nghiệp Nam Đình Vũ nằm trong trục chính của tam giác kinh tế Đông Bắc Bộ bao gồm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Đồng thời, khu kết nối liên hoàn với mạng lưới giao thông quốc gia và tiệm cận với những tuyến giao thông huyết mạch quan trọng:

+ Về đường bộ:

  • Cách trung tâm thành phố Hải Phòng: 10Km
  • Cách cảng nước sâu quốc tế Lạch Huyện: 0Km
  • Cách cao tốc Hà Nội – Hải Phòng: 03 Km
  • Cách thủ đô Hà Nội: 105Km
  • Cách sân bay quốc tế Cát Bi: 8Km
  • Cách đường ô tô xuyên biển Tân Vũ – Lạch Huyện: 0Km

+ Về đường thủy: Nam Đình Vũ IP nằm ở hạ lưu sông Bạch Đằng kết nối với luồng chính của hệ thống cảng Hải Phòng thông qua kênh Tráp và kênh Hà Nam.

+ Về đường sắt: Nam Đình Vũ cách ga Hải Phòng 15 km. Trong tương lai tuyến đường sắt Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai tới Côn Minh, Trung Quốc sẽ được nối dài đến Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải trong đó Nam Đình Vũ nằm ở trung tâm.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Địa lí 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay