Đáp án Địa lí cánh diều bài 28: Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch

File Đáp án Địa lí 10 cánh diều bài 28: Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch . Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

BÀI 28. THƯƠNG MẠI, TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG VÀ DU LỊCH

 

Thương mại

Câu 1: Đọc thông tin và quan sát hình 28.1, hãy nêu ví dụ cụ thể về vai trò của ngành thương mại

Trả lời:

* Vai trò của ngành thương mại:

- Cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng thông qua việc trao đổi, luân chuyển hàng hoá, dịch vụ giữa người bán và người mua.

=> Ví dụ: Việc mua bán, trao đổi hàng hóa sử dụng hằng ngày như gạo, thực phẩm ở chợ, siêu thị,...

- Điều tiết sản xuất, giúp hàng hoá được trao đổi, mở rộng thị trường và thúc đẩy phát triển sản xuất.

=> Ví dụ: Ở nước ta trong những năm gần đây, mạng lưới kinh doanh thương mại phát triển nhanh, đa dạng về ngành nghề bao gồm cả thương nghiệp, nhà hàng ăn uống, dịch vụ,  hệ thống cửa hàng bán buôn, bán lẻ cũng phát triển rộng khắp, phủ kín tới tận các thôn, làng vùng sâu, vùng xa thực sự là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy giao thương hàng hóa trên cả nước.

- Thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ trong nước và quốc tế, làm cho nền kinh tế của mỗi nước là một bộ phận khăng khít của nền kinh tế thế giới.

=> Ví dụ: Việt Nam giao lưu với các nước để xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa -> Nhật Bản nhập khẩu nông sản từ Việt Nam.

- Hướng dẫn tiêu dùng, tạo ra tập quán tiêu dùng mới, thị hiếu mới.

=> Ví dụ: Xu hướng chi tiêu và sở thích mua sắm trong bối cảnh dịch Covid đã thay đổi, từ mua sắm truyền thống sang mua sắm trực tuyến.

Câu 2: Quan sát hình 28.2, hãy trình bày và nêu ví dụ cụ thể về một trong ba đặc điểm của thương mại.

Trả lời:

- Đặc điểm của thương mại:

  • Hoạt động theo quy luật cung, cầu; gắn liền với giá cả, thị trường và xu hướng trong cung, cầu của các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ.
  • Không gian hoạt động ngày càng mở rộng, không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia (nội thương) mà còn mở rộng ra thế giới, mang tính toàn cầu (ngoại thương).

Hoạt động chủ yếu có hai nhóm là mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ.

- Ví dụ:

  • Mua bán hàng hóa: là việc mua bán trao đổi hàng hóa luôn dẫn đến hệ quả pháp lý là sự chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa từ người bán sang người mua. => Trao đổi trong mua bán bất động sản, mua bán hàng hóa thiết yếu,...
  • Cung ứng dịch vụ: sản xuất và tiêu thụ còn quá trình tạo và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời và trực tiếp giữa người cung ứng dịch vụ và người sử dụng dịch vụ. => Sự trao đổi khi đi khám bệnh ở bệnh viện, đi du lịch,...

Câu 3: Đọc thông tin, hãy lựa chọn và phân tích một hoặc hai nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành thương mại. Lấy ví dụ cụ thể.

Trả lời:

Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành thương mại:

- Trình độ phát triển kinh tế: tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu trong nước, cung cấp nhiều mặt hàng xuất khẩu.

=> Ví dụ: Kinh tế phát triển, sản xuất được nhiều mặt hàng giúp tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của nước ta. -> Năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng kim ngạch xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 48,6% so với năm 2019, đạt 27,19 tỷ USD; đóng góp 48,4% vào mức tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa chung của cả nước.

- Đặc điểm dân số: ảnh hưởng phát triển và phân bố nội thương, đến việc tập trung sản xuất các mặt hàng xuất khẩu cần nhiều lao động.

=> Ví dụ: Nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hóa dịch vụ tăng giúp cho ngành thương mại phát triển, nhu cầu nhân lực tăng.

- Khoa học - công nghệ và chính sách: có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cơ cầu thương mại, mở rộng hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ,

=> Ví dụ: Phát triển thương mại điện tử khiến cho nhu cầu mua sắm trực tuyến ngày càng tăng, việc trao đổi dễ dàng hơn.

Câu 4: Đọc thông tin, hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành nội thương.

Trả lời:

* Tình hình phát triển

- Nội thương là hoạt động thương mại diễn ra bên trong phạm vi của một quốc gia.

- Hoạt động nội thương là điều kiện thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, tạo ra thị trường thống nhất trong nước và đẩy mạnh phân công lao động giữa các vùng.

- Nội thương đáp ứng mọi nhu cầu của sản xuất và đời sống, lưu thông hàng hoá và dịch vụ trong nước được thông suốt.

-Trong hoạt động nội thương, chỉ tiêu Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng được coi là thước đo quan trọng.

* Phân bố

- Việc mua bán hàng hoá và dịch vụ thường diễn ra tại các cửa hàng bán lẻ, chợ, cửa hàng tạp hoá, siêu thị, trung tâm thương mại.

- Hệ thống bán buôn, bán lẻ phát triển nhanh trên toàn thế giới, nhiều tập đoàn thương mại và siêu thị lớn đã có mặt ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

- Xã hội văn minh, hiện đại, con người có xu hướng mua sắm hàng hoá ở các siêu thị, trung tâm thương mại và mua bán online.

Câu 5: Đọc thông tin, hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành ngoại thương.

Trả lời:

* Tình hình phát triển ngành ngoại thương:

- Xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập làm cho hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra sôi động và gia tăng nhanh chóng.

  • Năm 2000: tổng trị giá hàng hoá xuất nhập khẩu trên thị trường thế giới là 12,9 nghìn tỉ USD (chiếm 41,0 % GDP toàn cầu),
  • Năm 2019: tổng trị giá hàng hoá xuất nhập khẩu trên thị trường thế giới tăng lên 37,17 nghìn tỉ USD (chiếm 42,3 % GDP toàn cầu), tăng gần 2,9 lần.

- Cơ cấu hàng xuất khẩu trên thể giới có những thay đổi rõ rệt.

  • Các sản phẩm của công nghiệp chế biến và dầu mỏ chiếm tỉ trọng cao.
  • Các mặt hàng nông sản, nguyên vật liệu, sản phẩm thô chiếm tỉ trọng thấp hơn.

- Phân bố ngành ngoại thương:

  • Các khu vực có đóng góp lớn vào hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá là Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Á....
  • Các quốc gia có trị giá xuất nhập khẩu hàng đầu thế giới là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Anh, Hà Lan, Hàn Quốc,...
  • Những nước xuất siêu:Trung Quốc, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc.....
  • Những nước nhập siêu là Hoa Kỷ, Anh, Pháp, Nhật Bản...

Tài chính ngân hàng

Câu 1: Đọc thông tin và quan sát hình 28.4, hãy nêu ví dụ cụ thể về vai trò của ngành tài chính ngân hàng.

Trả lời:

* Vai trò của ngành tài chính ngân hàng:

  • Là bộ phận quan trọng của nền kinh tế, cung cấp các dịch vụ tài chính, đáp ứng nhu cầu khác nhau của sản xuất và đời sống.

=> Ví dụ: Các dịch vụ tài chính như: Bảo hiểm, Nhận tiền gửi, cho vay, chứng khoán,…

  • Tạo cơ hội cho nhà sản xuất và người dân thanh khoản trên thị trường, duy trì nguồn cung tài chính thông qua việc hình thành và sử dụng quỹ tiền tệ.

=> Ví dụ:  Ngày nay, các chủ sở hữu doanh nghiệp vừa và nhỏ có xu hướng tìm kiếm các dịch vụ hỗ trợ tài chính, chẳng hạn như vay vốn nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh. Các khoản vay sẽ giúp hỗ trợ các nhu cầu về vốn một cách nhanh chóng, cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiết kiệm thời gian, tiếp cận nhiều cơ hội mới và phát huy lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

  • Điều tiết và ổn định nền kinh tế, tạo đà tăng trưởng và phát triển kinh tế.

=> Ví dụ: Kinh tế trong nước năm 2021 đối mặt với những khó khăn chưa từng có do tác động nghiêm trọng của đại dịch COVID-19 lên đời sống nhân dân và sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa, dịch vụ. Trong bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước đã kịp thời đưa ra các quyết sách hỗ trợ nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với sứ mệnh điều hành chính sách tiền tệ, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đã chỉ đạo toàn ngành ngân hàng triển khai nhiều giải pháp căn cơ để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, duy trì vốn cho sản xuất, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội. -> bảo đảm thanh khoản trên thị trường tiền tệ, tạo điều kiện để các TCTD tiếp tục giảm lãi suất cho vay, sẵn sàng nguồn vốn hỗ trợ các TCTD đẩy mạnh tín dụng, ổn định lãi suất điều hành ở mức thấp, tạo điều kiện để mặt bằng lãi suất cho vay và huy động của TCTD giảm,…

  • Góp phần hình thành quan hệ tích lũy và tiêu dùng hợp lí.

=> Ví dụ: Có các chính sách cho vay hợp lí.

Câu 2: Đọc thông tin, hãy trình bày và nêu ví dụ cụ thể về đặc điểm của ngành tài chính ngân hàng.

Trả lời:

* Đặc điểm của ngành tài chính ngân hàng:

- Gồm hai bộ phận khăng khít với nhau là tài chính và ngân hàng.

=> Ví dụ:

  • Các công ty tài chính: giúp huy động vốn cho vay, đầu tư, cung ứng dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ nhưng nguyên tắc không được làm dịch vụ thanh toán và không được nhận tiền gửi dưới một năm.
  • Các ngân hàng thương mại: kinh doanh cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ như nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.

- Các tổ chức tài chính và các ngân hàng có quy mô khác nhau dựa trên tài sản, doanh thu và đối tượng phục vụ.

=> Ví dụ: Các ngân hàng thương mại như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí toàn cầu,… Các công ty tài chính như Công ty tài chính cổ phần Điện Lực, Công ty tài chính TNHH MTV Bưu điện,..

- Tính thuận tiện, nhanh chóng, lãi suất, phi dịch vụ quyết định tới việc lựa chọn các tổ chức tài chính và các ngân hàng của người tiêu dùng.

=> Ví dụ: Những ngân hàng có dịch vụ thanh toán nhanh, lãi suất vay thấp sẽ nhận được nhiều sự lựa chọn hơn.

Câu 3: Đọc thông tin, hãy và phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phát triển và phân bố ngành tài chính ngân hàng.

Trả lời:

Các nhân tố đến sự phát triển và phân bố ngành tài chính ngân hàng:

  1. Sự phát triển của nền kinh tế: kinh tế càng phát triển -> tạo ra nhiêu tổng sản phẩm xã hội, -> quỹ tiền tệ -> đáp ứng nhu cầu chi tiêu hoặc tích luỹ tiền tệ của mọi chủ thể trong xã hội.
  2. Khoa học — công nghệ, mức thu nhập của dân cư,...: Mức thu nhập tăng, gửi tiết kiệm nhiều.
  3. Chính sách tài chính ảnh hưởng đến sự phát triển và hiệu quả của ngành: Trong đại dịch covid-19, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với sứ mệnh điều hành chính sách tiền tệ, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đã chỉ đạo toàn ngành ngân hàng triển khai nhiều giải pháp căn cơ để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, duy trì vốn cho sản xuất, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội.

Câu 4: Đọc thông tin, hãy cho biết các trung tâm tài chính ngân hàng lớn trên thế giới.

Trả lời:

Các trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới hiện nay là:

  • Niu Y-oóc
  • Luân-đôn
  • Tô-ky-ô
  • Thượng Hải
  • Bắc Kinh
  • Xin-ga-po
  • Phran-phuôc
  • Zu-rích

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Địa lí 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay