Đáp án Hóa học 12 cánh diều Bài 6: Amino Acid
File đáp án Hóa học 12 cánh diều Bài 6: Amino Acid. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.
Xem: => Giáo án hoá học 12 cánh diều
BÀI 6: AMINO ACID
MỞ ĐẦU:
Glutamic acid thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức có công thức cấu tạo như sau:
Glutamic acid là một amino acid có vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất của cơ thể động vật. Hãy cho biết trong phân tử amino acid có những nhóm chức nào. Từ đó, dự đoán những tính chất hóa học đặc trưng của amino acid.
Hướng dẫn chi tiết:
Trong phân tử amino acid có chứa nhóm chức –COOH và –NH2. Nên các amino acid có tính lưỡng tính và tham gia được phản ứng ester hóa; các - và -amino acid có thể tham gia phản ứng trùng ngưng tạo polyamide.
I. KHÁI NIỆM VÀ DANH PHÁP
Câu hỏi 1: Trong các hợp chất sau, hợp chất nào là amino acid?
(A) CH3CH2COONH4
(B) CH3NHCH2COOC2H5
(C) H2N–CH2–CH2–CO–NH2
(D) H2N–CH2–CH(COOH)–CH2–NH2
Hướng dẫn chi tiết:
Hợp chất (D) là amino acid.
Câu hỏi 2: Cho biết các chất dưới đây là α, β hay γ amino acid và gọi tên các amino acid này bằng tên thay thế:
(1) H2N–CH(CH3)–COOH
(2) CH3–CH(CH2–NH2)COOH
(3) H2N–CH2–CH2–CH(CH3) –COOH
Hướng dẫn chi tiết:
Amino acid |
Loại amino acid |
Tên thay thế |
(1) H2N–CH(CH3)–COOH |
α amino acid |
2-aminopropanoic acid |
(2) CH3–CH(CH2–NH2)COOH |
β amino acid |
3-amino-3-methylpropanoic acid |
(3) H2N–CH2–CH2–CH(CH3) –COOH |
γ amino acid |
4-amino-2-methylbutanoic acid |
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
Câu hỏi 3: Quan sát Hình 6.1 và cho biết: Trong điều kiện thí nghiệm ở pH = 6,0, mỗi amino acid lysine, glycine, glutamic acid tồn tại chủ yếu ở dạng cation, anion hay ở dạng ion lưỡng cực?
Hướng dẫn chi tiết:
- Lysine tồn tại chủ yếu ở dạng cation.
- Glycine tồn tại chủ yếu ở dạng ion lưỡng cực.
- Glutamic acid tồn tại chủ yếu ở dạng anion.
Luyện tập 1: Cho alanine tác dụng với ethanol khi có acid vô cơ mạnh làm xúc tác để tạo thành ester. Viết phương trình hóa học của phản ứng tạo thành ester (giả thiết ester tồn tại ở dạng tự do, không tạo muối với acid vô cơ).
Hướng dẫn chi tiết:
PTHH: CH3CH(NH2)COOH + C2H5OH CH3CH(NH2)COOC2H5 + H2O
Luyện tập 2: Viết phương trình hóa học của phản ứng trùng ngưng ꞷ-aminoenanthic acid (hay 7-aminoheptanoic acid) để tạo thành polyenantoamide.
Hướng dẫn chi tiết:
PTHH: nH2N-(CH2)6-COOH (-HN(CH2)6-CO-)n
BÀI TẬP:
Bài 1: Viết công thức cấu tạo của các amino acid có cùng công thức phân tử C3H7NO2. Gọi tên các amino acid trên theo danh pháp thay thế và danh pháp bán hệ thống.
Hướng dẫn chi tiết:
Amino acid |
Tên theo danh pháp thay thế |
Tên theo danh pháp bán hệ thống |
2-aminopropanoic acid |
α-aminopropionic acid |
|
3-aminopropanoic acid |
β-aminopropionic acid |
Bài 2: Hợp chất A là một amino acid. Phổ MS của ester B (được điều chế từ A và methanol) xuất hiện peak của ion phân tử [M]+ có giá trị m/z = 89. Biện luận để xác định công thức phân tử của A. Viết công thức cấu tạo của A và viết các phương trình hóa học của phản ứng chuyển hóa A thành B.
Hướng dẫn chi tiết:
Ester B được điều chế từ A và methanol CTTQ của B là: H2NRCOOCH3.
Phổ MS của B xuất hiện peak của ion phân tử [M]+ có giá trị m/z = 89 MB = 89.
16 + R + 44 + 15 = 89 R = 14.
B có CTCT là H2NCH2COOCH3.
Nên A có CTCT là H2NCH2COOH.
Phương trình hóa học của phản ứng chuyển hóa A thành B:
H2NCH2COOH + CH3OH H2NCH2COOCH3 + H2O
=> Giáo án Hóa học 12 Cánh diều bài 6: Amino acid