Giáo án Hóa học 12 Cánh diều bài 6: Amino acid
Giáo án bài 6: Amino acid sách Hoá học 12 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Hoá học 12 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án hoá học 12 cánh diều
Xem video về mẫu Giáo án Hóa học 12 Cánh diều bài 6: Amino acid
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án hoá học 12 cánh diều đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 6: AMINO ACID
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Khái niệm về amino acid, amino acid thiên nhiên, amino acid trong cơ thể; một số amino acid thông dụng; đặc điểm cấu tạo của phân tử amino acid.
Các đặc điểm về tính chất vật lí của một số amino acid (trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, khả năng hòa tan).
Các tính chất hóa học đặc trưng của amino acid (tính lưỡng tính, phản ứng ester hóa ; phản ứng trùng ngưng của - và -amino acid).
Khả năng di chuyển của amino acid trong điện trường ở các giá trị pH khác nhau (tính chất điện di).
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về amino acid.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận, làm việc nhóm hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết tốt các tình huống xảy ra trong quá trình thảo luận và làm việc nhóm.
Năng lực hóa học:
Năng lực nhận thức hóa học: Nêu được khái niệm về amino acid, amino thiên nhiên, amino acid trong cơ thể ; gọi được tên một số amino acid thông dụng; nêu được đặc điểm cấu tạo của phân tử amino acid; Nêu được các đặc điểm về tính chất vật lí của một số amino acid.
Năng lực tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học: Trình bày được các tính chất hóa học đặc trưng của amino acid.
Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nêu được khả năng di chuyển của amino acid trong điện trường ở các giá trị pH khác nhau (tính chất điện di).
3. Phẩm chất
Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
Cẩn thận, trung thực và thực hiện an toàn trong quá trình làm thực hành.
Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hóa học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, SBT.
Máy tính, máy chiếu
2. Đối với học sinh
SGK, SBT.
Vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
a. Mục tiêu: HS xác định được nhiệm vụ học tập cơ bản của bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi mở đầu.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS theo ý kiến cá nhân.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đặt câu hỏi mở đầu:
Glutamic acid thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức có công thức cấu tạo như sau:
Glutamic acid là một amino acid có vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất của cơ thể động vật. Hãy cho biết trong phân tử amino acid có những nhóm chức nào. Từ đó, dự đoán những tính chất hóa học đặc trưng của amino acid.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS cho ý kiến, các HS khác chú ý lắng nghe để nhận xét.
Gợi ý đáp án:
Trong phân tử amino acid có nhóm chức NH2 và COOH. Từ đó, dự đoán amino acid có các tính chất: Tính acid – base, tính điện di, tạo được phản ứng ester và phản ứng trùng ngưng.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Các amino acid thiên nhiên là những hợp chất cơ sở để kiến tạo nên các loại protein của cơ thể sống. Một số amino acid được dùng phổ biến trong đời sống như muối monosodium của glutamic acid dùng làm gia vị thức ăn (gọi là mì chính hay bột ngọt), glutamic acid là thuốc hỗ trợ thần kinh. Vậy amino acid là gì? Những tính chất nào đặc trưng cho amino acid? Sau khi học xong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ trả lời được câu hỏi trên. Chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay – Bài 6: Amino acid.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và danh pháp amino acid
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khái niệm về amino acid, amino acid thiên nhiên, amino acid trong cơ thể; gọi được tên một số amino acid thông dụng; nêu được đặc điểm cấu tạo của phân tử amino acid.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời CH1, CH2 SGK trang 42 – 43.
c. Sản phẩm học tập: Khái niệm; tên gọi amino acid; câu trả lời cho CH1, CH2 SGK trang 42 – 43.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Tìm hiểu về khái niệm amino acid Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV viết một số công thức của amino acid: - GV yêu cầu HS: +Quan sát các công thức trên và cho biết đặc điểm cấu tạo chung của các hợp chất này là gì? (đều có nhóm NH2 và COOH) + Từ đó, hãy rút ra định nghĩa về amino acid từ các nhận xét trên và cho ví dụ minh họa. - GV yêu cầu HS trả lời CH1 SGK trang 42: Trong các hợp chất sau, hợp chất nào là amino acid? - GV cung cấp kiến thức về cấu tạo phân tử amino acid: Các nhóm chức trong amino acid tương tác tạo thành ion lưỡng cực. - GV giới thiệu thêm: Amino acid có thể có sẵn trong tự nhiên hoặc được tổng hợp quá các quá trình hóa học. Có khoảng 20 amino acid cấu thành nên phần lớn protein trong cơ thể. Trong đó, có 9 amino acid thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được, chúng cần được cung cấp cho cơ thể qua thức ăn. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV, CH1 SGK trang 42. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi của GV. - GV mời 1 HS trả lời CH1 SGK trang 42: Hợp chất (D) là amino acid vì phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm carboxyl. - Các HS khác lắng nghe để nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về khái niệm amino acid. | I. Khái niệm và danh pháp 1. Khái niệm - Amino acid là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino (-NH2) và nhóm carboxyl (-COOH). Ví dụ: - Các nhóm -COOH và nhóm -NH2 tương tác với nhau làm cho phân tử amino acid tồn tại chủ yếu ở dạng ion lưỡng cực:
|
Tìm hiểu về danh pháp amino acid Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS nhắc lại cách đọc tên thay thế của carboxylic acid đã học ở lớp 11. (Tên hydrocarbon (bỏ e) oic acid) - GV hướng dẫn HS cách đọc danh pháp thay thế của amino acid: Giả sử gắn thêm nhóm -NH2 (nhóm amino) làm nhánh. Em hãy đọc tên của amino acid như của carboxylic acid với nhóm NH2 làm nhánh. - GV lấy ví dụ: - GV hướng dẫn HS cách đọc tên thay thế của amino acid: Thay các vị trí 2, 3, 4,… của nhóm amino bằng các chữ cái Hy Lạp tương ứng - GV lấy ví dụ: - GV yêu cầu HS trả lời CH2 SGK trang 43: Cho biết các chất dưới đây là hay amino acid và gọi tên các amino acid này bằng tên thay thế: - GV hướng dẫn HS cách ghi nhớ tên thông thường của một số -amino acid qua bảng 6.1 SGK trang 43. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV, CH2 SGK trang 42. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi của GV. – GV mời 2 – 3 HS trả lời CH2 SGK trang 4: + (1): amino acid; 2-aminopropanoic acid. + (2): amino acid; 3-amino-2-methylpropanoic acid. + (3): amino acid; 4-amino-2-butanoic acid. - Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về danh pháp amino acid. | 2. Danh pháp - Danh pháp thay thế: Vị trí của nhóm amino–amino tên của carboxylic acid tương ứng Trong đó, vị trí của nhóm amino (biểu diễn bằng số 2, 3, 4,…) là vị trí của nguyên tử carbon trong mạch carbon của carboxylic acid liên kết trực tiếp với nhóm này, tính từ nguyên tử carbon của nhóm carbonyl. - Tên bán hệ thống: Thay các vị trí 2, 3, 4,… của nhóm amino bằng các chữ cái Hy Lạp tương ứng
|
Bảng 6.1. Tên gọi của một số -amino acid
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất vật lí
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được các đặc điểm về tính chất vật lí của một số amino acid (trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, khả năng hòa tan).
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận nêu các tính chất vật lí của amino acid.
c. Sản phẩm học tập: Tính chất vật lí của amino acid.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS từ đặc điểm cấu tạo phân tử của amino acid, thảo luận và cho biết: + Ở điều kiện thường, các amino acid ở dạng nào? + Các amino acid có nhiệt độ nóng chảy và độ tan trong nước như thế nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận theo nhóm, suy nghĩ nêu các tính chất vật lí của amino acid. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời 1 – 2 HS trình bày câu trả lời. Các HS khác lắng nghe để nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về tính chất vật lí của amino acid. | II. Tính chất vật lí - Ở điều kiện thường, các amino acid là những chất rắn. Khi ở trạng thái tinh thể, chúng không có màu. Ví dụ: - Các amino acid đều có nhiệt độ nóng chảy cao, thường dễ tan trong nước. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất hóa học của amino acid
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được các tính chất hóa học đặc trưng của amino acid; nêu được khả năng di chuyển của amino acid trong điện trường ở các giá trị pH khác nhau.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời CH3 SGK trang 45.
c. Sản phẩm học tập: Tính chất hóa học của amino acid, câu trả lời cho CH3 SGK trang 45.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Tìm hiểu tính acid- base và tính điện di Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: Từ đặc điểm cấu tạo phân tử amino acid, em hãy dự đoán tính chất hóa học của amino acid? - GV cho HS xem video thí nghiệm dung dịch glycine với chất chỉ thị để kiểm chứng nhận định. - GV yêu cầu HS: Quan sát video và nêu hiện tượng, giải thích. - GV đặt câu hỏi: Hiện tượng gì sẽ xảy ra khi làm thí nghiệm tương tự với dung dịch glutamic acid và dung dịch lysine? Hãy giải thích vì sao? - GV chốt lại kiến thức: ……………………..
| III. Tính chất hóa học 1. Tính acid – base và tính điện di - Amino acid là những hợp chất lưỡng tính: tác dụng với cả acid và base. H2NCH2COOH + HCl ClH3NCH2COOH H2NCH2COOH + NaOH H2NCH2COONa + H2O - Phân tử amino acid có thể tồn tại ở dạng cation, ion lưỡng cực hay anion tùy thuộc vào giá trị pH của môi trường và cấu tạo của mỗi amino acid. - Tính điện di của amino acid: di chuyển (về phía cực dương hoặc cực âm) dưới tác dụng của điện trường. ……………………. |
------------------------------------------
-------------------Còn tiếp---------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án hoá học 12 cánh diều đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
Giáo án Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều
Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều