Đáp án Hoạt động trải nghiệm 12 kết nối tri thức Chủ đề 1: Phát triển các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và các bạn
File đáp án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 kết nối tri thức Chủ đề 1: Phát triển các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và các bạn. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ 1. PHÁT TRIỂN CÁC MỐI QUAN HỆ TỐT ĐẸP VỚI THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và bạn bè
1. Chia sẻ cách em đã thực hiện để nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ
tốt đẹp với thầy cô và bạn bè.
2. Thảo luận về cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy
cô, bạn bè.
Hướng dẫn chi tiết:
1. Cách em đã thực hiện để nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và bạn bè:
- Đối với thầy cô:
+ Em luôn cố gắng thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy cô.
+ Tạo nhiều cơ hội để được gặp gỡ, trò chuyện, giao lưu để cô trò, thầy trò hiểu nhau nhiều hơn.
+ Khi thầy cô buồn, có chuyện vui, buồn em kịp thời động viên, chia sẻ, chúc mừng….
- Đối với bạn bè:
+ Em luôn cố gắng thân thiện, tạo sự gắn kết, hòa đồng với các bạn.
+ Cùng các bạn chia sẻ công việc, hỗ trợ, giúp đỡ nhau học tập.
+ Cùng nhau giúp đỡ, động viên, chia sẻ với các bạn có hoàn cảnh khó khăn…
2. Cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè:
* Đối với thầy cô:
- Thể hiện sự kính trọng với các thầy cô.
- Luôn hoàn thành nhiệm vụ học tập thầy cô giao.
- Chủ động gặp gỡ, trò chuyện, trao đổi nội dung học tập với thầy cô.
- Thăm hỏi thầy cô khi đau ốm.
- Gửi lời chúc mừng đến các thầy cô đang dạy và thầy, cô giáo cũ vào những dịp
đặc biệt.
- Tham gia các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao cùng các thầy cô.
* Đối với bạn bè:
- Chủ động làm quen.
- Giúp đỡ, quan tâm bạn bè khi khó khăn.
- Thể hiện sự chân thành, thiện chí, thấu hiểu khi giao tiếp với bạn.
- Giữ liên lạc thường xuyên
- Đa dạng các hình thức giao tiếp: gặp trực tiếp, trao đổi qua mạng xã hội....
- Tham gia các diễn đàn, câu lạc bộ, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục
thể thao với các bạn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cách hợp tác với mọi người trong hoạt động chung
1. Chia sẻ hiểu biết của bản thân về cách hợp tác với mọi người trong hoạt động
chung của lớp, của nhà trường.
2. Thảo luận, xác định những cách hợp tác hiệu quả trong hoạt động chung.
- Đặt ra mục tiêu chung.
- Tham gia đóng góp ý tưởng hoạt động.
- Biết lắng nghe người khác.
- Tôn trọng các quyết định chung của nhóm.
- Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được nhóm phân công.
- Quan tâm hỗ trợ thành viên khác khi cần thiết.
- Có trách nhiệm với sản phẩm. kết quả của hoạt động chung.
Hoạt động 3: Thể hiện cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô
1. Thảo luận đề xuất cách ứng xử thể hiện cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy có trong các tình huống dưới đây:
+ Tình huống 1: Thầy Kiên – giáo viên dạy Tin học lớp 12E đã có quyết định chuyển công tác, ngày mai là buổi dạy cuối cùng ở trường của thầy. Thầy là người được cả lớp rất quý mến. Theo Em, để tiếp tục duy trì mối quan hệ tốt đẹp với thầy Kiên khi thầy chuyển công tác thì các bạn lớp 12E nên làm gì?
+ Tình huống 2: Hương mới tham gia Câu lạc bộ Khoa học của trường. Buổi đầu được nghe cô Dung - giáo viên của trường nói chuyện chuyên đề, Hương rất ngưỡng mộ và muốn được gần gũi, trò chuyện, học hỏi nhiều điều hơn từ cô. Theo em. Hương nên làm gì?
2. Chia sẻ kết quả thảo luận.
Hướng dẫn chi tiết:
- Tình huống 1: Để tiếp tục duy trì mối quan hệ tốt đẹp với thầy Kiên khi thầy chuyển công tác thì các bạn lớp 12E nên:
+ Tổ chức một buổi chia tay thầy nho nhỏ tại lớp.
+ Lập một group gồm các thành viên trong lớp và thầy để trao đổi, chia sẻ cùng nhau về học tập và cuộc sống.
+ Thăm hỏi, tới chơi nhà thầy khi có cơ hội (thầy ốm, các dịp lễ, sinh nhật thầy…)
- Tình huống 2: Hương nên:
+ Duy trì tham gia câu lạc bộ để có nhiều cơ hội được cô chia sẻ kinh nghiệm học tập, nghiên cứu khoa học.
+ Chủ động tạo cơ hội để trao đổi, xin ý kiến của cô về các kiến thức khoa học.
+ Luôn lễ phép, chủ động thăm hỏi, tặng quà cô nhân các dịp lễ tết….
Hoạt động 4: Thể hiện lập trường, quan điểm phù hợp khi phân tích dư luận xã hội về quan hệ bạn bè trên mạng xã hội
1. Thể hiện lập trường, quan điểm của bản thân của nhóm đối với một số dư luận
xã hội về quan hệ bạn bè trên mạng xã hội.
- Mạng xã hội là ảo nên quan hệ bạn bè trên mạng xã hội cũng chỉ là ảo.
- Mạng xã hội giúp chúng ta mở rộng được quan hệ bạn bè. kết thân được với nhiều người từ khắp nơi trên thế giới.
- …..
2. Chia sẻ bài học kinh nghiệm đối với bản thân em về các mối quan hệ bạn bè trên mạng xã hội.
Hướng dẫn chi tiết:
1. - Cách thể hiện lập trường, quan điểm của bản thân đối với một số dư luận xã hội về quan hệ bạn bè trên mạng xã hội:
+ Tìm kiếm các thông tin, xác định giá trị cốt lõi của vấn đề, phân tích chi tiết, từ đó đưa ra nhận định đúng về vấn đề đó.
+ Sử dụng các lập luận chính xác, đúng sự thật, hợp lí dựa trên những chứng cứ rõ ràng, khoa học.
+ Đưa ra các lập luận phù hợp và thuyết phục để người nghe có thể đồng ý với quan điểm của mình.
- Ví dụ:
+ Mạng xã hội là ảo nên quan hệ bạn bè trên mạng xã hội cũng chỉ là ảo: Không đồng ý
=> Mặc dù mạng xã hội là ảo nhưng trên mạng vẫn có thể xây dựng được các mối quan hệ và mở rộng thêm được các mối quan hệ ngày càng tốt đẹp và có lợi ích. Tuy nhiên, cũng từ mạng xã hội nhiều người lợi dụng để vụ lợi, lừa đảo, chúng ta cần phải chú ý đến vấn đề này…
+ Mạng xã hội giúp chúng ta mở rộng được quan hệ bạn bè, kết thân được với nhiều người từ khắp nơi trên thế giới: Đồng ý
=> Đó là lợi ích của mạng xã hội và lý do nhiều người tham gia vào mạng xã hội. Tuy nhiên, khi thiết lập các mối quan hệ cần phải nắm rõ các thông tin cần thiết…
2. Bài học kinh nghiệm đối với bản thân em về các mối quan hệ bạn bè trên mạng xã hội.
- Không phải tất cả mọi người gửi kết bạn với mình thì mình đều chấp nhận, chỉ nên chấp nhận những người mình biết và tìm hiểu rõ thông tin của họ.
- Dù người thân hay bạn bè, khi có sự nhờ vả về tiền bạc cần phải gọi điện trực tiếp thay vì nhắn tin vì rất dễ bị người khác lừa đảo…
Hoạt động 5: Lập và thực hiện kế hoạch hoạt động xây dựng truyền thống nhà trường và hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
1. Lựa chọn và lập kế hoạch một hoạt động xây dựng truyền thống nhà trường.
2. Hợp tác cùng các bạn thực hiện kế hoạch hoạt động
3. Tổng kết, đánh giá, và báo cáo kết quả hoạt động.
Hướng dẫn chi tiết:
1. Ví dụ mẫu:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG THI THIẾT KẾ LOGO VÀ KHẨU HIỆU CHO NHÀ TRƯỜNG 1. Mục tiêu: - Tuyên truyền, quảng bá nét đẹp truyền thống của nhà trường - Góp phần rèn luyện kĩ năng hợp tác - Phát huy tính sáng tạo. 2. Nhóm thực hiện: Chiến, Hương, Nam, Trâm, Phong, Thuỷ, Hiểu. 3. Thời gian thực hiện: Tuần 3 và tuần 4 tháng 9. 4. Nội dung: Thiết kế logo, khẩu hiệu. 5. Phương tiện cần thiết: Giấy A4, máy tính, bút màu.... 6. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên
|
2. Hợp tác cùng các bạn thực hiện kế hoạch hoạt động.
- Thực hiện tốt nhiệm vụ của mình được giao; phối hợp với các bạn có nhiệm vụ liên quan.
- Quan tâm, giúp đỡ thành viên trong nhóm.
- Có trách nhiệm với sản phẩm chung của nhóm.
3. Gợi ý viết mẫu báo cáo:
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THI THIẾT KẾ LOGO VÀ KHẨU HIỆU CHO NHÀ TRƯỜNG 1. Đánh giá quá trình tổ chức hoạt động - Lập kế hoạch hoạt động và chuẩn bị hoạt động: + Tính khoa học của kế hoạch (đầy đủ, rõ ràng, cụ thể, hợp lí). + Tinh khả thi của kế hoạch. + Sự hợp tác giữa các thành viên trong khi xây dựng kế hoạch. - Tiến hành hoạt động: + Đảm bảo tiến độ thực hiện các công việc. + Kết quả, sản phẩm các công việc. + Sự hợp tác giữa các thành viên khi tiến hành hoạt động. - Tổng kết, đánh giá hoạt động: + Tiêu chí đánh giá các sản phẩm dự thi. + Tính công khai, công bằng khi đánh giá. 2. Kết quả thi: - Về số lượng sản phẩm logo, khẩu hiệu tham gia dự thi.... - Về chất lượng các sản phẩm dự thi: + Nội dung sản phẩm phản ánh nét đẹp truyền thống nhà trường. + Tính sáng tạo.... + Tính thẩm mĩ ... + Tính hợp tác.... - Về các giải thưởng. Giải nhất ... Giải nhì... Giải ba:... Giải khuyến khích.... 3. Một số bài học kinh nghiệm. |
Hoạt động 6: Đánh giá ý nghĩa của hoạt động phát triển các mối quan hệ và xây dựng truyền thống nhà trường đối với cá nhân và tập thể
1. Thảo luận, đánh giá ý nghĩa của hoạt động phát triển các mối quan hệ.
2. Thảo luận, đánh giá ý nghĩa của hoạt động xây dựng truyền thống nhà trường.
3. Chia sẻ ý nghĩa của hoạt động phát triển các mối quan hệ và xây dựng truyền
thẳng nhà trường đối với bàn thần em.
Hướng dẫn chi tiết:
1. Ý nghĩa của hoạt động phát triển các mối quan hệ:
* Đối với cá nhân: tạo sự đa dạng trong các mối quan hệ, học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong học tập, lối sống, phát triển các phẩm chất và năng lực, nhận được nhiều lời khuyên và sự giúp đỡ khi cần thiết.
* Đối với tập thể: tăng cường tinh thần đoàn kết, tạo một tập thể vững mạnh, tạo môi trường thân thiện trong nhà trường, xây dựng trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc.
2. Ý nghĩa của hoạt động xây dựng truyền thống nhà trường:
* Đối với cá nhân:
+ Thêm tự hào, yêu trường, yêu lớp, gắn bó với trường, lớp.
+ Phát triển kĩ năng hợp tác.
+ Tạo động lực phấn đấu cho bản thân trong học tập và tham gia hoạt động tập
thể của trường, lớp.
+ Phát triển tinh thần trách nhiệm của bản thân với tập thể.
* Đối với tập thể:
+ Giúp cho công việc được hoàn thành nhanh chóng và hiệu quả.
+ Gắn kết các thành viên trong lớp, trong trường.
+ Quảng bá hình ảnh của nhà trường trong cộng đồng.
+ Xây dựng khối đoàn kết giữa nhiều thế hệ học sinh, tiếp tục phát huy truyền
thống của nhà trường.
3. Ý nghĩa của hoạt động phát triển các mối quan hệ và xây dựng truyền thống nhà trường đối với bản thân em:
+ Giúp em có sự tự tự hào về trường lớp mình đang học, càng yêu hơn và gắn bó nhiều hơn mái trường mình đang theo học.
+ Giúp em phát triển thêm một số kĩ năng, nhất là kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm.
+ Giúp bản thân có thêm nhiều động lực để phấn đấu trong học tập và tham gia hoạt động tập thể của trường, lớp.
Hoạt động 7: Thể hiện kĩ năng giải quyết mâu thuẫn và nuôi dưỡng, giữ gìn, mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè
1. Sắm vai thể hiện kĩ năng giải quyết mâu thuẫn và kĩ năng nuôi dưỡng, giữ gìn, mở rộng quan hệ tốt đẹp với các bạn trong tình huống dưới đây:
+ Tình huống 1: Tân và Mạnh là bạn cùng lớp, do những hành động trêu chọc thái quá và những lời chê bai, nói xấu nhau đã khiến tình bạn giữa hai người rạn nứt. Xung đột đỉnh điểm là trong giờ ra chơi khi Tần liếc nhìn Mạnh, cái nhìn mà Mạnh cho là “nhìn” có ý khiêu khích. Mạnh hẹn Tân sau giờ học gặp nhau để giải quyết mâu thuẫn. Nếu là Tân, em sẽ làm gì?
+ Tình huống 2: Nga đang cùng nhóm bạn thực hiện một dự án phát triển cộng đồng. Nhóm của Nga cần thêm thành viên có kĩ năng về truyền thông. Nga được biết bạn Phương ở lớp bên cạnh có kinh nghiệm và năng lực về mặt này nhưng Nga không quen Phương. Nếu là Nga, em sẽ làm gì?
+ Tình huống 3: Hết năm học này, Thanh sẽ đi du học. Thanh buồn vì phải xa các bạn trong lớp, đồng thời Thanh cũng hồi hộp, lo lắng vì chưa biết bắt đầu như thế nào với các mối quan hệ mới ở đất nước xa lạ.
Nếu là Thanh, em sẽ làm gì để tiếp tục nuôi dưỡng, giữ gìn các mối quan hệ với bạn bè cũ và mở rộng quan hệ ở môi trường mới ?
2. Chia sẻ một số tình huống mà em đã thực hiện để giải quyết mâu thuẫn và mở rộng mối quan hệ với các bạn.
Gợi ý trả lời:
1.
- Tình huống 1:
+ Tân đồng ý ra gặp bạn, nhưng để nói và giải thích cho bạn hiểu rõ vấn đề bạn đang hiểu nhầm. Đó là cái nhìn vô tình chứ không phải cố ý.
+ Do đó, Tân mong Mạnh không nên bức xúc và bỏ qua hiểu lầm không đáng có này. Tân hy vọng, Mạnh và Tân sẽ là những người bạn tốt cùng lớp với nhau.
- Tình huống 2:
+ Trước tiên, Nga có thể hỏi xem, trong lớp có bạn nào quen bạn Phương ở lớp bên cạnh không để nhờ các bạn giới thiệu giúp mình để đưa ra lời ngỏ ý nhờ bạn giúp đỡ.
+ Nếu không ai quen, Nga có thể chủ động sang xin gặp bạn và trao đổi với bạn về mong muốn của mình, tạo sự thân thiện, thiện chí để bạn nhận lời giúp đỡ.
- Tình huống 3: Nếu là Thanh, em sẽ:
+ Đối với các bạn cũ: Vẫn cố gắng thường xuyên giữ liên lạc để chia sẻ, hỏi thăm nhau thông qua mạng xã hội, điện thoại, gửi thư…Mỗi dịp Thanh về, Thanh có thể hẹn các bạn để gặp gỡ và trò chuyện…
+ Đối với các bạn mới: Thanh nên tạo sự thân thiện, gần gũi, hòa đồng với các bạn, chủ động làm quen, kết giao với những người bạn mà Thanh cảm thấy phù hợp…
2. Chia sẻ một số tình huống mà em đã gặp:
- Em rất quý cô giáo chủ nhiệm từ năm học lớp 10 và được biết cô đang thực hiện dự án “Hỗ trợ người dân vùng lũ lụt miền Trung” mà em cũng như người dân cả nước đang quan tâm.
- Em đã chủ động gặp cô và ngỏ ý mong muốn được tham gia và đóng góp một chút công sức của mình vào dự án để giúp đỡ người dân miền Trung.
- Cô đã đồng ý và tạo nhiều cơ hội để em được tham gia và cùng làm việc nhóm với nhiều người khác.
Hoạt động 8: Thực hiện các hoạt động phát triển các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và các bạn trong nhà trường
1. Kể tên các hoạt động phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và các bạn mà em có thể tham gia.
2. Xây dựng kế hoạch để tham gia các hoạt động đó.
3. Thực hiện kế hoạch và báo cáo kết quả.
4. Chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm, những thuận lợi, khó khăn và biện pháp khắc phục khi tham gia các hoạt động.
Gợi ý trả lời:
1. Các hoạt động phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và các bạn mà em có thể tham gia:
- Tham gia làm báo tường nhân dịp chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
- Tham gia các hoạt động tập thể do trường, lớp đề ra.
- Tham gia các câu lạc bộ của trường để gặp gỡ và trao đổi, giao lưu nhiều hơn với thầy cô và bạn bè…
2. Gợi ý xây dựng kế hoạch để tham gia các hoạt động đó:
Ví dụ: Hoạt động hội diễn văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
- Mục đích tham gia:
+ Góp phần phát huy truyền thống “Tôn sự trọng đạo” trong nhà trường.
+ Tạo cơ hội cho học sinh được bày tỏ tình cảm, sự yêu quý, tri ân với thầy cô.
+ Tăng cường phát triển mối quan hệ hợp tác với các bạn trong quá trình tập luyện và biểu diễn các tiết mục văn nghệ.
- Thời gian tham gia: Từ 7 giờ 30 – 10 giờ 30 ngày 18/11/2024.
- Công việc có thể tham gia: Góp ý, lên ý tưởng các động tác múa, tham gia biểu diễn múa…
- Dự kiến sản phẩm: Tiết mục hát múa hoàn chỉnh chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
- Các thành viên cùng tham gia: Các thành viên trong đội văn nghệ của lớp 12B1
3. Từ kế hoạch đã vạch ra ở nhiệm vụ 2 hoạt động 8, học sinh thực hiện và báo cáo lại kết quả đã đạt được.
4. Cảm xúc, kinh nghiệm, thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi tham gia các hoạt động:
- Cảm xúc: Hào hứng, vui vẻ, phấn khích.
- Kinh nghiệm: Làm việc nhóm, cách lên ý tưởng và triển khai ý tưởng…
- Thuận lợi: Biết được nhiều bài hát, nhiều động tác múa hay và hấp dẫn, mới lạ.
- Khó khăn: Lịch học thêm của các bạn khá dày nên thời gian tập luyện tiết mục văn nghệ không có nhiều.
- Cách khắc phục: Các thành viên sắp xếp lại thời gian, thống nhất thời gian tập vào thời gian rảnh của tất cả các thành viên. Ngoài ra, sau mỗi buổi học, các bạn ở lại luyện tập 30 phút.