Giáo án và PPT đồng bộ Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 kết nối tri thức. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
![Giáo án và PPT đồng bộ Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-07/demo_hdtn_12_kntt-1_0.jpg)
![Giáo án và PPT đồng bộ Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-07/demo_hdtn_12_kntt-2_0.jpg)
![Giáo án và PPT đồng bộ Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-07/demo_hdtn_12_kntt-3_0.jpg)
![Giáo án và PPT đồng bộ Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-07/demo_hdtn_12_kntt-4_0.jpg)
![Giáo án và PPT đồng bộ Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-07/demo_hdtn_12_kntt-5_0.jpg)
![Giáo án và PPT đồng bộ Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-07/demo_hdtn_12_kntt-6_0.jpg)
![Giáo án và PPT đồng bộ Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-07/demo_hdtn_12_kntt-7_0.jpg)
![Giáo án và PPT đồng bộ Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-07/demo_hdtn_12_kntt-8_0.jpg)
![Giáo án và PPT đồng bộ Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-07/demo_hdtn_12_kntt-9_0.jpg)
![Giáo án và PPT đồng bộ Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-07/demo_hdtn_12_kntt-10_0.jpg)
![Giáo án và PPT đồng bộ Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-07/demo_hdtn_12_kntt-11_0.jpg)
![Giáo án và PPT đồng bộ Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-07/demo_hdtn_12_kntt-12_0.jpg)
![Giáo án và PPT đồng bộ Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-07/demo_hdtn_12_kntt-13_0.jpg)
![Giáo án và PPT đồng bộ Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-07/demo_hdtn_12_kntt-14_0.jpg)
![Giáo án và PPT đồng bộ Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-07/demo_hdtn_12_kntt-15_0.jpg)
![Giáo án và PPT đồng bộ Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-07/demo_hdtn_12_kntt-16_0.jpg)
![Giáo án và PPT đồng bộ Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-07/slide1_93.jpg)
![Giáo án và PPT đồng bộ Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-07/slide2_92.jpg)
![Giáo án và PPT đồng bộ Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-07/slide3_93.jpg)
![Giáo án và PPT đồng bộ Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-07/slide4_93.jpg)
![Giáo án và PPT đồng bộ Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-07/slide5_93.jpg)
![Giáo án và PPT đồng bộ Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-07/slide6_93.jpg)
![Giáo án và PPT đồng bộ Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-07/slide7_93.jpg)
![Giáo án và PPT đồng bộ Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-07/slide8_93.jpg)
![Giáo án và PPT đồng bộ Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-07/slide9_93.jpg)
![Giáo án và PPT đồng bộ Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-07/slide10_93.jpg)
![Giáo án và PPT đồng bộ Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-07/slide11_93.jpg)
![Giáo án và PPT đồng bộ Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-07/slide12_93.jpg)
![Giáo án và PPT đồng bộ Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-07/slide13_93.jpg)
![Giáo án và PPT đồng bộ Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-07/slide14_93.jpg)
![Giáo án và PPT đồng bộ Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-07/slide15_93.jpg)
![Giáo án và PPT đồng bộ Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-07/slide16_93.jpg)
![Giáo án và PPT đồng bộ Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-07/slide17_93.jpg)
![Giáo án và PPT đồng bộ Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-07/slide18_93.jpg)
![Giáo án và PPT đồng bộ Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-07/slide19_93.jpg)
![Giáo án và PPT đồng bộ Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-07/slide20_93.jpg)
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 kết nối
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ 1: PHÁT TRIỂN CÁC MỐI QUAN HỆ TỐT ĐẸP VỚI THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN
YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHỦ ĐỀ:
- Nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng được các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè.
- Thể hiện được lập trường, quan điểm phù hợp khi phân tích dư luận xã hội về quan hệ bạn bè trên mạng xã hội.
- Hợp tác được với mọi người trong hoạt động và biết giải quyết mâu thuẫn trong các quan hệ bạn bè.
- Đánh giá được ý nghĩa của hoạt động phát triển các mối quan hệ và xây dựng truyền thống nhà trường đối với cá nhân và tập thể.
- Thực hiện các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Biết cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và bạn bè.
- Biết cách hợp tác với mọi người trong hoạt động chung.
- Thể hiện lập trường, quan điểm phù hợp khi phân tích dư luận xã hội về quan hệ bạn bè trên mạng xã hội.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Thích ứng với cuộc sống: Đề xuất cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô;
- Thiết kế và tổ chức hoạt động: Thực hiện kế hoạch xây dựng truyền thống nhà trường và hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Giải quyết mâu thuẫn và kĩ năng nuôi dưỡng, giữ gìn, mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè.
3. Phẩm chất
- Có tinh thần trách nhiệm trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 – Kết nối tri thức với cuộc sống.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 – Kết nối tri thức với cuộc sống.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.
d. Nội dung: GV tổ chức cho HS cả lớp thảo luận theo chủ đề “Tôn sư trọng đạo”.
c. Sản phẩm: HS nêu quan điểm cá nhân theo chủ đề “Tôn sư trọng đạo”.
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV dẫn dắt, cho HS quan sát video về chủ đề thầy trò (Thầy đừng lo nữa – Trung Quân)
- GV tổ chức cho cả lớp thảo luận theo chủ đề: “Tôn sư trọng đạo”.
- GV lưu ý HS: HS đưa ra quan điểm cá nhân, ý kiến của bạn sau không được giống ý kiến của bạn đã trả lời trước đó.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát video, vận dụng một số kiến thức đã học, liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện HS lần lượt nêu quan điểm theo chủ đề “Tôn sư trọng đạo”.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
+ Tôn sư tức là tôn trọng, kính yêu, biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo ở mọi nơi, mọi lúc, đặc biệt là với những thầy, cô giáo đã dạy dỗ mình. Đồng thời, cần coi trọng những điều thầy dạy, coi trọng và làm theo đạo lý mà thầy cô đã truyền dạy.
+ Trọng đạo được hiểu là coi trọng những lời thầy dạy, trọng đạo lý làm người.
Tôn sư trọng đạo được thể hiện thông qua lời nói, hành động, cử chỉ và thái độ đối với thầy giáo, cô giáo.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Từ xưa đến nay, “tôn sư trọng đạo” luôn là phẩm chất đạo đức luôn coi trọng nhằm đền đáp công lao của những người thầy thầm lặng truyền đạt kiến thức, giáo dục con người. Để hiểu rõ hơn về những biểu hiện cũng như thực hành thể hiện các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay – Chủ đề 1: Phát triển các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và các bạn.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và bạn bè
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và bạn bè.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và bạn bè theo các nội dung:
- Chia sẻ cách em đã thực hiện để nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và bạn bè.
- Thảo luận về cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và bạn bè.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Chia sẻ cách em đã thực hiện để nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và bạn bè Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm. - GV yêu cầu các nhóm thảo luận, thực hiện nhiệm vụ sau: Chia sẻ cách em đã thực hiện để nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và bạn bè. - GV trình chiếu cho HS quan sát video về: + Mối quan hệ thầy - trò trong cuộc sống hiện đại: + Giữ mối quan hệ bạn bè tốt đẹp: - GV mở rộng kiến thức, liên hệ, vận dụng và tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn: Nêu một số câu tục ngữ, thành ngữ,…thể hiện mối quan hệ giữa thầy và trò. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm trong quá trình thảo luận (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận, chia sẻ những cách đã thực hiện để nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và bạn bè. - GV yêu cầu các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi mở rộng: Một số câu tục ngữ, thành ngữ,…thể hiện mối quan hệ giữa thầy với trò và giữa bạn bè với nhau: + Quan hệ thầy trò:
+ Quan hệ bạn bè:
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Thầy côvà bạn bè không chỉ đi cùng chúng ta trong một khoảng thời gian ngắn, mà họ còn có thể giúp đỡ ta trong quãng đường dài lâu sau này. Vì vậy, việc giữ gìn và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè là điều quan trọng. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 1. Tìm hiểu cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và bạn bè 1.1. Chia sẻ cách em đã thực hiện để nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và bạn bè - Thể hiện trách nhiệm với công việc chung của lớp. - Thể hiện sự quan tâm tới thầy cô, bạn bè. - Thực hiện nghiêm túc kỉ luật, quy định của nhóm, lớp, trường, cộng đồng. - Luôn tôn trọng, lắng nghe để thấu hiểu ý kiến của thầy cô và các bạn. - Phát ngôn tích cực, giao tiếp cởi mở, cùng học, cùng tham gia các hoạt động với bạn. - Khiêm tốn học hỏi thầy cô giáo và các bạn. - ... |
Nhiệm vụ 2: Thảo luận về cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu 4 nhóm tiếp tục thảo luận theo nhóm. - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm: Thảo luận về cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè. - GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè: Đính kèm dưới Nhiệm vụ 2. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, liên hệ thực tế, bản thân và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm trong quá trình thảo luận (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, nêu cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp là những hành động để tăng cường mối quan hệ với thầy cô và bạn bè. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. | 1.2. Thảo luận về cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè - Đối với thầy cô: + Thể hiện sự kính trọng với các thầy cô. + Luôn hoàn thành nhiệm vụ học tập thầy cô giao. + Chủ động gặp gỡ, trò chuyện, trao đổi nội dung học tập với thầy cô. + Thăm hỏi thầy cô khi đau ốm. + Gửi lời chúc mừng đến các thầy cô đang dạy và thầy, cô giáo cũ vào những dịp đặc biệt. + Tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao cùng các thầy cô. + Gần gũi, cởi mở trò chuyện, học hỏi thầy cô. + Kính trọng, lễ phép. + ... - Đối với bạn bè: + Chủ động làm quen. + Giúp đỡ, quan tâm bạn bè khi khó khăn. + Thể hiện sự chân thành, thiện chí, thấu hiểu khi giao tiếp với bạn. + Giữ liên lạc thường xuyên. + Đa dạng các hình thức giao tiếp: gặp trực tiếp, trao đổi qua mạng xã hội,... + Tham gia các diễn đàn, câu lạc bộ, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao với các bạn. + Bênh vực và bảo vệ bạn khi bạn bị bắt nạt. + Thể hiện sự biết ơn với những gì mình nhận được từ bạn bè. + Cho bạn bè những lời khuyên tích cực. + Tươi cười, chan hòa với bạn bè. + ... |
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Xin chào các em học sinh! Chào mừng các em đến với bài học mới hôm nay
CHỦ ĐỀ 1: PHÁT TRIỂN CÁC MỐI QUAN HỆ TỐT ĐẸP VỚI THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU CÁCH NUÔI DƯỠNG, GIỮ GÌN VÀ MỞ RỘNG CÁC MỐI QUAN HỆ TỐT ĐẸP VỚI THẦY CÔ VÀ BẠN BÈ
- Em cần làm gì để thực hiện nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và bạn bè?
- Nêu những hành động em đã làm để nuôi dưỡng, giữ gìn các mối quan hệ với thầy cô và với bạn bè?
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU VỀ CÁCH HỢP TÁC VỚI MỌI NGƯỜI TRONG HOẠT ĐỘNG CHUNG
- Hợp tác với mọi người trong hoạt động chung của lớp, của nhà trường là gì?
- Nêu những cách hợp tác với mọi người trong hoạt động chung của lớp, của nhà trường?
HOẠT ĐỘNG 3: THỂ HIỆN CÁCH NUÔI DƯỠNG, GIỮ GÌN VÀ MỞ RỘNG MỐI QUAN HỆ TỐT ĐẸP VỚI THẦY CÔ
- Em hãy nêu những cách ứng xử thể hiện cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô?
- Xử lí các tình huống dưới đây:
+ Tình huống 1
Thầy Kiên – giáo viên dạy Tin học lớp 12B đã có quyết định chuyển công tác, ngày mai là buổi dạy cuối cùng ở trường của thầy. Thầy là người được cả lớp rất quý mến. Theo em, để tiếp tục duy trì mối quan hệ tốt đẹp với thầy Kiên khi thầy chuyển công tác thì các bạn lớp 12B nên làm gì?
+ Tình huống 2
Hương mới tham gia Câu lạc bộ Khoa học của trường. Buổi đầu được nghe cô Dung – giáo viên của trường nói chuyện chuyên đề, Hương rất ngưỡng mộ và muốn được gần gũi, trò chuyện, học hỏi nhiều điều hơn từ cô. Theo em, Hương nên làm gì?
HOẠT ĐỘNG 4 :THỂ HIỆN LẬP TRƯỜNG, QUAN ĐIỂM PHÙ HỢP KHI PHÂN TÍCH DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ QUAN HỆ BẠN BÈ TRÊN MẠNG XÃ HỘI
- Cần thể hiện lập trường, quan điểm của bản thân/của nhóm đối với một số dư luận xã hội về quan hệ bạn bè trên mạng xã hội như thế nào?
- Trong mối quan hệ của em về các mối quan hệ bạn bè trên mạng xã hội cần có những cách cư xử như thế nào?
HOẠT ĐỘNG 5: LẬP VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG VÀ HOẠT ĐỘNG THEO CHỦ ĐỀ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
- Nêu mục tiêu của kế hoạch hoạt động thi thiết kế logo và khẩu hiệu cho nhà trường?
- Trình bày nhóm thực hiện, thời gian và nội dung, phương tiện cần thiết?
- Tạo bảng phân công nhiệm vụ cho các thành viên?
- Viết bài báo cáo kết quả hoạt động: đánh giá quá trình tổ chức, nêu tiến hành hoạt động, kết quả thi và một số bài học kinh nghiệp rút ra?
HOẠT ĐỘNG 6: ĐÁNH GIÁ Ý NGHĨA CỦA HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN CÁC MỐI QUAN HỆ VÀ XÂY DỰNG TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁ NHÂN VÀ TẬP THỂ
- Nêu ý nghĩa của việc tạo hoạt động phát triển các mối quan hệ với cá nhân, tập thể?
- Nêu ý nghĩa của việc tạo hoạt động xây dựng truyền thống nhà trường với cá nhân, tập thể?
- Đối với bản thân em, hoạt động phát triển các mối quan hệ và xây dựng truyền thống nhà trường có ý nghĩa như thế nào?
HOẠT ĐỘNG 7: THỂ HIỆN KĨ NĂNG GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN VÀ NUÔI DƯỠNG, GIỮ GÌN, MỞ RỘNG MỐI QUAN HỆ TỐT ĐẸP VỚI BẠN BÈ
- Nêu biểu hiện và yêu cầu của những kĩ năng giải quyết mâu thuẫn và kĩ năng nuôi dưỡng, giữ gìn, mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với các bạn?
- Xử lí những tình huống dưới đây:
+Tình huống 1
Tân và Mạnh là bạn cùng lớp, do những hành động trêu chọc thái quá và những lời chê bai, nói xấu nhau đã khiến tình bạn giữa hai người rạn nứt. Xung đột đỉnh điểm là trong giờ ra chơi khi Tân liếc nhìn Mạnh, cái nhìn mà Mạnh cho là “nhìn có ý khiêu khích". Mạnh hẹn Tân sau giờ học gặp nhau để giải quyết mâu thuẫn. Nếu là Tân, em sẽ làm gì?
+Tình huống 2
Nga đang cùng nhóm bạn thực hiện một dự án phát triển cộng đồng. Nhóm của Nga cần thêm thành viên có kĩ năng về truyền thông. Nga được biết bạn Phương ở lớp bên cạnh có kinh nghiệm và năng lực về mặt này nhưng Nga không quen Phương. Nếu là Nga, em sẽ làm gì?
+Tình huống 3
Hết năm học này, Thanh sẽ đi du học. Thanh buồn vì phải xa các bạn trong lớp, đồng thời Thanh cũng hồi hộp, lo lắng vì chưa biết bắt đầu như thế nào với các mối quan hệ mới ở đất nước xa lạ.
Nếu là Thanh, em sẽ làm gì để tiếp tục nuôi dưỡng, giữ gìn các mối quan hệ với bạn bè cũ và mở rộng quan hệ ở môi trường mới?
- Chia sẻ một số tình huống mà em đã thực hiện để giải quyết mâu thuẫn và mở rộng mối quan hệ với các bạn?
HOẠT ĐỘNG 8: THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN CÁC MỐI QUAN HỆ TỐT ĐẸP VỚI THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN TRONG NHÀ TRƯỜNG
- Kể tên các hoạt động phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và các bạn mà em có thể tham gia? Xây dựng kế hoạch để tham gia các hoạt động đó?
- Nêu các bước thực hiện kế hoạch và lập bảng báo cáo kết quả?
- Chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm, những thuận lợi, khó khăn và biện pháp khắc phục khi tham gia các hoạt động?
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Bộ trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 Kết nối tri thức tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao
CHỦ ĐỀ 3: HOÀN THIỆN BẢN THÂN
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
(30 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Thế nào là nỗ lực hoàn thiện bản thân?
A. Nỗ lực phát huy những điểm mạnh của bản thân.
B. Nỗ lực phát huy những điểm mạnh và khắc phục những yếu điểm của bản thân.
C. Khắc phục những yếu điểm của bản thân.
D. Đánh giá, đưa ra nhìn nhận khách quan về ưu và nhược điểm của bản thân.
Câu 2: Biểu hiện nào sau đây thể hiện tinh thần trách nhiệm?
A. Biết lập kế hoạch thực hiện công việc.
B. Luôn tôn trọng sự thật và lẽ phải.
C. Dũng cảm nhận lỗi, khuyết điểm của bản thân.
D. Không tuân thủ những nội quy và pháp luật.
Câu 3: Dấu hiệu của người sống tuân thủ theo quy định là gì?
A. Bộc lộ tính vị kỉ của bản thân, luôn đề cao cái tôi trước tập thể.
B. Đề cao khả năng của mình và nhận trách nhiệm lớn lao, cao cả về mình.
C. Bộc lộ tính chủ quan, quyết định theo lý trí cá nhân để phục vụ cho lợi ích của bản thân.
D. Có năng lực làm chủ mọi hành vi nhận thức của mình theo khuôn khổ, mà không chịu chi phối từ bất kể một cá thể nào bên ngoài.
Câu 4: Tự hoàn thiện bản thân là một phẩm chất quan trọng của người thanh niên trong xã hội hiện đại, giúp cho mỗi cá nhân:
A. có cuộc sống tốt đẹp.
B. ngày một phát triển tốt hơn.
C. ngày một văn minh tiến bộ.
D. ngày một khôn lớn hơn.
Câu 5: Hành động nào thể hiện nỗ lực hoàn thiện bản thân?
A. Cố gắng, kiên trì khi gặp khó khăn, thử thách.
B. Giúp đỡ bạn bè khi bản thân rảnh rỗi.
C. Không tham gia các câu lạc bộ văn hóa của trường.
D. Đánh giá, phán xét người khác.
Câu 6: Ai cũng cần tự hoàn thiện mình để phát triển và đáp ứng được:
A. Những đòi hỏi của xã hội.
B. Những mong muốn của bản thân.
C. Những nhu cầu của cuộc sống.
D. Niềm tin của mọi người.
Câu 7: Hành vi, việc làm nào dưới đây là biểu hiện tự hoàn thiện bản thân?
A. Tích cực lao động, sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm.
B. Không ngừng học tập, tu dưỡng để ngày một tiến bộ.
C. Chăm học để có kết quả cao.
D. Học hỏi tất cả mọi người.
Câu 8: Đâu là hành động thể hiện tuân thủ nội quy của cộng đồng?
A. Tham gia vào hoạt động văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.
B. Xếp hàng đúng theo thứ tự khi thanh toán tại siêu thị.
C. Trung thực trong học tập và rèn luyện.
D. Mặc đúng quần áo theo quy định của nhà trường.
Câu 9: Đâu là hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực?
A. Cắt ngang khi người khác đang nói chuyện.
B. Sử dụng ngôn ngữ không chuẩn mực.
C. Lăng mạ, xúc phạm người vô gia cư.
D. Lịch sự, tế nhị trong giao tiếp, ứng xử.
Câu 10: Điểm quan trọng nhất để tự hoàn thiện bản thân là cần xác định được điều gì?
A. Điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
B. Vẻ đẹp tâm hồn của bản thân.
C. Khả năng của bản thân.
D. Sức mạnh của bản thân.
2. THÔNG HIỂU (12 CÂU)
Câu 1: Đâu không phải là hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực?
A. Lắng nghe khi người khác đang nói.
B. Thực hiện quy định về giao tiếp, ứng xử nơi công cộng.
C. Ngắt lời khi người khác đang nói mà không xin lỗi trước.
D. Giúp đỡ cụ già, em nhỏ, phụ nữ có thai, những người có hoàn cảnh khó khăn.
Câu 2: Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về lợi ích của việc tuân thủ quy định của nhà trường và cộng động?
A. Luôn gò ép trong quy định, không có sự thay đổi, sáng tạo.
B. Noi gương những người sống kỉ luật.
C. Xây dựng một môi trường lành mạnh, văn minh.
D. Tự nâng cao ý thức, lòng tự trọng của bản thân.
Câu 3: Ý nghĩa của việc mua sắm vừa đủ là?
A. hạn chế chi tiêu quá đà, dẫn đến lãng phí (ví dụ: đồ ăn, nước uống,...).
B. xác định được số tiền bản thân được phép sử dụng trong khoảng thời gian cụ thể, từ đó lập kế hoạch chi tiêu hợp lí.
C. tăng thời gian sử dụng đồ dùng, thiết bị, không phải thay mới quá nhiều lần gây tốn kém.
D. giảm thiểu chi phí điện nước hằng tháng.
Câu 4: Hành vi nào dưới đây không phải sử dụng ngôn ngữ tích cực?
A. Ngôn ngữ cục cằn, thô lỗ.
B. Ngôn ngữ chuẩn mực.
C. Ngữ điệu, âm lượng phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.
D. Không cười nói quá to nơi công cộng.
Câu 5: Biểu hiện nào sau đây không phải thể hiện sự trung thực?
A. Luôn tôn trọng sự thật và lẽ phải.
B. Khách quan trong đánh giá người khác.
C. Thống nhất lời nói và hành động.
D. Viện cớ, bao biện né tránh lỗi lầm.
Câu 6: Biểu hiện nào dưới đây không phải là tự hoàn thiện bản thân?
A. Tự cao, tự đại.
B. Tự tin vào bản thân.
C. Rèn luyện sức khỏe.
D. Ham hỏi hỏi.
Câu 7: Cách khắc phục khi thiếu kiểm soát trong giao tiếp, ứng xử là gì?
A. Xem hướng dẫn biện pháp điều chỉnh, cân bằng cảm xúc nhưng không thực hiện.
B. Không lắng nghe đóng góp, ý kiến từ người khác.
C. Không khắc phục, sửa sai về hành vi thiếu kiểm soát.
D. Sử dụng một số biện pháp điều chỉnh, cân bằng cảm xúc trong giao tiếp, ứng xử.
Câu 8: Ý nghĩa của việc xây dựng ngân sách cá nhân là?
A. Giúp hoạch định những khoản chi tiêu và kiểm soát chi tiêu tốt hơn, phù hợp với bản thân.
B. Chi tiêu không cân đối.
C. Giúp mua sắm thoải mái.
D. Giúp bản thân đầu tư chứng khoán.
Câu 9: Biểu hiện của tự hoàn thiện bản thân là
A. Bỏ qua những điểm yếu của bản thân.
B. Vượt qua khó khăn để hoàn thiện bản thân.
C. Chỉ nhìn vào điểm mạnh của bản thân.
D. Ngừng học tập, tu dưỡng để hoàn thiện bản thân.
Câu 10: Trong xã hội hiện đại, người không biết tự hoàn thiện bản thân sẽ dần trở nên
A. Hòa nhập với cộng đồng.
B. Vui vẻ và hạnh phúc.
C. Buồn chán và cô đơn.
D. Lạc hậu và tự đào thải.
Câu 11: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện đức tính trung thực?
A. Luôn được bạn bè quý mến.
B. Luôn giữ đúng lời hứa với mọi người xung quanh.
C. Hài lòng về kết quả học tập của mình.
D. Thiếu kiên trì trong học tập và rèn luyện.
--------------- Còn tiếp ---------------
2. TRỌN BỘ ĐỀ THI HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Bộ đề Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 Kết nối tri thức biên soạn đầy đủ gồm: đề thi+ đáp án + bảng ma trận và bảng đặc tả
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM - HƯỚNG NGHIỆP 11
– KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm). Theo em, đâu là một mạng xã hội?
A. Google drive.
B. Cốc cốc
C. Instagram.
D. Email.
Câu 2 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải cách thể hiện tự tin đối với đặc điểm riêng của bản thân?
A. Tự ti che đi những đặc điểm riêng.
B. Chủ động giới thiệu đặc điểm riêng.
C. Nhận nhiệm vụ phù hợp với năng lực của bản thân.
D. Chủ động tham gia câu lạc bộ, hoạt động yêu thích.
Câu 3 (0,5 điểm). Theo em, vì sao cần phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè?
- Để thể hiện sự lưu loát, hiệu quả trong giao tiếp của bản thân.
- Nhận được sự tin yêu đồng thời dễ dàng thực hiện các hoạt động trong và ngoài nhà trường.
- Để nhận được sự tin yêu và coi trọng của mọi người xung quanh.
- Để nâng cao giá trị của bản thân trong mắt thầy cô, bạn bè.
Câu 4 (0,5 điểm). Theo em, từ nào đồng nghĩa với tự tin?
A. Tự chủ.
B. Tự ti.
C. Tự lực.
D. Tự trọng.
Câu 5 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô?
A. Gần gũi, cởi mở..
B. Kính trọng, lễ phép.
C. Hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao. .
D. Hợp tác thực hiện nhiệm vụ chung.
Câu 6 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải cách kiểm soát và làm chủ mối quan hệ?
A. Chủ động, tự tin làm quen.
B. Kết thúc mối quan hệ khi cần thiết.
C. Giải quyết mâu thuẫn phù hợp..
D. Tham gia các nhóm bạn cá biệt.
Câu 7 (0,5 điểm). Theo em, mối quan hệ là gì?
A. Sự tác động qua lại giữa hai (hoặc nhiều hơn hai) đối tượng hoặc hai (hoặc nhiều hơn hai) nhóm đối tượng có liên quan với nhau.
B. Sự tác động qua lại giữa hai đối tượng hoặc hai nhóm đối tượng có liên quan với nhau.
C. Sự tác động qua lại giữa nhiều hơn hai đối tượng hoặc nhiều hơn hai nhóm đối tượng có liên quan với nhau.
D. Sự tác động qua lại giữa hai (hoặc nhiều hơn hai) hiện tượng hoặc hai (hoặc nhiều hơn hai) nhóm hiện tượng có liên quan với nhau.
Câu 8 (0,5 điểm). Đâu không phải là sự thay đổi trong cuộc sống?
A. Chuyển trường
B. Gia đình đón thành viên mới.
C. Thay giáo viên bộ môn.
D. Giữ vững thành tích học tập.
Câu 9 (0,5 điểm). Theo em, vì sao cần có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao?
A. Tạo điều kiện cho sự phát triển của bản thân sau này.
B. Nhận được sự tin tưởng , tín nhiệm của mọi người.
C. Nâng cao giá trị.bản thân trong mắt mọi người.
D. Góp phần hoàn thiện những yếu điểm của bản thân.
Câu 10 (0,5 điểm). Theo em, thích nghi là gì?
- Khả năng làm quen với môi trường mới, đối phó với những tình huống khó khăn và thay đổi xảy ra tại nơi sinh sống
- Khả năng làm quen với môi trường mới, chấp nhận với những tình huống khó khăn và thay đổi xảy ra trong cuộc sống và công việc.
- Khả năng làm quen với môi trường mới, đối phó với những tình huống khó khăn và thay đổi xảy ra trong cuộc sống và công việc.
- Khả năng làm quen với điều kiện mới, đối phó với những tình huống khó khăn và thay đổi xảy ra trong cuộc sống và công việc.
Câu 11 (0,5 điểm). Đâu không phải là ý có trong kế hoạch làm xanh – sạch – đẹp cảnh quan nhà trường?
A. Mục tiêu.
B. Phương tiện cần thiết.
C. Thời gian thực hiện.
D. Người thực hiện.
Câu 12 (0,5 điểm). Đâu không phải cách điều chỉnh cảm xúc của bản thân khi hồi hộp, lo lắng?
A. Hít thở sâuu.
B. Thả lỏng cơ thể.
C. Suy nghĩ tích cực.
D. Giữ im lặng.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Hoàn thiện bảng kế hoạch phát triển sở trường hướng tới nghề nghiệp trong tương lai.
Sở trường cần phát huy | Những việc cần làm để phát huy sở trường | Kết quả mong muốn |
Câu 2 (1,0 điểm). Nêu cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và bạn bè
--------------- Còn tiếp ---------------
![Giáo án và PPT đồng bộ Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/default_images/daidien1.jpg)
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (200k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ hoạt động trải nghiệm 12 kết nối tri thức, soạn giáo án word và powerpoint Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối, soạn Hoạt động trải nghiệm 12 kết nối
Tài liệu giảng dạy môn Hoạt động trải nghiệm THPT