Đáp án Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc (P2)

File đáp án Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 kết nối tri thức Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc (P2). Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

 

LUYỆN TẬP 

Câu 1: Em đồng tình hay không đồng tình với những ý kiến nào dưới đây ? Vì sao ? 

  1. Các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có thể có đại biểu của mình trong hệ thống các cơ quan nhà nước. 
  2. Các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc. 
  3. Việc thực hiện một số chính sách ưu tiên đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số sẽ làm cho họ không cố gắng, vương lên trong học tập. 
  4. Việc kì thị, phân biệt đối cử về thành phần dân tộc sẽ dẫn đến mất đoàn kết, chia rẽ giữa các dân tộc. 

Trả lời:

  1. Đồng tình, vì theo quy định của pháp luật Việt Nam thì: Công dân Việt Nam có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội; công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo... Do vậy, các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có thể có đại biểu của mình trong hệ thống các cơ quan nhà nước.
  2. Đồng tình, vì theo quy định của pháp luật Việt Nam thì ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt, song các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của dân tộc mình.
  3. Không đồng tình, vì việc Nhà nước quy định và thực hiện một số chính sách ưu tiên đối với HS, sinh viên là người dân tộc thiểu số sẽ tạo điều kiện thuận lợi để HS, sinh viên là người dân tộc thiểu số vượt qua những khó khăn vươn lên học tốt vì lợi ích của bản thân, dân tộc mình và cả đất nước.
  4. Đồng tình, vì việc kì thị, phân biệt đối xử về thành phần dân tộc sẽ dẫn đến mất đoàn kết, không bình đẳng, không tôn trọng sự khác biệt về dân tộc, chia rẽ dân tộc, không giúp nhau phát triển, thậm chí còn làm cho xã hội chậm phát triển.

 

Câu 2: Hành vi của các chủ thể dưới đây là thực hiện đúng pháp luật hay vi phạm pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc? Vì sao?

  1. Bố A là người dân tộc Kinh, mẹ A là người dân tộc thiểu số, khi khai sinh A mang dân tộc của bố. Hiện nay gia đỉnh A sinh sống và làm việc tại bản của mẹ A. Để hoà nhập với người dân nơi đây, A đã yêu câu và được cơ quan nhà nước có thẩm quyên thay đổi dân tộc của mình từ dân tộc của bố sang dân tộc của mẹ.
  2. Để mở rộng sản xuất, Công ty X đăng tin tuyên dụng 3 kĩ sư tin học biết tiếng Anh vào làm việc. Đối chiếu với các tiêu chuẩn mà công ty đẻ ra đối với ứng viên, anh Q thấy mình đều đủ cả nên đã đăng ki dự tuyên nhưng không được Công ty X chấp nhận vào làm việc vi li do anh Q là người dân tộc thiêu số.
  3. Nhận thấy các lễ hội truyền thông văn hoá tốt đẹp của bản dân bị lãng quên, anhbH sau khi trúng cử vào Hội đông nhân dân xã Y đã lên kê hoạch và đê ra các biện pháp phục hỏi, bảo tồn, phát triển các điệu múa, trò chơi dân gian.

Trả lời:

  1. Các hành vi, việc làm của A và cơ quan có thẩm quyền đều đúng. Pháp luật Việt Nam quy định: Công dân có quyền xác định dân tộc của mình (trích Điều 42 Hiến pháp năm 2013).
  2. Việc làm của Công ty X không nhận anh Q vào làm việc với lí do anh là người dân tộc thiểu số là sai. Công ty đã phân biệt đối xử và vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
  3. Việc làm của anh H là đúng, vì theo Hiến pháp Việt Nam quy định: Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình (khoản 3 Điều 5 Hiến pháp năm 2013).

 

Câu 3: Em hãy đọc tình huống sau và trà lời câu hỏi:

  1. Gần tới ngày Toà án xét xử việc tranh chấp đất đai giữa anh P (người dân tộc Ơ-đu) với anh N (người dân tộc Kinh). Anh P lo lắng vì minh chỉ thành thạo tiếng dân tộc Ơ-đu mà không thành thạo tiếng Việt sẽ gây bắt lợi cho bản thân.

Em hãy tư vẫn cách thức đề giúp anh P được đảm bảo quyên bình đẳng giữa các dân tộc trong việc bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của mình.

  1. D và B sinh ra, lớn lên và học tập cùng trường tại địa phương X. Cả hai cùng dự thi vào Trường Đại học N và có số điểm thị đại học bằng nhau, nhưng D là người dân tộc thiêu số được cộng thêm điểm ưu tiên nên đủ điểm đỗ, còn B là người dân tộc Kinh không được ưu tiên nên không đỗ. B thắc mắc và cho rằng như vậy là không đảm bảo sự bình đẳng.

Em hãy tư vấn để giúp B hiễu được chính sách ưu tiên của Nhà nước trong việc tuyên sinh đại học.

Trả lời:

  1. Anh P vẫn có thể trình bày trước Toà án bằng tiếng dân tộc Ơ đu của mình, vì pháp luật Việt Nam quy định: Công dân có quyền sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp (trích Điều 42 Hiến pháp năm 2013).
  2. Việc giải quyết của Trường Đại học N là đúng. Việc Nhà nước ưu tiên trong tuyển sinh đại học đối với người dân tộc thiểu số là hoàn toàn hợp lí, nhằm tạo điều kiện cho người dân các dân tộc thiểu số có thể thực hiện được quyền bình đẳng của mình với dân tộc đa số.

 

Câu 4: Em hãy kể một việc làm cụ thể của bản thân đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc. 

Trả lời:

Một số việc làm cụ thể của bản thân thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa dân tộc

- Tôn trọng văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc

- Phê phán những hành vi thể hiện sự kì thị, phân biệt đối xử giữa đồng bào các dân tộc.

- Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dán về quyền bình đẳng của các dân tộc…

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Em và nhóm học tập sưu tầm các bài phát biểu, bài viết của những người nổi tiếng ở Việt Nam và trên thế giới về quyền bình đẳng giữa các dân tộc và chia sẻ với các bạn trong lớp. 

Trả lời:

Lời phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam (ngày 03-12-1945)

“Nhờ sức đoàn kết tranh đấu chung của tất cả các dân tộc, nước Việt Nam ngày nay được độc lập, các dân tộc thiểu số được bình đẳng cùng dân tộc Việt Nam, tất cả đều như anh chị em trong một nhà, không còn có sự phân chia nòi giống, tiếng nói gì nữa. Trước kia các dân tộc để giành độc lập phải đoàn kết, bây giờ để giữ lấy nền độc lập càng cần đoàn kết hơn nữa.

Nhiệm vụ chính của các dân tộc thiểu số hiện nay phải thực hiện là:

1- Đoàn kết hơn nữa để chống xâm lăng.

2- Hết sức tăng gia sinh sản.

3- Ra sức cứu giúp đồng bào dưới xuôi về nạn đói và ủng hộ Chính phủ để kháng chiến và cứu đói.

4- Gây sự thân thiện giữa ta và Trung Quốc, nhất là các dân tộc ở các miền biên giới Việt Nam và Trung Quốc.

Anh em thiểu số chúng ta sẽ được:

1- Dân tộc bình đẳng: Chính phủ sẽ bãi bỏ hết những điều hủ tệ cũ, bao nhiêu bất bình trước sẽ sửa chữa đi.

2- Chính phủ sẽ gắng sức giúp cho các dân tộc thiểu số về mọi mặt:

  1. a) Về kinh tế, sẽ mở mang nông nghiệp cho các dân tộc được hưởng.
  2. b) Về văn hoá, Chính phủ sẽ chú ý trình độ học thức cho dân tộc.

Các dân tộc được tự do bày tỏ nguyện vọng và phải cố gắng để cùng giành cho bằng được độc lập hoàn toàn, tự do và thái bình”.

 

=> Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay