Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc

Giáo án Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc sách Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức đủ cả năm

BÀI 11. QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC

(2 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được các quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
  • Nhận biết được ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc đối với đời sống con người và xã hội.
  • Đánh giá được các hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong các tình huống đơn giản cụ thể của đời sống thực tiễn.
  • Thực hiện được các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Có những kiến thức cơ bản về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để thực hiện những hoạt động học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, câu chuyện, tình huống và trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến bình đẳng giới trong các dân tộc.

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của mỗi công dân trong thực hiện pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc; phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc; đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi, việc làm phù hợp với quy định của pháp luật về bình đẳng giữa các dân tộc; phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi phân biệt đối xử giữa các dân tộc trong các lĩnh vực.
  • Năng lực phát triển bản thân: Rút ra được bài học cho bản thân trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc; tự đặt mục tiêu, kế hoạch rèn luyện để thực hiện tốt quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong đời sống thường ngày; thực hiện được và vận động, giúp đỡ người khác thực hiện được các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Hiểu được một số kiến thức pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc; có tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trong đó có đảm bảo được quyền bình đẳng giữa các dân tộc; vận dụng được kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, xử lí các hiện tượng trong đời sống xã hội liên quan đến quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
  1. Phẩm chất:
  • Có ý thức, trách nhiệm trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
  • Yêu quê hương, đất nước, tự hào về con người, về dân tộc của mình.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11, Giáo án;
  • Tranh/ ảnh, clip, câu chuyện, thông tin liên quan tới bài học;
  • Một số điều luật liên quan đến nội dung bài học;
  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,...(nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11.
  • Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Giới thiệu ý nghĩa bài học, khai thác hiểu biết của HS về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tạo hứng thú cho HS để kết nối vào bài học.
  3. Nội dung:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần Mở đầu SHS tr.68.

- GV dẫn dắt vào bài học.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong thông tin.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần Mở đầu SHS tr.68:

Em hãy chỉ ra quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong thông tin sau:

“Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc,....”

(Trích Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc đoạn trích, dựa vào hiểu biết của bản thân, suy nghĩ câu trả lời.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2 HS trả lời câu hỏi:

Đoạn trích trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho thấy: các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng với nhau trước pháp luật về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Việt Nam là quốc gia có nhiều dân tộc và cá dân tộc đều bình đẳng với nhau trước pháp luật. Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đến vấn đề đoàn kết, bình đẳng giữa các dân tộc, tạo điều kiện để các dân tộc cùng phát triển, tham gia xây dựng đất nước.

Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 11. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc

  1. Mục tiêu: HS nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc các thông tin trong SHS tr.68-71 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Bình đẳng về chính trị

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời 2 HS đọc thông tin trong SHS tr.68-69.

- GV chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu HS đọc các thông tin và thực hiện yêu cầu:

+ Nhóm 1: Quy định tỉ lệ ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong thông tin 1 nhằm mục đích gì? Vì sao?

+ Nhóm 2: Quyền bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc ở Việt Nam được biểu hiện như thế nào trong thông tin 2?

- GV yêu cầu HS liên hệ, vận dụng hiểu biết để trả lời câu hỏi: Em hãy lấy ví dụ thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực chính trị.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm, đọc thông tin SHS tr.68-69, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi:

+ Thông tin 1: Quy định tỉ lệ ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong thông tin 1 nhằm mục đích để các dân tộc thiểu số có thể thực hiện được quyền bình đẳng giữa các dân tộc khi tham gia vào các cơ quan đại diện của Nhà nước.

+ Thông tin 2: các dân tộc sinh sống ở Việt Nam đều bình đẳng về chính trị, người của bất kì dân tộc nào cũng có thể được bầu làm đại biểu Quốc hội ở Việt Nam, quyền bình đẳng giữa các dân tộc không chỉ về mặt pháp lí mà cả về thực tiễn, được hiện thực hóa trong kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV.

+ Ví dụ thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực chính trị: Nghị quyết số 1135 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII đặt mục tiêu phấn đấu đạt 18% tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) trúng cử đại biểu Quốc hội trong tổng số đại biểu Quốc hội.

- GV mời HS nêu quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị.

- Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV mở rộng kiến thức, trình chiếu cho HS biết thêm về bình đẳng giữa các dân tộc về chính trị:

Bác Giàng Seo Phử (dân tộc H’Mông) đảm nhiệm chức Bộ trưởng, Chủ nhiệm uy ban dân tộc Chính phủ

Bác Tòng Thị Phóng (dân tộc Thái), đảm nhiệm chức Phó chủ tịch Quốc hội khóa XIII.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

1. Tìm hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc

a. Bình đẳng về chính trị

Các dân tộc đều có quyền, có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc, tham gia vào việc tổ chức và hoạt động của Nhà nước, tham gia xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (200k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k/năm

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD KINH TẾ PHÁP LUẬT 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: CẠNH TRANH, CUNG - CẦU TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2: LẠM PHÁT, THẤT NGHIỆP

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4: Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ CÁC NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6: VĂN HÓA TIÊU DÙNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 7: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRƯỚC PHÁP LUẬT

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 8: MỘT SỐ QUYỀN DÂN CHỦ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 9: MỘT SỐ QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

II. GIÁO ÁN POWERPOINT KINH TẾ PHÁP LUẬT 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: CẠNH TRANH, CUNG - CẦU TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2: LẠM PHÁT, THẤT NGHIỆP

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3: THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4: Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ CÁC NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6: VĂN HÓA TIÊU DÙNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 7: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRƯỚC PHÁP LUẬT

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 8: MỘT SỐ QUYỀN DÂN CHỦ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 9: MỘT SỐ QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ PHÁP LUẬT 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ SỰ BIẾN ĐỔI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Chat hỗ trợ
Chat ngay