Đáp án Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế
File đáp án Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
BÀI 1. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
MỞ ĐẦU
Câu hỏi: Hãy chia sẻ hiểu biết của em về thu nhập của người dân Việt Nam trong những năm gần đây.
Hướng dẫn chi tiết:
Theo Thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm được đăng tải trên trang Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thống kê, có báo cáo về mức lương trung bình của người lao động như sau:
- Thu nhập bình quân tháng của người lao động năm 2022 là 6,7 triệu đồng, tăng 927 nghìn đồng so với năm 2021.
- Thu nhập bình quân tháng của người lao động năm 2023 là 7,1 triệu đồng, tăng 6,9% so với năm 2022.
Như vậy, ta có thể thấy, thu nhập của người dân Việt Nam trong những năm gần đây đang có xu hướng tăng lên đáng kể.
KHÁM PHÁ
Câu hỏi: Dựa vào bảng 1.1, hình 1.1 và thông tin trong bài, em hãy:
- Nhận xét sự thay đổi của tăng trưởng kinh tế của Việt Nam qua các năm.
- Cho biết để xác định tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, cần căn cứ vào những chỉ tiêu nào; những chỉ tiêu đó phản ánh điều gì.
Hướng dẫn chi tiết:
Từ bảng 1.1, ta có thể thấy:
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) từ 2018 – 2022 đều không có dấu hiệu giảm sút.
- Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP/người) giai đoạn 2018 – 2022 tăng đáng kể: trung bình tăng hơn 2 triệu đồng mỗi năm.
Từ hình 1.1, ta có thể thấy:
- Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/người) giai đoạn 1996 – 2021 tăng lên đáng kể: trung bình tăng 131,6 USD mỗi năm.
Điều này phản ánh sự phát triển kinh tế của Việt Nam và cải thiện mức sống của người dân.
Câu hỏi: Dựa vào các biểu đồ, bảng số liệu và thông tin trong bài, em hãy:
- Nhận xét sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
- Cho biết em hiểu như thế nào về các chỉ tiêu của phát triển kinh tế; các chỉ tiêu đó phản ánh điều gì.
Hướng dẫn chi tiết:
*Từ các biểu đồ, bảng số liệu đã cho trong bài, ta có thể thấy:
- Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2018 – 2022 có sự biến động đáng kể:
+ Giai đoạn 2019 – 2020 là giai đoạn phải đối mặt với đại dịch Covid -19, GDP của Việt Nam giảm từ 7,36% xuống còn 2,87%, một mức giảm đáng báo động.
+ Giai đoạn 2020 – 2021 được coi là giai đoạn phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid -19, GDP của Việt Nam lại tiếp tục giảm từ 2,87% xuống còn 2,56%.
+ Tuy nhiên đến giai đoạn 2021 – 2022, GDP của Việt Nam đã tăng từ 2,56% lên tới 8,02%, một mức tăng vượt bậc.
- Chỉ số phát triển con người HDI tăng lên trong giai đoạn 2018 – 2021
- Tỉ lệ nghèo đa chiều cũng như hệ số bất bình đằng trong phân phối thu nhập Gini đều có sự giảm đi rõ rệt trong giai đoạn 2018 – 2021.
- Cơ cấu GDP của Việt Nam phân theo ngành kinh tế năm 2022 so với năm 2017 đều có sự tăng lên ở các nhóm ngành: công nghiệp – xây dựng; dịch vụ. Đây có thể là dấu hiệu của một nền kinh tế đang trải qua quá trình công nghiệp hoá và phát triển hạ tầng.
- Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2019 – 2022 cũng có biểu hiện tăng ở các nhóm ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.
*Các chỉ tiêu của phát triển kinh tế:
- Sự gia tăng của các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP);Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP/người); Tổng thu nhập quốc dân (GNI); Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/người)..
- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tiến bộ, hợp lí: Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá: tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp trong GDP nhưng “giá tri tuyệt đối của các ngành đều tăng.
- Chỉ tiêu về tiến bộ xã hội:
+ Chỉ số phát triển con người (HDI): phản ánh sự phát triển của con người trên 3 phương diện là sức khoẻ, giáo dục và thu nhập.
+ Chỉ số đói nghèo: thể hiện qua tỉ lệ nghèo đa chiều.
+ Chỉ số bất bình đẳng: thể hiện qua hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (hệ số Gini).
*Sự phản ánh của các chỉ tiêu của phát triển kinh tế:
- Sự gia tăng của các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế: phản ánh về hiệu suất của nền kinh tế, thường phản ánh sự phát triển tích cực và sự tiến bộ của một nền kinh tế, đồng thời có thể đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện mức sống và tạo ra cơ hội việc làm cho người dân.
- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tiến bộ, hợp lí: phản án trình độ phân công lao động xã hội, thể hiện trình độ phát triển của lực lượng xã hội, trình độ khoa học công nghệ,…
- Chỉ tiêu về tiến bộ xã hội:
+ Chỉ số phát triển con người (HDI): phản ánh sự phát triển toàn diện của con người trong một quốc gia, không chỉ dừng lại ở khía cạnh kinh tế mà còn bao gồm giáo dục, sức khoẻ và chất lượng cuộc sống.
+ Chỉ số đói nghèo: phản ánh những thiếu hụt mà người nghèo phải đối mặt cùng một lúc liên quan đến tiêu chí thu nhập, tiêu chí mức độ thiếu hụt các dịch vụ cơ bản (việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, thông tin).
+ Chỉ số bất bình đẳng: phản ánh tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của các tầng lớp dân cư.
Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:
- Chỉ ra mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.
- Làm rõ chủ trương, chính sách phát triển bền vững của Việt Nam.
Hướng dẫn chi tiết:
*Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững:
- Tăng trưởng kinh tế cung cấp nguồn lực cần thiết để đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng như giáo dục, y tế, hạ tầng, và bảo vệ môi trường. Sự phát triển bền vững thường bắt đầu từ một nền kinh tế mạnh mẽ và phát triển.
- Tăng trưởng kinh tế có thể dẫn đến cải thiện chất lượng cuộc sống thông qua việc tăng thu nhập, giảm nghèo đói, cải thiện sức khoẻ và giáo dục, cũng như tiếp cận với các dịch vụ và cơ hội.
- Tăng trưởng kinh tế có thể gây ra tác động tiêu cực đến môi trường: Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế không kiểm soát có thể gây ra ô nhiễm môi trường, tăng cường khí hậu biến đổi, và làm suy giảm tài nguyên tự nhiên. Điều này có thể đe dọa sự bền vững của phát triển và gây ra hậu quả lâu dài cho môi trường và xã hội.
- Phát triển bển vững cần có quản lý thông minh của tăng trưởng kinh tế: Để đạt được phát triển bền vững, cần có sự cân nhắc giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Các chính sách và biện pháp quản lý thông minh có thể giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực của tăng trưởng kinh tế đồng thời tạo ra cơ hội cho phát triển bền vững.
----------------------------------------
--------- Còn tiếp ----------
=> Giáo án Kinh tế pháp luật 12 chân trời Bài 1: Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế