Đáp án Lịch sử 10 chân trời Bài 1: Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức
File đáp án Lịch sử 10 chân trời sáng tạo (chương trình sửa đổi) Bài 1: Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả.
Xem: => Giáo án lịch sử 10 chân trời sáng tạo (bản word)
CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ VÀ SỬ HỌC
BÀI 1: HIỆN THỨC LỊCH SỬ VÀ LỊCH SỬ ĐƯỢC CON NGƯỜI NHẬN THỨC
Câu 1. Trình bày khái niệm lịch sử. Các hình 1.1, 1.2 giúp em biết gì về hiện thực lịch sử?
Trả lời:
Lịch sử là tất cả những gì thuộc về con người và xã hội loài người, diễn ra trong quá khứ.
Hình 1.1 và hình 1.2 là các dấu tích, các di chỉ được phát hiện. Nó là minh chứng về sự tồn tại của các triều đại, một nền văn minh… đã từng tồn tại trong quá khứ. Từ việc nghiên cứu nó, chúng ta sẽ có hiểu biết về cuộc sống của người xưa. Đó chính là hiện thực lịch sử khách quan.
=> Hiện thực lịch sử là sự vật, hiện tượng đã diễn ra trong quá khứ và tồn tại một cách khách quan, độc lập, ngoài ý muốn của con người. Hiện thực lịch sử chỉ có một.
Câu 2. Em hãy phân biệt hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức (lấy ví dụ từ câu chuyện Con ngựa gỗ thành Tơ-roa)?
Trả lời:
Hiện thực lịch sử | Lịch sử được con người nhận thức |
Sự vật, hiện tượng đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại khách quan. | Những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử ở nhiều góc độ khác nhau. |
Tồn tại khách quan, độc lập với nhận thức của con người | Vừa mang tính chủ quan, vừa phụ thuộc vào hiện thực khách quan |
Chỉ có một và không thể thay đổi | Lịch sử được con người nhận thức và trình bày, tái hiện theo nhiều cách thức khác nhau. |
Luôn có khoảng cách |
Ví dụ: “Con ngựa gỗ thành Tơ-roa”
- Hiện thực lịch sử: một cuộc chiến tranh thực sự đã xảy ra ở thành Troy vào khoảng thế kỷ 12 TCN.
- Lịch sử được nhận thức: Câu chuyện được kể lại qua thi ca và văn học từ đó thể hiện nhận thức của con người về trận chiến thành Tơ-roa.
Câu 3. Sách thẻ tre giúp em nhận thức được điều gì về lịch sử (ghi chép, giấy viết,...)?
Trả lời:
Sách thẻ tre giúp em có thêm hiểu biết về sự phát triển của vật dụng ghi chép của người xưa. Trước khi, giấy được phát minh, người xưa dùng thẻ tre, thẻ gỗ,... để ghi chép.
Câu 4. Nêu khái niệm Sử học.
Trả lời:
Sử học là khoa học nghiên cứu lịch sử của xã hội loài người nói chung hoặc của một quốc gia, dân tộc, địa phương, con người nói riêng.
Câu 5. Đối tượng nghiên cứu của Sử học là gì?
Trả lời:
Đối tượng nghiên cứu của sử học: là toàn bộ quá khứ của loài người. Đó có thể là: quá khứ của một cá nhân, một nhóm, cộng đồng người hay quá khứ của một quốc gia, khu vực hoặc toàn thể nhân loại.
Câu 6. Qua câu danh ngôn “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống” của Xi-xê-rông, em hiểu thế nào về chức năng, nhiệm vụ của Sử học?
Trả lời:
Qua câu danh ngôn "Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống" của Xi-xê-rô, ta có thấy sử học có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta:
- Về chức năng của Sử học:
Chức năng khoa học: lịch sử cung cấp tri thức khoa học nhằm khôi phục, miêu tả giải thích hiện tượng lịch sử một cách chính xác, khách quan.
Chức năng xã hội: lịch sử giúp con người tìm hiểu các quy luật phát triển của xã hội loài người trong quá khứ, từ đó nhận thức hiện tại và dự đoán tương lai.
Chức năng giáo dục: thông qua những tấm gương lịch sử, bài học lịch sử giáo dục mọi người tu dưỡng đạo đức, hình thành lòng biết ơn, tự hào dân tộc...
- Về nhiệm vụ của Sử học:
Từ lịch sử chúng ta rút ra các bài học kinh nghiệm phục vụ cuộc sống hiện tại.
Lịch sử góp phần bồi dưỡng nhân sinh quan và thế giới quan khoa học, nâng cao trình độ nhận thức con người.
Lịch sử góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức và phát triển nhân cách con người.
Câu 7. Vì sao con người cần học tập và khám phá lịch sử suốt đời?
Trả lời:
Con người cần học tập và khám phá lịch sử suốt đời vì:
- Tri thức lịch sử thu nhận ở nhà trường chỉ là một phần rất nhỏ trong kho tàng lịch sử rộng lớn.
- Những thay đổi, phát hiện mới trong khoa học lịch sử ngày càng nhiều trong thời đại ngày nay, quan điểm, nhận thức về lịch sử cũng có nhiều chuyển biến mới. Chúng ta phải không ngừng tìm hiểu, bổ sung tri thức của bản thân.
- Trong cuộc sống, việc học tập, khám phá lịch sử suốt đời là điều kiện quan trọng giúp mỗi người cập nhật và mở rộng tri thức (ví dụ như sự đa dạng về văn hóa, lịch sử hình thành các quốc gia, sự phát triển ngôn ngữ, mối quan hệ giữa các quốc gia...) để từ đó phát triển và hoàn thiện kỹ năng bản thân.
Câu 8. Tri thức lịch sử là gì? Vì sao khi nghiên cứu lịch sử phải thu thập thông tin, sử liệu?
Trả lời:
* Tri thức lịch sử có hai dạng:
- Những tri thức đã được hiểu biết, nhận thức: thường được thể hiện cụ thể (dưới dạng văn bản, tài liệu, tác phẩm sử học, kết quả nghiên cứu,...) để lại cho đời sau, được tiếp nhận qua hệ thống giáo dục.
- Những tri thức thu thập được từ trải nghiệm thực tế:
Thường ẩn chứa trong mỗi cá nhân (dưới dạng niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết, kĩ năng,...).
Những tri thức này được truyền lại qua sách vở, qua học tập, là bí kíp gia truyền từ thế hệ này sang thế giới khác, thành kinh nghiệm lịch sử, kĩ năng giúp đỡ đời sau tiếp thu và phát triển.
* Khi nghiên cứu lịch sử, chúng ta phải thu thập thông tin, sử liệu vì:
- Thông qua sử liệu, chúng ta biết sự kiện gì đã xảy ra, khi nào, ở đâu, và liên quan đến ai...
- Từ thông tin sử liệu cung cấp, các nhà nghiên cứu có thể phần nào xác nhận độ tin cậy, hay sự sai lệch về sự kiện lịch sử.
- Thu thập đầy đủ sử liệu giúp tái hiện lịch sử một cách khách quan.
=> Thu thập, xử lí thông tin là những hoạt động quan trọng trong quá trình học tập tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử.
Câu 9. Nêu những cách thức kết nối kiến thức, bài học lịch sử vào cuộc sống.
Trả lời:
Kết nối kiến thức, bài học lịch sử vào cuộc sống chính là sử dụng tri thức lịch sử để giải thích và hiểu rõ hơn những vấn đề của cuộc sống hiện tại, là việc nhìn nhận cuộc sống hôm nay từ quan điểm lịch sử.
Chúng ta có thể sử dụng tri thức lịch sử để giải thích và hiểu rõ hơn những những vấn đề thời sự trong nước và quốc tế, những vấn đề thực tiễn cuộc sống hiện nay.
Ví dụ:
- Vận dụng kiến thức lịch sử về các nhân vật, sự kiện để giải đáp những thắc mắc về tên các con đường, địa danh nơi mình sống (đường 30 tháng 4, công viên 23 tháng 9, đường Hai Bà Trưng, đường Lý Thường Kiệt, đường Nguyễn Trãi,...).
- Từ tri thức bài học về khởi nghĩa Hai Bà Trưng, khởi nghĩa Bà Triệu, ta hiểu được cội nguồn truyền thống “ giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”.
LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
Câu 1. So sánh hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức.
Trả lời:
Hiện thực lịch sử | Lịch sử được con người nhận thức |
Sự vật, hiện tượng đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại khách quan. | Những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử ở nhiều góc độ khác nhau. |
Tồn tại khách quan, độc lập với nhận thức của con người | Vừa mang tính chủ quan, vừa phụ thuộc vào hiện thực khách quan |
Chỉ có một và không thể thay đổi | Lịch sử được con người nhận thức và trình bày, tái hiện theo nhiều cách thức khác nhau. |
Luôn có khoảng cách |
Câu 2. Lập bảng thống kê những nội dung quan trọng về đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của Sử học.
Trả lời:
Sử học | Ý nghĩa | |
Khái niệm | Là khoa học nghiên cứu khôi phục, tái hiện lại quá trình lịch sử, qua đó khám phá ra bản chất, quy luật của quá trình lịch sử, rút ra những kinh nghiệm và bài học lịch sử. | Nghiên cứu những quy luật phát triển và mối quan hệ lịch sử trong quá khứ cực kì cần thiết cho hiện tại và tương lai, là cơ sở cho sự phát triển khách quan, đúng quy luật, tránh phải những sai lầm của quá khứ. |
Đối tượng | Quá trình phát sinh, phát triển, suy vong của xã hội loài người trong quá khứ. | Mang tính toàn diện, đa dạng. |
Chức năng | Chức năng của Sử học:
| - Nhận thức hiện tại và dự đoán được tương lai. - Biết quá khứ để hiểu hiện tại và dự đoán chính xác cho tương lai. - Rút ra những kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại. |
Nhiệm vụ | Nhiệm vụ của Sử học:
| - Khôi phục bức tranh hiện thực lịch sử chính xác, khoa học. - Nâng cao trình độ nhận thức cho con người. - Có tác dụng nêu gương, tạo biểu tượng, động lực phát triển. |
Câu 3. Vẽ sơ đồ tư duy về tri thức lịch sử và cuộc sống.
Trả lời:
Câu 4. Trình bày với các bạn trong lớp suy nghĩ của em về một bài học lịch sử đã tiếp nhận trong quá trình học tập ở trường hay đi tham quan, xem phim,... được em vận dụng vào thực tiễn.
Trả lời:
Khi tìm hiểu về chiến thắng Điện Biên Phủ, em không chỉ có thêm những hiểu biết lịch sử hào hùng của dân tộc mà còn qua đó học hỏi được nhiều bài học. Qua những bức hình, các câu chuyện của những người lính, em thấy được sức mạnh của lòng yêu nước, sự đoàn kết giữa quân và dân, cùng ý chí quyết tâm giành độc lập của thế hệ đi trước. Em cũng nhận ra rằng, khi chúng ta có trong mình sự quyết tâm và nỗ lực hết mình vì mục tiêu, chúng ta có thể vượt qua mọi khó khăn. Nhờ bài học đó mà em đã vượt qua khó khăn và đạt được nhiều thành công trong học tập.