Đáp án Lịch sử 10 chân trời Bài 6: Văn minh Ấn Độ thời cổ – trung đại

File đáp án Lịch sử 10 chân trời sáng tạo (chương trình sửa đổi) Bài 6: Văn minh Ấn Độ thời cổ – trung đại. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả.

Xem: => Giáo án lịch sử 10 chân trời sáng tạo (bản word)

CHƯƠNG III. MỘT SỐ NỀN VĂN MINH THẾ GIỚI THỜI CỔ - TRUNG ĐẠI

BÀI 6. VĂN MINH ẤN ĐỘ THỜI CỔ - TRUNG ĐẠI

Câu 1. Nêu thành tựu về chữ viết, văn học Ấn Độ thời cổ - trung đại.

Trả lời:

Thành tựu chữ viết:

- Chữ viết đầu tiên là loại kí tự cổ, khắc trên 3.000 con dấu được tìm thấy ở di chỉ văn minh sông Ấn. 

- Sau đó là chữ cổ Bra – mi, là cơ sở để xây dựng chữ Phạn (San –xcrit).

- Chữ Phạn là chữ viết chính thức của Ấn Độ từ thế kỉ V TCN đến thế kỉ X.

- Chữ Hin – đi được sáng tạo và trở thành chữ viết chính thức hiện nay của Ấn Độ

Thành tựu về văn học:

- Tác phẩm cổ xưa nhất là kinh Vê-đa, có 4 tập, là pho thần thoại sinh động của người A-ri-a. 

- Bộ sử thi đồ sộ Ma-ha-bha-ra-ta là bộ sử thi lớn nhất, được coi là “bách khoa toàn thư” về đời sống xã hội, tư tưởng, tôn giáo của Ấn Độ cổ đại. 

- Bộ sử thi Ra-ma-y-a-na nói về mối tình đẹp nhưng đầy trắc trở giữa hoàng tử Ra-ma với nàng Xi-ta trong cuộc chiến bảo vệ cái thiện, diệt trừ cái ác.

- Từ thế kỉ V, kịch thơ chữ Phạn phát triển, tiêu biểu là tác giả Ka-li-đa-sa với vở kịch thơ được xem là hay nhất của Ấn Độ - Sơ- kun-tơ-la. Thời kì sau xuất hiện nhiều tác phẩm văn học viết bằng chữ Hin-đi.

Câu 2. Theo em, giá trị to lớn của hai bộ sử thi Ma – ha – bha – ra –ta và Ra – ma – y – a – na trong văn học Ấn Độ thời cổ đại là gì?

Trả lời:

Hai bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na trong văn học Ấn Độ thời cổ đại không chỉ phản ánh lịch sử, xã hội, tín ngưỡng và đời sống tinh thần của người Ấn Độ xưa mà còn truyền tải những bài học sâu sắc về đạo đức, trách nhiệm, lòng trung thành, sự hy sinh và khát khao công lý. Hai bộ sử thi này đã góp phần định hình nền văn hóa, tư tưởng và đạo lý sống của người Ấn Độ, đồng thời có ảnh hưởng lớn đến văn học, nghệ thuật, tôn giáo và triết học của một số nước châu Á sau này.

Câu 3.  Nêu thành tựu về nghệ thuật của văn minh Ấn Độ thời cổ - trung đại.

Trả lời:

- Thành tựu kiến trúc: 

  • Kiến trúc Phật giáo: Tháp, chùa, trụ đá,…Tiêu biểu có tháp San – chi (thế kỉ III TCN) là kiến trúc cổ nhất ở Ấn Độ

  • Kiến trúc Hin – đu giáo được xây dựng nhiều vào thế kỉ VII – XI với các đền tháp nhọn nhiều tầng: cụm Thánh tích Ma – ha – ba – li – pu – ram ở Nam Ấn

  • Kiến trúc Hồi giáo phổ biến, trở thành quốc giáo: tháp Cu –túp Mi –na ở Đê –li. 

- Thành tựu điêu khắc: 

  • Pho tượng Phật bằng đá, đồng

  • Tượng thần của Hin – đu giáo

  • Bức phù điêu chạm trổ trên các bức tượng của chùa, đền, lăng mộ,…

Câu 4. Tại sao nghệ thuật Ấn Độ lại chịu ảnh hưởng của tinh thần tôn giáo?

Trả lời:

Nghệ thuật Ấn Độ chịu ảnh hưởng của tinh thần tôn giáo vì ở Ấn Độ, tôn giáo đóng vai trò trung tâm trong đời sống tinh thần và xã hội. Các tôn giáo lớn như Bà La Môn giáo, Ấn Độ giáo và Phật giáo không chỉ định hướng niềm tin mà còn chi phối các hoạt động nghệ thuật. Hầu hết các công trình kiến trúc, tượng điêu khắc, tranh vẽ đều gắn liền với hình ảnh thần linh, câu chuyện tôn giáo hoặc triết lý tâm linh. Đối với người Ấn Độ, nghệ thuật được coi là phương tiện để họ thể hiện lòng thành kính, truyền bá giáo lý và đưa con người đến gần hơn với thế giới thần thánh. Chính vì vậy, tinh thần tôn giáo đã thấm sâu vào mọi lĩnh vực nghệ thuật của Ấn Độ.

Câu 5. Nêu thành tựu tiêu biểu về khoa học tự nhiên của văn minh Ấn Độ thời cổ - trung đại.

Trả lời:

Các thành tựu tiêu biểu về khoa học tự nhiên của Ấn Độ thời cổ - trung đại là:

- Thiên văn học: Lịch một năm có 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày, sau 5 năm thêm một tháng nhuận. Nhận thức Trái Đất và Mặt Trăng có hình cầu, phân biệt được năm hành tinh là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa Thổ.

- Toán học: Sáng tạo hệ số 10 chữ số, số 0. Tính căn bậc 2, căn bậc 3, diện tích các hình tiêu biểu, tình chính xác số pi = 3,16…

- Vật lí: thuyết Nguyên tử, sức hút của Trái Đất, thuộc da, chế tạo xà phòng, thủy tinh,…

- Y học: thuốc tê, thuốc mê, phẫu thuật, thảo mộc,…

Câu 6. Nêu những tôn giáo tiêu biểu của Ấn Độ thời cổ đại.

Trả lời:

- Bà-la-môn giáo: Xuất hiện từ rất sớm, dựa trên hệ thống kinh Vệ-đà, tôn thờ nhiều vị thần và đề cao giai cấp Bà-la-môn.

- Hin-đu giáo (còn gọi là Ấn Độ giáo): ra đời dựa trên cơ sở Bà-la-môn giáo.

- Phật giáo: Ra đời vào khoảng thế kỷ VI TCN do Thích Ca Mâu Ni sáng lập, chủ trương từ bi, bác ái, cứu khổ, và phản đối phân biệt đẳng cấp.

Câu 7. Những vấn đề cơ bản trong tư tưởng triết học của Ấn Độ thời cổ đại là gì?

Trả lời:

- Những vấn đề cơ bản của tư tưởng triết học của Ấn Độ thời cổ đại là:

  • Triết học: quan niệm về vũ trụ, nhân sinh, tư duy, tình cảm, hoạt động của các thế hệ triết gia.

  • Tư tưởng: chịu ảnh hưởng lớn của nhiều tôn giáo, đề cập vấn đề vũ trụ quan, nhân sinh quan, tính vô cùng, vô tân của thế giới, tư tưởng giải thoát.

Câu 8. Những thành tựu của nền văn minh Ấn Độ thời cổ - trung đại có ý nghĩa gì? Lấy một ví dụ cụ thể minh họa.

Trả lời:

Ý nghĩa những thành tựu của nền văn minh Ấn Độ thời cổ - trung đại: 

- Nền văn minh Ấn Độ thời cổ – trung đại để lại nhiều giá trị độc đáo. Những di sản của nền văn minh này đã minh chứng cho sức sáng tạo phi thường, biểu đạt tâm hồn và trí tuệ phong phủ của cư dân trong quá khứ, tạo nén bản sắc và niềm tự hào của dân tộc Ấn.

-Thành tựu về chữ viết, văn học, nghệ thuật tôn giáo của nền văn minh Ấn Độ đã lan tỏa trong khu vực bằng "con đường hoà bình" ảnh hưởng sâu rộng trên cơ tầng văn hoá bản địa bằng chính những giá trị ưu việt và nhân văn của nó.

- Những thành tựu khoa học tự nhiên cũng có nhiều đóng góp vào kho tàng tri thức nhân loại.

Ví dụ:

Chữ số Ấn Độ (còn gọi là hệ thống chữ số Hindu-Arab) sau này được người Ả Rập truyền sang châu Âu, trở thành nền tảng cho hệ thống số học hiện đại mà toàn thế giới sử dụng ngày nay. Thành tựu đó cho thấy sự đóng góp quan trọng của Ấn Độ đối với khoa học và văn minh toàn cầu.

LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG 

Câu 1. Lập bảng thống kê về thành tựu của văn minh Ấn Độ thời cổ - trung đại theo gợi ý sau vào vở:

Tech12h

Trả lời:

STT

Tên lĩnh vực

Tên thành tựu

Ý nghĩa

1Chữ viếtChữ Phạn

- Là một cổ ngữ chuyên dụng của Ấn Độ và sử dụng như một ngôn ngữ chính thức ở Ấn Độ.

- Chữ Phạn trở thành ngôn ngữ vượt trội trong văn học và triết học ở Ấn Độ.

2Tôn giáoPhật giáo; Hin-đu giáo

- Trong hơn hai mươi lăm thế kỷ qua, Phật giáo và Hin-đu giáo đã phát triển và lan rộng đến rất nhiều nước trên thế giới và có ảnh hưởng rất sâu sắc đối với đời sống của hàng triệu triệu trái tim con người. Hàng mấy ngàn năm qua, giáo lý  Phật giáo luôn là kim chỉ nam định hướng cho nhận thức, hoạt động của con người và góp phần giáo dục, hoàn thiện nhân cách cho từng cá nhân.

- Nó không những hóa thân vào các phong tục, tập quán truyền thống văn hóa của Ấn độ nói riêng mà còn ảnh hưởng sâu đậm đến nhận thức, hành động của nhân loại nói chung.

3Văn học

- Kinh Vê-đa

- Sử thi: Ra-ma-ya-na

- Vở kịch Sơ-kun-tơ-la

- Là những bộ sử liệu có giá trị lớn về lịch sử và tư tưởng của Ấn Độ
4Kiến trúc

- Chùa hang A-gian-ta

- Đại bảo tháp San-chi

- Lăng Ta-giơ Ma-han

- Kiệt tác của nghệ thuật kiến trúc Phật giáo có ảnh hưởng đến nghệ thuật Ấn Độ sau nay.

- Lưu lại lịch sử Ấn Độ thời cổ trung đại

5

Khoa học,

Kĩ thuật

- Hệ thống 10 chữ số

- Lịch

Góp phần quan trọng vào sự phát triển tư duy và nhận thức về tri thức nhân loại. 

Câu 2. Lựa chọn một di sản văn hóa của Việt Nam chịu ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ thời cổ - trung đại và trình bày những giá trị đặc sắc của di sản đó.

Trả lời:

Khi nói đến di sản văn hóa của Việt Nam chịu ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ thời cổ – trung đại phải kể đến khu di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam). Khu di tích Mỹ Sơn là trung tâm đền tháp của vương quốc Champa xưa, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Ấn Độ giáo (Hindu giáo). Các đền tháp thờ thần Shiva (vị thần tối cao trong Hindu giáo) với nhiều tên gọi địa phương như Bhadresvara. Các tháp được xây dựng bằng gạch nung với kỹ thuật xếp gạch tài tình mà đến nay vẫn còn nhiều bí ẩn. Họa tiết chạm khắc tinh xảo, mô tả thần linh, động vật huyền thoại, vũ nữ Apsara,... mang đậm phong cách nghệ thuật Ấn Độ nhưng đã được bản địa hóa. khu di tích Mỹ Sơn phản ánh sự giao lưu giữa văn hóa Ấn Độ với các nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Đây cũng là bằng chứng cho sự phát triển rực rỡ của nền văn hóa Champa. Khu di tích Mỹ Sơn là một kho tàng nghệ thuật kiến trúc – điêu khắc Champa tiêu biểu nhất ở Việt Nam, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 1999. Khu di tích Mỹ Sơn không chỉ là niềm tự hào của Việt Nam mà còn là minh chứng sinh động cho sự ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ trên đất nước ta.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Lịch sử 10 chân trời sáng tạo (Mới nhất) - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay