Đáp án Lịch sử 10 chân trời Bài 4: Văn minh Ai Cập thời cổ đại

File đáp án Lịch sử 10 chân trời sáng tạo (chương trình sửa đổi) Bài 4: Văn minh Ai Cập thời cổ đại. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả.

Xem: => Giáo án lịch sử 10 chân trời sáng tạo (bản word)

CHƯƠNG III. MỘT SỐ NỀN VĂN MINH THẾ GIỚI THỜI CỔ - TRUNG ĐẠI

BÀI 4. VĂN MINH AI CẬP THỜI CỔ ĐẠI

Câu 1. Nêu thành tựu về chữ viết của văn minh Ai Cập thời cổ đại.

Trả lời:

Vào khoảng hơn 3000 năm TCN, người Ai Cập đã sáng tạo chữ tượng hình (khoảng 1000 chữ), sau đó vẽ thêm biểu hiện âm tiết, phát triển thành chữ cái (24 chữ). 

Câu 2. Nêu thành tựu về khoa học tự nhiên của văn minh Ai Cập cổ đại.

Trả lời:

- Toán học: Người Ai Cập rất giỏi số học, hình học, đặc biệt trong việc đo đạc đất đai và xây dựng kim tự tháp. Họ biết tính diện tích, thể tích và có những hiểu biết về số Pi.

- Thiên văn học: Người Ai Cập cổ đại đã quan sát bầu trời, biết được chu kỳ mặt trời, từ đó lập ra lịch 365 ngày/năm, mỗi năm có 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày, 5 ngày còn lại dành cho lễ hội.

- Y học: Họ sớm có hiểu biết về cấu tạo cơ thể người; đồng thời, họ tìm hiểu được nguyên nhân của bệnh tật, mối quan hệ giữa tim và mạch máu. Việc chữa bệnh bước đầu được chuyên môn hóa. Tục ướp xác được phổ biến cho thấy người Ai Cập cổ đã khá phát triển về giải phẫu và có nhiều kiến thức về ý học, hóa học.

- Kỹ thuật: Người Ai Cập cổ đại biết tạo ra con lăn, cần trục, bơm nước, đóng thuyền lớn đi biển, chế tạo vũ khí; biết chế tạo thủy tinh màu, tạo được men màu trên đồ sứ và ứng dụng các công thức hóa học trong luyện kim,...

Câu 3. Theo em, tại sao người Ai Cập lại rất giỏi về khoa học tự nhiên?

Trả lời:

- Người Ai Cập giỏi về toán học, vì: hằng năm, nước sông Nin dâng cao khiến ranh giới giữa các thửa ruộng bị xoá nhoà, nên mỗi khi nước rút, người Ai Cập cổ đại phải tiến hành đo đạc lại diện tích.

- Do có tục ướp xác, người Ai Cập đã sớm có những hiểu biết về cấu tạo cơ thể người; đồng thời hiểu được nguyên nhân của bệnh tật, mối quan hệ giữa tim và mạch máu… Vì vậy, y học ở Ai Cập rất phát triển.

- Cư dân Ai Cập cổ đại có những hiểu biết về Thiên văn và lịch pháp học, vì: hoạt động sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên, thời tiết và mùa vụ.

- Cũng để phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất, người Ai Cập cổ đại đã sớm chế tạo ra: con lăn, cần trục, máy bơm nước, đóng thuyền lớn để đi biển…

Câu 4. Nêu thành tựu về kiến trúc và điêu khắc của văn minh Ai Cập thời cổ đại.

Trả lời:

- Kiến trúc: Có nhiều công trình kì vĩ, có kích thước lớn, trường tồn với thời gian. Ví dụ các kim tự tháp, đền thờ thần linh,…

- Điêu khắc: Đạt trình độ đỉnh cao phục vụ cho việc xây dựng và trang trí đền đài, lăng mộ, lăng mộ thờ thần linh.

Câu 5. Người A – rập có câu nói: “Con người phải sợ thời gian nhưng thời gian phải sợ kim tự tháp”. Em có nhận xét gì về câu nói trên?

Trả lời:

Câu nói “Con người phải sợ thời gian nhưng thời gian phải sợ kim tự tháp” ca ngợi sự trường tồn vĩnh cửu của các kim tự tháp Ai Cập cổ đại. Thời gian có thể làm thay đổi mọi thứ: con người già đi, công trình sụp đổ,... Thế nhưng, những kim tự tháp hùng vĩ vẫn đứng vững suốt bao năm qua, bất chấp gió cát sa mạc và bao biến động lịch sử. Điều đó thể hiện trình độ kỹ thuật xây dựng siêu việt, sức sáng tạo và khát vọng trường tồn mãnh liệt của người Ai Cập cổ đại. Có thể thấy, kim tự tháp không chỉ là kỳ quan kiến trúc mà còn là biểu tượng của trí tuệ, sức mạnh và ước mơ con người vượt lên giới hạn của thời gian.

Câu 6. Theo em, các thành tựu văn minh của người Ai Cập cổ đại có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Các thành tựu văn minh của người Ai Cập cổ đại có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với lịch sử nhân loại. Những công trình vĩ đại như kim tự tháp không chỉ chứng minh trình độ kỹ thuật xây dựng xuất sắc mà còn thể hiện khát vọng trường tồn và niềm tin tâm linh sâu sắc của con người. Các kiến thức về toán học, thiên văn học và y học của người Ai Cập đã đặt nền móng cho sự phát triển của nhiều ngành khoa học sau này. Bên cạnh đó, nghệ thuật điêu khắc, hội họa và chữ viết tượng hình của họ cũng để lại những giá trị văn hóa lâu bền, góp phần làm phong phú kho tàng tri thức nhân loại. Văn minh Ai Cập cổ đại cho đến nay vẫn là nguồn cảm hứng bất tận cho những công trình nghiên cứu, sáng tạo và khám phá.

LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG 

Câu 1. Lập bảng tìm hiểu một thành tựu tiêu biểu trong một số lĩnh vực của nền văn minh Ai Cập thời cổ đại theo gợi ý sau vào vở:

Tech12h

Trả lời:

STT

Tên lĩnh vực

Tên thành tựu

Ý nghĩa

1Giáo dụcThư viện A – lếch- xan – dri –a Nơi lưu giữ kho tàng kiến thức quan trọng của thế giới cổ đại. Chứa đựng khoảng nửa triệu cuốn sách làm bằng giấy cói. Ngay từ thời cổ đại đã chú trọng đến việc học tập, lưu giữ những giá trị văn minh.
2Chữ viếtChữ tượng hình

- Phản ánh trình độ tư duy của cư dân.

- Là phương tiện chủ yếu lưu giữ thông tin từ đời này qua đời khác

- Là cơ sở để người đời sau nghiên cứu về văn hóa Ai Cập cổ đại

3Toán học

- Phát minh ra hệ đếm thập phân.

- Sáng tạo ra chữ số…

- Là biểu hiện cao của tư duy.

- Thành tựu toán học được ứng dụng vào cuộc sống.

- Đặt nền móng cho sự phát triển của nền toán học sau này.

Câu 2. Kể tên một số thành tựu văn minh Ai Cập thời cổ đại vẫn còn giá trị sử dụng trong thực tiễn ngày nay. Phân tích ý nghĩa và giá trị của những thành tựu này.

Trả lời:

Thành tựu vẫn còn giá trị đến nay

Ý nghĩa, giá trị

Chữ tượng hình

- Phản ánh trình độ phát triển tư duy duy của cư dân Ai Cập cổ đại.

- Phương tiện quan trọng để lưu giữ thông tin từ đời này qua đời khác.

- Cơ sở để người sau nghiên cứu văn hóa thời cổ đại.

Kim tự tháp, tượng nhân sư

- Minh chứng cho thời kì phát triển hoàng kim của Ai Cập cổ đại.

- Phản ánh kĩ thuật xây dựng đỉnh cao của người dân.

- Một trong những địa điểm nổi tiếng nhất trên thế giới hấp dẫn khách du lịch, đem lại nguồn lợi kinh tế cho Ai Cập.

Hệ đếm thập phân, số pi = 3,16

- Đỉnh cao tư duy toán học của con người cổ đại.

- Hiện tay vẫn còn ứng dụng vào cuộc sống và được giảng dạy trong các  trường học hiện nay.

Câu 3. Chọn và giải mã ba trong số các biểu tượng dưới đây của nền văn minh Ai Cập thời cổ đại.

Tech12h

Trả lời:

Kim tự tháp

Kim tự tháp là lăng mộ của các vị pharaoh, thể hiện quyền lực tối cao và khát vọng trường tồn sau cái chết. Kim tự tháp còn là biểu tượng cho trình độ kỹ thuật xây dựng và tổ chức lao động tuyệt vời của người Ai Cập.

Mặt nạ vàng của vua Tutankhamun

Mặt nạ vàng dùng để che mặt thi hài pharaoh trong quá trình ướp xác, thể hiện quyền uy và vẻ đẹp bất diệt. Đây cũng là biểu tượng cho niềm tin vào thế giới bên kia và sự bất tử trong tâm linh người Ai Cập cổ đại.

Con mắt thần Horus

Con mắt thần Horus tượng trưng cho sự bảo vệ, sức khỏe và quyền lực. Người Ai Cập cổ đại tin rằng biểu tượng này có thể mang lại sự an lành và tránh khỏi điều xấu, nên thường khắc nó trên trang sức hoặc đồ dùng.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Lịch sử 10 chân trời sáng tạo (Mới nhất) - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay