Đáp án Lịch sử 10 chân trời Bài 7: Văn minh Hy Lạp – La Mã thời cổ đại
File đáp án Lịch sử 10 chân trời sáng tạo (chương trình sửa đổi) Bài 7: Văn minh Hy Lạp – La Mã thời cổ đại. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả.
Xem: => Giáo án lịch sử 10 chân trời sáng tạo (bản word)
CHƯƠNG III. MỘT SỐ NỀN VĂN MINH THẾ GIỚI THỜI CỔ - TRUNG ĐẠI
BÀI 7. VĂN MINH HY LẠP – LA MÃ THỜI CỔ ĐẠI
Câu 1. Nêu thành tựu về chữ viết của văn minh Hy Lạp – La Mã thời cổ đại.
Trả lời:
- Người Hy Lạp cổ đại dựa trên bảng chữ cái của người Phê – ni – xi để tạo nên hệ thống 24 chữ cái vào khoảng cuối thế kỉ IV TCN.
- Sau đó, người La Mã tiếp thu chữ cái Hy Lạp tạo thành chữ La tinh gồm 26 mẫu tự.
- Người La Mã cũng dùng chữ cái để tạo ra chữ số La Mã, còn được sử dụng cho đến ngày nay.
Câu 2. Nêu thành tựu về văn học của văn minh Hy Lạp – La Mã thời cổ đại. Theo em, các tác phẩm văn học này phản ánh nội dung gì của đời sống xã hội?
Trả lời:
- Thành tựu văn học:
Thần thoại: Gót chân A sin, 12 chiến công của Hercules, Con ngựa gỗ thành Troy, Ngọn lửa Prometheus,…
Thơ ca và văn xuôi: Sử thi I – li – át và Ô – đi – xê của Hô – me
Kịch: Bi kịch và hài kịch
- Các tác phẩm văn học này phản ánh đời sống tình cảm của con người với các mối quan hệ trong xã hội và nêu lên triết lí về số phận con người. Đồng thời châm biếm và phê phán trong đời sống.
Câu 3. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của nền văn minh Hy Lạp – La Mã thời cổ đại có những tác phẩm tiêu biểu nào?
Trả lời:
- Kiến trúc: đền Pác – tê – nông, đền thờ thần Dớt, lăng mộ vua Mô – sô – lớt, đấu trường Cô – li – dê, đền Pan – tê – ông, Khải hoàn môn Công – xtan – ti – nút,…
- Điêu khắc: tượng thần Vệ nữ, tượng Lực sĩ ném dĩa, tượng thần Dớt, phù điêu,…
Câu 4. Văn minh Hy Lạp – La Mã thời cổ đại để lại thành tựu gì về mặt lịch pháp?
Trả lời:
Người Hy Lạp biết làm ra lịch, sau đó, người La Mã kế thừa, phát triển thành bộ lịch Giu-li-an. Đến thời trung đại, bộ lịch này được hoàn chỉnh thành Công lịch (Dương lịch), sử dụng cho đến ngày nay.
Câu 5. Những thành tựu nào về khoa học tự nhiên của người Hy Lạp và La Mã thời cổ đại còn có giá trị tới ngày nay? Cho ví dụ minh họa.
Trả lời:
- Toán học: Người Hy Lạp đã đặt nền móng cho hình học với tác phẩm Cơ sở (Elements), được sử dụng trong giảng dạy cho đến ngày nay.
- Y học: Hi-pô-crát được coi là "cha đẻ của y học hiện đại" với lời thề Hippocrates – nền tảng đạo đức cho nghề y cho đến nay. Ông cũng là người đề ra phương pháp chữa bệnh bằng thuốc và giải phẫu
- Vật lý và cơ học: Archimedes khám phá các nguyên lý về đòn bẩy, trọng lượng riêng của vật thể, nền tảng cho cơ học cổ điển.
Câu 6. Nêu thành tựu về tư tưởng, tôn giáo của văn minh Hy Lạp – La Mã thời cổ đại.
Trả lời:
Về tư tưởng
Hy Lạp là “quê hương của triết học phương Tây” với nhiều quan điểm, học thuyết khác nhau nhưng chủ yếu xoay quanh hai trường phái duy vật và duy tâm. Các triết gia duy vật đồng thời là những nhà khoa học, tiêu biểu như Ta-lét, Hê-ra-clít, Êm-pê-đô-clét,... Các triết gia Lê-cíp-pớt, Đê-mô-crít, Ê-pi-kiu-rớt đã hình thành thuyết Nguyên tử. Trường phái duy tâm với các đại diện tiêu biểu như Xô-crát, Pla-tôn, A-rít-xtốt,...
Về tôn giáo
Hy Lạp và La Mã cổ đại đều theo tín ngưỡng đa thần, thờ cúng các vị thần. Thế kỉ I, Cơ đốc giáo ra đời ở Pa-le-xtin, một thuộc địa của La Mã. Đến thế kỉ IV, các hoàng đế La Mã công nhận Cơ đốc giáo là quốc giáo của đế quốc La Mã, đưa đời sống tín ngưỡng của người La Mã bước sang thời kì mới.
Câu 7. Tôn giáo nào của La Mã thời cổ đại có nhiều ảnh hưởng tới đời sống xã hội của phương Tây sau này?
Trả lời:
Tôn giáo của La Mã thời cổ đại có nhiều ảnh hưởng tới đời sống xã hội của phương Tây sau này là Thiên Chúa giáo (hay còn gọi là Cơ Đốc giáo).
Câu 8. Thế vận hội của người Hy Lạp cổ được tổ chức như thế nào?
Trả lời:
Thế vận hội cổ đại đầu tiên được tổ chức năm 776 trước công nguyên tại Olympia, địa danh ở miền nam Hy Lạp, nhằm vinh danh thần Zeus.
Cuộc thi diễn ra bốn năm một lần trong suốt thời gian dài đến thế kỷ thứ 4 trước công nguyên, và được hồi sinh cuối thế kỷ 19.
Bắt đầu của trò chơi là lễ thắp sáng trong đền thờ Olympian Zeus. Do đó, người Hy Lạp đã tôn vinh ký ức về titan Prometheus.
Chương trình cũng bao gồm các loại hình thi đấu như: chạy ở các khoảng cách khác nhau, đánh đấm, đấu vật, đua xe ngựa. Người chiến thắng được vinh danh như một anh hùng tôn vinh quê hương.
Câu 9. Nêu ý nghĩa của văn minh Hy Lạp – La Mã thời cổ đại.
Trả lời:
- Những thành tựu văn minh Hy Lạp – La Mã thời cổ đại có tính hiện thực cao, mang tính nhân bản sâu sắc. Tiêu biểu là các thành tựu về văn học, nghệ thuật, tư tưởng, tôn giáo,...tạo nên bản sắc văn hoá cho châu Âu về sau.
- Nhiều di sản của nền văn minh Hy Lạp - La Mã thời cổ đại vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay.
LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
Câu 1. Lập bảng thống kê về thành tựu của văn minh Hy Lạp – La Mã thời cổ đại theo gọi ý sau vào vở:

Trả lời:
STT | Tên lĩnh vực | Tên thành tựu | Ý nghĩa |
1 | Văn học | Sử thi I-li-át, Ô-đi-xê | - Là nguồn sử liệu để tìm hiểu lịch sư văn minh thế giới Hy Lạp – La Mã. |
2 | Hội họa, điêu khắc, kiến trúc | Đền Pác-tê-nông, đền Thần Dớt, tượng Lực sĩ ném đĩa,… | - Ảnh hưởng sâu sắc tới nghệ thuật phương Tây sau này |
3 | Văn học | - Kinh Vê-đa - Sử thi: Ra-ma-ya-na - Vở kịch Sơ-kun-tơ-la | - Là những bộ sử liệu có giá trị lớn về lịch sử và tư tưởng của Ấn Độ |
4 | Kiến trúc | - Chùa hang A-gian-ta - Đại bảo tháp San-chi - Lăng Ta-giơ Ma-han | - Kiệt tác của nghệ thuật kiến trúc Phật giáo có ảnh hưởng đến nghệ thuật Ấn Độ sau nay. - Lưu lại lịch sử Ấn Độ thời cổ trung đại |
5 | Khoa học, kĩ thuật | - Các định lí: Ta-lét, Pi-ta-go, Ác-si-mét, Hê-rô-dốt,… | - Đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ của các ngành khoa học thế giới giai đoạn tiếp theo. - Có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy lùi những ảnh hưởng và chi phối của thần học. |
Câu 2. Tại sao nói, văn minh Hy Lạp – La Mã thời cổ đại là cơ sở của nền văn hóa châu Âu hiện đại?
Trả lời:
Văn minh Hy Lạp – La Mã thời cổ đại được coi là cơ sở của nền văn hóa châu Âu hiện đại vì nó đã đặt nền móng cho nhiều lĩnh vực quan trọng như:
Tư tưởng: Hy Lạp nổi tiếng với các nhà tư tưởng lớn như Socrates, Plato, Aristotle, đặt nền tảng cho triết học, khoa học và tư duy lý luận của phương Tây.
Chính trị: Hy Lạp sáng tạo ra mô hình dân chủ đầu tiên ở Athens, còn La Mã phát triển mô hình cộng hòa. Hai mô hình nhà nước này có ảnh hưởng lớn đến tổ chức nhà nước và pháp luật của châu Âu sau này.
Nghệ thuật – Kiến trúc: Các công trình kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc, hội họa Hy Lạp – La Mã trở thành hình mẫu cho nghệ thuật châu Âu thời Phục hưng và hiện đại.
Khoa học tự nhiên: Có thành tựu trong lĩnh vực toán học, thiên văn học, y học, vật lý... của Hy Lạp – La Mã là nền tảng cho khoa học phương Tây.
Luật pháp: Luật La Mã đã ảnh hưởng sâu sắc đến hệ thống pháp luật của nhiều quốc gia châu Âu hiện nay.
=> Nhờ những đóng góp toàn diện đó, văn minh Hy Lạp – La Mã không chỉ là cội nguồn mà còn là động lực thúc đẩy sự phát triển của văn hóa, tư tưởng và khoa học châu Âu từ thời cổ đại đến hiện nay.
Câu 3. Đỉnh Ô – lim – pớt và vòng nguyệt quế thường tượng trưng cho điều gì? Tại sao các kì Thế vận hội Ô – lim – píc lại có tục rước đuốc từ ngọn núi Ô – lim – pớt?
Trả lời:
Đỉnh Ô – lim – pớt và vòng nguyệt quế:
Đỉnh Ô-lim-pớt và vòng nguyệt quế trong văn hóa Hy Lạp cổ đại thường tượng trưng cho vinh quang, chiến thắng và sự bất tử. Đỉnh Ô-lim-pớt là nơi các vị thần trong thần thoại Hy Lạp sinh sống, được coi là biểu tượng của sự cao quý. Vòng nguyệt quế, thường làm từ lá ô liu, là phần thưởng danh giá dành cho những người chiến thắng trong các cuộc thi đấu thể thao hoặc có chiến công, đặc biệt là trong các kỳ Thế vận hội Olympic cổ đại.
Về tục rước đuốc trong các kỳ Thế vận hội Olympic:
Tục rước đuốc từ ngọn núi Ô-lim-pớt là một cách kết nối truyền thống từ thời cổ đại đến hiện đại. Ngọn núi Ô-lim-pớt là nơi các vị thần của Hy Lạp ngự trị, được coi là biểu tượng của sự thiêng liêng và vinh quang. Việc rước đuốc từ ngọn núi này thể hiện sự khởi đầu thiêng liêng và tinh thần thể thao vĩnh cửu, đồng thời tôn vinh những giá trị mà các kỳ Thế vận hội muốn hướng tới: hòa bình, đoàn kết và sự cạnh tranh công bằng.