Đáp án Lịch sử 10 chân trời sáng tạo Bài 14: Hình thành, phát triển và thành tựu văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại

File đáp án Lịch sử 10 chân trời sáng tạo Bài 14: Hình thành, phát triển và thành tựu văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

BÀI 14. HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN VÀ THÀNH TỰU VĂN MINH ĐÔNG NAM Á CỔ- TRUNG ĐẠI (P1)

I. Hành trình phát triển

Câu 1: Hãy trình bày quá trình hình thành nền văn minh Đông Nam Á thời cổ đại.

Trả lời:

Quá trình hình thành nền văn minh Đông Nam Á thời cổ đại: Giai đoạn từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X.

- Từ đầu Công nguyên: nhiều quốc gia sơ kì được hình thành và phát triển ở ĐNA, dung hợp giữa nền văn hóa bản địa với văn hóa Ấn Độ.

- Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X: 

  • Nhiều nước ĐNA đã hình thành các quốc gia dân tộc, chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa Trung Quốc và văn hóa Ấn Độ.
  • Phật giáo được truyền bá mạnh vào ĐNA và ảnh hưởng lớn đến mọi mặt của đời sống văn hóa - xã hội ở nhiều nước. 

Câu 2: Tiến trình phát triển của văn minh Đông Nam Á thời trung đại diễn ra như thế nào?

Trả lời:

Tiến trình phát triển của văn minh Đông Nam Á thời trung đại:

- Thế kỉ X đến thế kỉ XV: 

  • Nhiều nước ở khu vực ĐNA phát triển mạnh mẽ, nền kinh tế thịnh vượng và xã hội ổn định.
  • Ảnh hưởng có chọn lọc văn hóa từ bên ngoài thúc đẩy văn minh ĐNA phát triển mạnh mẽ với nhiều thành tựu rực rỡ. 
  • Ngoài ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc, sự du nhập và ảnh hưởng của Hồi giáo đã bổ sung thêm những giá trị mới cho văn hóa khu vực. 

- Thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX:

  • Nhiều nước ở ĐNA bước vào thời kì khủng hoảng, suy thoái và phải đối diện với sự xâm nhập của các nước phương Tây, từng bước ảnh hưởng đến khu vực, xuất hiện thêm nhiều thành tựu văn minh mới. 
  • Đây là giai đoạn văn minh ĐNA có những chuyển biến quan trọng cho sự phát triển của khu vực ở thời cận đại và hiện đại. 

II. Thành tựu văn minh tiêu biểu 

  1. Tín ngưỡng, tôn giáo

Câu 1: Nêu thành tựu văn minh tiêu biểu của khu vực ĐNA.

Trả lời:

Thành tựu văn minh tiêu biểu của khu vực ĐNA:

- Tín ngưỡng:

  • Tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, vừa lệ thuộc, vừa gắn bó với thiên nhiên. 
  • Thờ các con vật gần gũi với cuộc sống của xã hội nông nghiệp, thờ thần lúa,....
  • Tín ngưỡng phồn thực: tục cầu sinh sôi nảy nở tồn tại phổ biến ở khu vực ĐNA dưới hình thức thờ sinh thực khí, quan niệm về âm dương,...
  • Tín ngưỡng phong tục thờ cúng tổ tiên có vị trí linh thiêng đối với cư dân ĐNA. 

- Tôn giáo: 

  • Phổ biến các loại hình tôn giáo bản địa dựa trên tín ngưỡng vạn vật hữu linh có từ thời nguyên thủy. 
  • Bà La Môn giáo, Ấn Độ giáo được truyền bá vào ĐNA từ đầu Công nguyên, đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức xã hội.
  • Phật giáo du nhập vào ĐNA từ Trung Quốc và Ấn Độ từ đầu công nguyên, có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội và văn hóa ở nhiều quốc gia ĐNA. 
  • Hồi giáo du nhập vào ĐNA khoảng thế kỉ VI đến thế kỉ VII qua con đường thương mại biển.
  • Thế kỉ XIII trở thành tôn giáo có ảnh hưởng lớn ở nhiều nước ĐNA. 
  • Công giáo xuất hiện ở khu vực ĐNA gắn liền với sự hiện diện của người phương Tây. 

 

Câu 2: Tín ngưỡng nào thể hiện tính bản địa của cư dân ĐNA.

Trả lời:

Tín ngưỡng thể hiện tính bản địa của cư dân ĐNA: 

  • Tín ngưỡng phồn thực
  • Tục thờ cúng tổ tiên
  • Tục cầu mưa

 

  1. Chữ viết và văn học

Câu 1: Ảnh hưởng từ các nền văn hóa minh lớn thế giới đến chữ viết của Đông Nam Á như thế nào?

Trả lời:

Ảnh hưởng từ các nền văn hóa minh lớn thế giới đến chữ viết của Đông Nam Á: 

  • Tiếp nhận nhiều chữ viết từ bên ngoài và sáng tạo chữ viết của mình: 
  • Việt Nam tiếp nhận chữ Hán (Trung Quốc) từ đầu Công nguyên để tạo thành chữ Nôm
  • Chữ Phạn, chữ Pa-li (Ấn Độ) được du nhập vào ĐNA từ thế kỉ III - IV để hình thành chữ Chăm-pa cổ, chữ Thái cổ, chữ Kher-me cổ
  • Chữ viết A-rập du nhập vào các quốc gia Nam Đảo, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a. 
  • Từ thế kỉ XVI, chữ viết của nhiều quốc gia ĐNA được La-tinh hóa và được sử dụng đến ngày nay. 

 

Câu 2: Hãy cho biết cơ sở hình thành nền văn học (văn học dân gian và văn học viết) ở khu vực  Đông Nam Á. 

Trả lời:

Cơ sở hình thành nền văn học (văn học dân gian và văn học viết) ở khu vực Đông Nam Á:

Văn học Đông Nam Á đã được hình thành trên cơ tầng văn hoá nói chung của Đông Nam Á thời tiền sử, đó là nền văn minh nông nghiệp lúa nước.

=> Nền văn minh nông nghiệp lúa nước là cội nguồn và bản sắc riêng, phát triển liên tục trong lịch sử. Lớp văn hoá nguyên sơ này được nhiều nhà nghiên cứu gọi là cơ tầng văn hoá Đông Nam Á. Lớp văn hoá nguyên sơ này được nhiều nhà nghiên cứu gọi là cơ tầng văn hoá Đông Nam Á. Trên cơ tầng văn hoá này, văn học dân gian, văn học viết nảy nở, phát triển. Văn học dân gian được xem là ngọn nguồn của văn học dân tộc khu vực Đông Nam Á và đây cũng là lớp văn hoá bản địa trước khi Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của các nền văn hoá lớn từ bên ngoài.

 

  1. Kiến trúc và điêu khắc

Câu 1: Em hãy nêu đặc trưng của nghệ thuật điêu khắc của cư dân ĐNA thời cổ - trung đại. 

Trả lời:

Đặc trưng của nghệ thuật điêu khắc của cư dân ĐNA thời cổ - trung đại: 

  • Chịu ảnh hưởng rõ nét của điêu khắc Trung Quốc và Ấn Độ
  • Nhiều tác phẩm như thần, tượng Phật, phù điêu, bức chạm nổi,...

 

Câu 2: Dấu ấn văn hóa Ấn Độ trong các công trình kiến trúc ở ĐNA là gì?

Trả lời:

Dấu ấn văn hóa Ấn Độ trong các công trình kiến trúc ở ĐNA:

  • Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của kiến trúc Ấn Độ (kiến trúc Hin-đu giáo và Phật giáo) và kiến trúc Hồi giáo:
  • Phổ biến là kiểu kiến trúc tháp vuông hay hình chữ nhật như Chăm ở Việt Nam và Ăng-co-vát ở Cam-pu-chia. 
  • Kiến trúc Phật giáo phổ biến đặc trưng là kiểu kiến trúc Xơ-tu-pa (tháp).

=> Mỗi dân tộc lại có những nét độc đáo riêng.

 

Câu 3: Em hãy trình bày sự tác động của tôn giáo đến các công trình kiến trúc và điêu khắc ở ĐNA. 

Trả lời:

Sự tác động của tôn giáo đến các công trình kiến trúc và điêu khắc ở ĐNA: 

- Giao thoa văn hóa giữa văn hóa bản địa và văn hóa Ấn Độ, tạo ra những yếu tố văn hóa độc đáo không thể so sánh với bất kỳ dân tộc nào khác. 

- Mang màu sắc bản địa, không chỉ là minh chứng cho sự giao lưu văn hóa mà còn bởi sự sáng tạo đa dạng, phong phú mang đầy màu sắc bản địa. 

- Tôn giáo là nguồn cảm hứng chính của nghệ thuật cổ điển Đông Nam Á, mang đậm dấu ấn thế giới tâm linh phong phú đó. 

- Tôn giáo và nghệ thuật kết hợp, bổ sung cho nhau góp phần tạo nên bản sắc văn hóa của từng dân tộc trong khu vực Đông Nam Á:

  • Điêu khắc những vị thần Ấn Độ giáo.
  • Tượng Phật bằng đá, gỗ, đồng được chế tác theo phong cách, kiểu dáng tượng Phật đứng.
  • Khẳng định quyền lực và sự tôn kính, sùng tín của vương quốc đối với các vị thần Ấn Độ giáo thiêng liêng,...

 

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Lịch sử 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay