Đáp án Lịch sử 10 chân trời sáng tạo Bài 8: Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại

File đáp án Lịch sử 10 chân trời sáng tạo Bài 8: Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

BÀI 8. VĂN MINH ẤN ĐỘ CỔ- TRUNG ĐẠI

I. Cơ sở hình thành

  1. Điều kiện tự nhiên

Câu 1: Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng gì đến sự ra đời của nền văn minh Ấn Độ cổ đại?

Trả lời:

Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sự ra đời của nền văn minh Ấn Độ cổ đại: 

  • Ấn Độ là một bán đảo rộng lớn nằm ở Nam Á, ba mặt giáp biển, thuận lợi cho giao thương và giao lưu văn hóa. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiều vùng khô nóng nhưng cũng có vùng ẩm mát. 
  • Phía bắc là khu vực đồi núi, có dãy Hi-ma-lay-a, nơi khởi nguồn của những con sông lớn. Đồng bằng hạ lưu có thung lũng sông Ấn và lưu vực sông Hằng - nơi phát tích của những trung tâm văn minh. Khu vực phía Nam có cao nguyên Đêcan, được xem là vùng đất cổ xưa nhất, tạo dựng nên những giá trị văn minh riêng biệt của các dân tộc Đra-vi-đa. 
  1. Dân cư

Câu 1: Theo em, điều gì làm nên sự đa dạng về tộc người ở Ấn Độ?

Trả lời:

Điều làm nên sự đa dạng về tộc người ở Ấn Độ: 

  • Cư dân bản địa của Ấn Độ cổ đại sinh sống trên lưu vực sông Ấn. Khoảng từ TNK III đến TNK II TCN, họ đã xây dựng nền văn minh đầu tiên với dấu tích được khai quật ở Mô-hen-giô Đa-rô và Ha-ráp-pa. Họ được gọi là người Ha-ráp-pan. 
  • Khoảng giữa TNK II TCN, người A-ri-a gốc từ I-ran xâm nhập, chinh phục và làm chủ vùng Bắc Ấn. Phía Nam Ấn Độ chủ yếu là tộc người Đra-vi-đi-an. 
  • Trong các thời kì sau, người Hy Lạp, Hung Nô, A Rập,....cũng đến Ấ Độ cư trú, tạo nên quá trình hỗn chủng và sự đa đạng về tộc người. 
  1. Tình hình kinh tế

Câu 1: Em hãy nêu cơ sở kinh tế của nền văn minh Ấn Độ thời cổ - trung đại.

Trả lời:

Cơ sở kinh tế của nền văn minh Ấn Độ thời cổ - trung đại:

  • Từ thời cổ đại, ở Ấn Độ đã phát triển ngành nông nghiệp dựa trên kĩ thuật canh tác (sử dụng cày, sức kéo) và hệ thống thủy lợi (đào mương, đắp đập).
  • Cư dân biết trồng nhiều loại cây (lúa mì, lúa mạch, đậu, kê, bông,...) và chăn nuôi gia súc, gia cầm. 
  • Thủ công nghiệp sớm xuất hiện với các nghề như luyện kim, gốm, dệt, chế biến, hương liệu,...
  • Giao thương trong và ngoài nước phát triển, thống nhất về đơn vị đo lường. 
  • Thương nhân Ấn Độ ngay từ thời cổ - trung đại đã nổi tiếng giỏi buôn bán ở các thị trường châu Á và phương Tây. 
  • Các mặt hàng nổi tiếng của Ấn Độ là nông sản, hương liệu, sản phẩm thủ công. 

 

  1. Tình hình chính trị xã hội

Câu 1: Trình bày bối cảnh chính trị xã hội của văn minh Ấn Độ cổ - trung đại.

Trả lời:

Trình bày bối cảnh chính trị xã hội của văn minh Ấn Độ cổ - trung đại:

  • Vào thiên niên kỉ III TCN, ở Ấn Độ đã hình thành nhà nước, có trung tâm đô thị và thành lũy kiên cố. 
  • Từ giữa TNK II đến giữa TNK I TCN là thời kì văn minh sông Hằng của người A-ri-a, còn gọi là thời kì Vê-đa. 
  • Trong khoảng thế kỉ VI TCN đến thế kỉ IV các quốc gia cổ đại và các vương triều được thành lập. 
  • Từ thế kỉ IV, chế độ phong kiến xác lập và phát triển thành đạt ở giai đoạn vương triều Hồi giáo Mô-gôn. 
  • Thời kì trung đại ở Ấn Độ kết thúc với sự xâm lược và cai trị của thực dân Anh (giữa thế kỉ XIX).

 

II. Thành tựu văn minh tiêu biểu

  1. Chữ viết và văn học

Câu 1: Dựa vào Hình 8.8, em hãy tìm hiểu và cho biết quốc gia nào ở Đông Nam Á kế thừa chữ viết Ấn Độ?

Trả lời:

Quốc gia ở Đông Nam Á kế thừa chữ viết Ấn Độ: 

  Người Khơ-me sáng tạo ra chữ Khơ-me cổ dựa trên chữ Phạn (người Khơ-me sinh sống chủ yếu ở Cam-pu-chia và một số nước như Việt Nam, Lào, Thái Lan).

Câu 2: Theo em, giá trị to lớn của hai bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na trong văn học Ấn Độ cổ đại là gì?

Trả lời:

Giá trị to lớn của hai bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na trong văn học Ấn Độ cổ đại:

  • Hai bộ sử thi đồ sộ nổi tiếng thế giới là Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na với từ 2 - 4 vạn khổ thơ mỗi bộ. Nếu như bộ Ra-ma-y-a-na là câu chuyện về tình yêu, gia đình thì bộ Ma-ha-bha-ra-ta kể về những cuộc chiến vương quyền gay gắt:
  • Bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta trở thành công trình của nhiều đời thi sĩ và triết gia, mỗi đời thêm thắt ít nhiều. Trong truyền thống văn hóa của Ấn Độ "Mahabharata" được coi là Veda thứ năm và được tôn kính như một cuốn sách thánh.
  • Ra-ma-y-a-na - một thiên anh hùng ca văn học, ở Ấn Độ "Kavya". Nó được làm đầy với những ẩn dụ đầy màu sắc, thay phiên nhau phức tạp của bài phát biểu và giới thiệu hay dùng văn kêu. Bài thơ này là một sự nhạy cảm tinh tế, sự đau khổ của tình yêu và lòng chung thủy.

=> Với giá trị lịch sử và văn học vĩ đại, bài thơ Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na t đã trở thành một di sản quốc gia của người dân Ấn Độ, những người trong giai đoạn khó khăn của lịch sử của nó đã thu hút họ sức mạnh đạo đức và hỗ trợ.

 

  1. Tôn giáo và triết học

Câu 1: Hãy nêu cơ sở ra đời Bà La Môn giáo ở Ấn Độ cổ đại. 

Trả lời:

Cơ sở ra đời Bà La Môn giáo ở Ấn Độ cổ đại:

  • Bà La Môn là tôn giáo cổ xưa nhất của Ấn Độ, ra đời từ TNK I TCN; giáo ló chủ yếu dựa theo bộ kinh Vê-đa.
  • Đạo Bà-La-Môn thờ Đấng Brahma là Đấng tối cao tối linh, là linh hồn của vũ trụ
  • Tư tưởng của tôn giáo này nói về thuyết luân hồi và nghiệp báo, trở thành công cụ để bảo vệ chế độ đẳng cấp. 

 

Câu 2: Theo em, vì sao Phật giáo được truyền bá sang nhiều nước châu Á?

Trả lời:

Phật giáo được truyền bá sang nhiều nước châu Á vì: 

  • Có sự quan tâm của dân địa phương đối với đức tin của thương nhân nước ngoài đối với đạo Phật. 
  • Ngoài lụa, giấy, gia vị, đồ gốm..., con đường tơ lụa còn chuyên chở một loại hàng hóa đặc biệt có ý nghĩa rất lớn đối với lịch sử thế giới. 
  • Các đoàn thương nhân trao đổi buôn bán hàng hóa trên con đường tơ lụa cổ đại là những người đã mang Phật giáo từ Ấn Độ đến Pakistan, Afghanistan, Trung Á, Trung Hoa, Hàn Quốc và Nhật Bản.
  • Phật giáo giúp người khác vượt qua nỗi bất hạnh và khổ đau mà họ tạo ra cho bản thân, vì thiếu hiểu biết về thực tại.

 

  1. Nghệ thuật

Câu 1: Tạo sao nghệ thuật Ấn Độ lại chịu ảnh hưởng của tinh thần tôn giáo?

Trả lời:

Nghệ thuật Ấn Độ lại chịu ảnh hưởng của tinh thần tôn giáo vì nghệ thuật Ấn Độ cổ đại hầu hết đều phục vụ một tôn giáo nhất định, do yêu cầu của tôn giáo đó mà thể hiện. Bên cạnh đó còn bắt nguồn từ cuộc sống thực tế nên tính hiện thực vẫn thể hiện rất rõ rệt, ví dụ tượng nhiều tay nhiều đầu là phỏng theo tư thế của các đội múa trong đền và cung đình.

 

  1. Khoa học kĩ thuật

Câu 1: Những thành tựu nào về khoa học kĩ thuật của người Ấn Độ đánh dấu sự phát triển nền khoa học của nhân loại. 

Trả lời:

Những thành tựu về khoa học kĩ thuật của người Ấn Độ đánh dấu sự phát triển nền khoa học của nhân loại:

 - Thiên văn học: tạo ra lịch, một năm có 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày, sau 5 năm thêm một tháng nhuận. Nhận thức được Trái đất và Mặt trăng có hình cầu; phân biệt 5 hành tinh là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. 

 - Toán học: sáng tạo ra hệ số 10 chữ số, đặc biệt là phát minh ra số 0. Tính được căn bậc 2, căn bậc 3, tính được diện tích các hình tiêu biểu.

 - Vật lí: nêu ra thuyết Nguyên tử, biết được sức hút của Trái đất. 

 - Hóa học: ra đời và phát triển do nhu cầu của các nghề thủ công như nhuộm, thuộc da,...

 - Y học: các thầy thuốc Ấn Độ đã biết sử dụng thuốc tế, thuốc mê, phẫu thuật,...

 

LUYỆN TẬP

Câu 1: Trình bày những cơ sở hình thành nền văn minh Ấn Độ. Theo em, cơ sở nào là quan trọng nhất?

Trả lời:

Những cơ sở hình thành nền văn minh Ấn Độ:

Điều kiện tự nhiên:

- Vị trí: Ấn Độ là một bán đảo rộng lớn nằm ở Nam Á, ba mặt giáp biển, thuận lợi cho giao thương và giao lưu văn hóa. 

- Khí hậu: nhiệt đới gió mùa, nhiều vùng khô nóng nhưng cũng có vùng ẩm mát. 

- Địa hình: 

  • Phía bắc là khu vực đồi núi, có dãy Hi-ma-lay-a, nơi khởi nguồn của những con sông lớn. Đồng bằng hạ lưu có thung lũng sông Ấn và lưu vực sông Hằng - nơi phát tích của những trung tâm văn minh. 
  • Khu vực phía Nam có cao nguyên Đêcan, được xem là vùng đất cổ xưa nhất, tạo dựng nên những giá trị văn minh riêng biệt của các dân tộc Đra-vi-đa. 

* Dân cư: 

  • Cư dân bản địa của Ấn Độ cổ đại sinh sống trên lưu vực sông Ấn. Khoảng từ TNK III đến TNK II TCN, họ đã xây dựng nền văn minh đầu tiên với dấu tích được khai quật ở Mô-hen-giô Đ NK II TCN, người A-ri-a gốc từ I-ran xâm nhập, chinh phục và làm chủ vùng Bắc Ấn. Phía Nam Ấn Độ chủ yếu là tộc người Đra-vi-đi-an. Ngoài ra, trong các thời kì sau, người Hy Lạp, Hung Nô, A Rập,....cũng đến Ấ Độ cư trú, tạo nên quá trình hỗn chủng và sự đa đạng về tộc người. 

Điều kiện kinh tế:

  • Ngay từ thời cổ đại, ở Ấn Độ đã phát triển ngành nông nghiệp dựa trên kĩ thuật canh tác (sử dụng cày, sức kéo) và hệ thống thủy lợi (đào mương, đắp đập). 
  • Cư dân biết trồng nhiều loại cây (lúa mì, lúa mạch, đậu, kê, bông,...) và chăn nuôi gia súc, gia cầm. 
  • Thủ công nghiệp sớm xuất hiện với các nghề như luyện kim, gốm, dệt, chế biến, hương liệu,...
  • Giao thương trong và ngoài nước phát triển, thống nhất về đơn vị đo lường. Thương nhân Ấn Độ ngay từ thời cổ - trung đại đã nổi tiếng giỏi buôn bán ở các thị trường châu Á và phương Tây. 
  • Các mặt hàng nổi tiếng của Ấn Độ là nông sản, hương liệu, sản phẩm thủ công. 

Điều kiện chính trị xã hội:

  • Vào thiên niên kỉ III TCN, ở Ấn Độ đã hình thành nhà nước, có trung tâm đô thị và thành lũy kiên cố. 
  • Từ giưa TNK II đến giữa TNK I TCN là thời kì văn minh sông Hằng của người A-ri-a, còn gọi là thời kì Vê-đa. 
  • Trong khoảng thế kỉ VI TCN đến thế kỉ IV các quốc gia cổ đại và các vương triều được thành lập. 
  • Từ thế kỉ IV, chế độ phong kiến xác lập và phát triển thành đạt ở giai đoạn vương triều Hồi giáo Mô-gôn. 
  • Thời kì trung đại ở Ấn Độ kết thúc với sự xâm lược và cai trị của thực dân Anh (giữa thế kỉ XIX).

=> Cơ sở về điều kiện tự nhiên là quan trọng nhất. 

 

Câu 2: Trong những thành tựu nổi bật của nền văn minh Ấn Độ, em ấn tượng với thành tựu nào nhất? Vì sao? 

Trả lời:

Trong những thành tựu nổi bật của nền văn minh Ấn Độ, em ấn tượng với thành tựu: 

Sáng tạo ra hệ thống số 10 chữ số

  Vào khoảng năm 500 TCN – 500 CN, khi văn hóa Bà La Môn ra đời và phát triển, toán học đã luôn đóng vai trò dẫn đầu tại khu vực Punjab thuộc Tây Bắc tiểu lục địa Ấn Độ.

  Về phương diện đơn giản hoá chữ số, nhà thiên văn học Al-Khwarizmi đã có đột phá mới: Ông đem chữ số ghi tạc trong các ô vuông, nếu như trong ô thứ nhất có một ký hiệu, ví dụ như là một điểm đại diện cho số một, trong ô vuông thứ hai cũng là điểm như vậy thì biểu thị 10, mà trong ô thứ 3 lại điểm nữa thì biểu thị 100. Như vậy, chúng không chỉ là ký hiệu chữ số, mà vị trí thứ tự của chúng cũng có ý nghĩa quan trọng. Về sau, học giả Ấn Độ còn tạo ra ký hiệu “0”. Có thể nói thế này, những ký hiệu đó và phương pháp biểu thị là nguồn gốc của chữ số Ả Rập ngày nay. Nói cách khác, người Ấn Độ mới là người phát minh chữ số Ả Rập.

  Khoảng thế kỷ 3 TCN, người Ấn Độ cổ đại rốt cục đã sáng tạo hoàn thiện ký hiệu chữ số từ 1 đến 9, nhưng lúc này vẫn chưa có số “0”. Số “0” xuất hiện vào Vương triều Gupta Ấn Độ sau hơn 1000 năm phát minh ký hiệu chữ số từ 1 đến 9. Cũng có giả thuyết rằng ký tự 0 được phát minh ra vào thế kỷ đầu tiên, khi triết học của Phật giáo về shunyata (Không tính) đang thịnh hành. Khi mới xuất hiện, nó còn không phải vòng tròn, mà là dùng một điểm để biểu thị.

  Bởi vì chữ số Ấn Độ đơn giản tiện lợi, nên người Ả Rập rất nhanh liền sử dụng nó rộng rãi, lại còn truyền chúng đến Châu Âu. So với chữ số La Mã dài dòng phức tạp, cách ghi chép chữ số này có tính ưu việt rất lớn, vì vậy nó được phổ biến rộng khắp châu Âu. 

 

VẬN DỤNG

Câu 1: Nếu được đến Ấn Độ du lịch, em mong muốn tham quan di sản văn hóa nào nhất? Vì sao?

Trả lời:

Nếu được đến Ấn Độ du lịch, em mong muốn tham quan di sản văn hóa đền Taj Mahal

  Đền Taj Mahal còn được gọi là lăng mộ Taj Mahal tọa lạc bên hữu ngạn của sông Yamuna, quận Agra, Uttar Pradesh. Lăng mộ nổi tiếng này của Ấn Độ được xây dựng dưới thời hoàng đế Mughal Shah Jahan vào năm 1632 để tưởng nhớ tới vợ của mình. Toàn bộ quần thể lăng mộ có diện tích rộng lớn lên tới 17ha. Lăng mộ được xây dựng bởi những người thợ giỏi nhất về các lĩnh vực khảm, đá, chạm khắc, thợ xây mái vòm. Đây là công trình kiến trúc vĩ đại bậc nhất của người Hồi giáo tại Ấn Độ thu hút du khách tham quan.  

  Đền Taj Mahal là điểm hàng đầu không nên bỏ qua khi ghé thăm thành phố Agra. Đây là ngôi đền trở thành biểu tượng của du lịch Ấn Độ, ấn tượng với màu cẩm thạch trắng thu hút du khách tham quan. Ngôi đền nổi tiếng này vốn là món quà mà vua Shah Jahan cho xây dựng để dành tặng cho người vợ của mình là hoàng hậu Mumtaz Mahal.

  Vào năm 1631 khi hoàng hậu qua đời, khiến nhà vua vô cùng thương tiếc và đã cho xây dựng lăng mộ này để thể hiện tình yêu của mình. Chính nhà vua là người đã giám sát toàn bộ quá trình xây dựng lăng mộ, với rất nhiều công sức và tiền của. Sau 22 năm xây dựng ngôi đền mới hoàn thành xong, tiêu biểu cho công trình Hindu, Ba Tư và Hindu đẹp tuyệt mỹ. 

  Giờ đây, Taj Mahal vẫn diễm lệ, lung linh đổi màu theo những thời khắc trong ngày và càng đẹp huyền diệu hơn dưới ánh trăng rằm. Taj Mahal đẹp xuất sắc, đẹp hoàn mỹ đến mức nằm ngoài khả năng biểu đạt của các mỹ từ miêu tả.

 

Câu 2: Thực hành Dự án Hành trình kết nối di sản, em hãy lựa chọn một số di sản văn hóa của Việt Nam chịu ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ và trình bày những giá trị đặc sắc của di sản văn hóa đó. 

Trả lời:

Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đến văn hóa Champa

Ảnh hưởng của kiến trúc Ấn Độ đến nghệ thuật xây dựng tháp Chăm

  Thời cổ trung đại, Ấn Độ đã có một nền nghệ thuật phong phú, đặc sắc, trong đó nổi bật nhất là kiến trúc, điêu khắc. Thời Harappa, nhà cửa chỉ mới xây bằng gạch, đến vương triều Morya nghệ thuật kiến trúc đá mới bắt đầu phát triển mà các công trình tiêu biểu là cung điện, chùa tháp, trụ đá.

  Champa đón nhận dòng chảy của nền văn minh Ấn Độ từ biển Đông. Một điều dễ nhận thấy kiến trúc đi cùng với tôn giáo. Hầu hết, các công trình kiến trúc Chăm đều phục vụ cho nhu cầu tôn giáo. Trong suốt chiều dài lịch sử Champa, vương triều nào khi lên nắm quyền đều cho xây dựng hoặc trùng tu công trình tôn giáo để chứng tỏ sức mạnh, nhưng quan trọng hơn cả vẫn nhằm vào mục đích tạ ơn thần linh, qua việc dâng lễ vật cúng cho đền tháp vì đã phù trợ sức mạnh và chiến thắng cho vương triều.

  Vật liệu cơ bản và chủ yếu để xây dựng đền tháp là gạch và đá. Có thể nói, người Chăm là bậc thày về kỹ thuật chế tác gạch, trải qua bao thế kỷ, những tháp gạch Chăm vẫn còn tươi rói, màu sắc ánh hồng, vàng, kết dính với nhau một cách kỳ lạ mà nhiều nhà khoa học còn chưa thể giải mã hết. Trên thân tháp bằng gạch, những thợ điêu khắc đã chạm trổ hoa văn, những con vật thiêng liêng của Hindu giáo hay cảnh sinh hoạt trong cung đình, rất sinh động và chân thật. Đặc điểm của gạch Chăm là mềm, xốp nên khi dựng xong hình thể, dáng tháp hoàn chỉnh, sau đó sẽ chạm, khắc, khảm lên tháp những môtip mà nhà vua và nhân dân muốn gởi gắm vào. Tháp Chăm thường gồm 3 tầng, tầng trên cùng đặt các vị thần quốc giáo, tầng giữa thường diễn tả hoạt động sống của cung đình, tầng đế là tầng âm chỉ gia cố nền móng cho vững chắc không có trang trí. Mỗi một ngôi tháp chỉ có một lối vào chính, cũng là vị trí đặt các nhân thần (vua được thần thánh hóa), đồng thời là thực hành các nghi lễ chính thức vào những ngày lễ trọng đại của Bàlamôn giáo. Các mặt còn lại đều là cửa giả và đóng kín. Hình thể của một tháp Chăm bao giờ cũng thu nhỏ dần khi càng lên cao. Trên chóp đỉnh thường đặt một linga. Người Chăm đã tiếp thu kỹ thuật xây dựng tháp từ Ấn Độ, nhưng qua bàn tay kỹ sư Chăm các khối tháp trở nên hài hòa, cứng rắn, mạnh mẽ, gần gũi, đầy bí hiểm. Quan sát tháp ở bất cứ vị trí nào và vào lúc nào cũng thấy nét uy nghiêm tráng lệ.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Lịch sử 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay