Đáp án Lịch sử 10 chân trời sáng tạo Bài 7: Văn minh Trung Hoa cổ đại (P2)

File đáp án Lịch sử 10 chân trời sáng tạo Đáp án Lịch sử 10 chân trời sáng tạo Bài 7: Văn minh Trung Hoa cổ đại (P2). Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

BÀI 7. VĂN MINH TRUNG HOA CỔ- TRUNG ĐẠI (P2)

  1. Nghệ thuật

Câu 1: Nêu những nét độc đáo của nghệ thuật Trung Hoa cổ - trung đại. 

Trả lời:

Những nét độc đáo của nghệ thuật Trung Hoa cổ - trung đại:

- Kiến trúc: 

  • Người Trung Quốc coi trọng sự hài hòa với tự nhiên, sự đối xứng, trật tự và chiều sâu trong bố cục của công trình xây dựng. 
  • Tiêu biểu có kinh đô Trường An, Vạn Lý Trường Thành, Lăng Ly Sơn, chùa Phật Quang (Ngũ Đài Sơn), Cố cung Bắc Sơn, Thiên Đài, Di Hoa Viên, Thập Tam Lăng. 

- Điêu khắc:

  • Thể hiện rất phong phú các tượng tròn (tượng Phật, thần thánh, người, thú,...), các phù điêu trên các công trình kiến trúc (cung điện, lăng tẩm, chùa miếu) và chạm trổ trên đồ đồng, đồ ngọc, ấn chương. 
  • Nghệ thuật chạm trổ trên ngọc và đá quý đươc xem là nét độc đáo của nghệ thuật điêu khắc Trung Hoa. 

- Hội họa:

  • Phong phú, đa dạng với các đề tài về đời sống cung đình, tôn giáo, phong cảnh, con người, chim, thú, hoa, lá, sinh hoạt dân gian,...
  • Tranh chủ yếu được vẽ trên lụa, giấy hoặc vẽ trên tường với phong cách ước lệ, chú trọng đường nét hơn màu sắc. Từ thời Đường trở đi, lỗi vẽ tranh thủy mặc được hoàn thiện và nâng cao, trở thành nghệ thuật độc đáo, mang đậm nét truyền thống. 

- Âm nhạc:

  • Trung Quốc được mệnh danh là đất nước của nhạc lễ. Kinh Thi là bộ thơ ca ra đời sớm.
  • Nhạc vũ, ca vũ, hí khúc cũng rất phát triển. 

 

 

  1. Tư tưởng, tôn giáo

Câu 1: Nêu những thành tựu cơ bản về tư tưởng và tôn giáo của văn minh Trung Hoa. 

Trả lời:

Những thành tựu cơ bản về tư tưởng và tôn giáo của văn minh Trung Hoa:

- Các thuyết Âm dương, Bát quái, Ngũ hành:

  • Người Trung Quốc cổ đại đã tìm cách giai thích nguôn gốc của thế giới, đúc kết thành các thuyết Âm dương, Bát quái, Ngũ hành.
  • Các thuyết âm dương, bát quái, ngũ hành đều dùng những yếu tố vật chất để giải thích thế giới và sự biến động của sự vật.

- Nho gia:

  • Khổng Tử sáng lập bao hàm các nội dung về triết học, đạo đức, đường lối trị nước và giáo dục
  • Sau Khổng Tử, các nhà tư tưởng xuất sắc thời Chiến quốc (Mạnh Tử, Tuân Tử) đã bổ sung và phát triển học thuyết này. Từ thời Hán Vũ Đế, học thuyết Nho gia trở thành tư tưởng chính thống của chế độ quân chủ chuyên chế ở Trung Quốc kéo dài hơn 2 000 năm. 

- Pháp gia:

  • Tư tưởng Pháp gia được khởi xướng bởi Quản Trọng - tướng quốc nước Tề. Trong thời Xuân thu - Chiến quốc, nhiều người tham gia phát triển học thuyết này, nổi bật nhất là Thương Ưởng và Hàn Phi. 
  • Chủ trương của Pháp gia là dùng pháp luật để quản trị đất nước, chủ trọng đến các biện pháp làm cho đất nước giàu, binh mạnh. 
  • Tiêu biểu cho phái Pháp gia là Hàn Phi Tử, một kẻ sĩ thời Tần Thuỷ Hoàng. 

- Mặc gia:

  • Người sáng lập Mặc gia là Mặc Tử.
  • Mặc tử đề xuất thuyết Kiêm ái, phản đối chiến tranh xâm lược. Ông chủ trương người làm quan phải là người có tài đức, không kể dòng dõi và nguồn gốc xuất thân.

- Đạo gia và đạo giáo:

  • Lão tử là người khởi xướng tư tưởng Đạo gia. Tác phẩm nối tiếng của ông là Đạo đức kinh. 
  • Thời Đông Hán, trên cơ sở các hình thức tín ngưỡng dân gian kết hợp với học thuyết của Đạo gia, Đạo giáo hình thành. Thời Nam - Bắc triều, Đường và Tống, Đạo giáo phát triển, thờ cúng lão tử và các vị thần tiên khác với mục đích tu luyện để trở nên trường sinh bất tử. 

 

LUYỆN TẬP

Câu 1: Lập bảng thống kê thành tựu cơ bản của văn minh Trung Hoa cổ - trung đại và nên ý nghĩa của những thành tựu đó. 

Trả lời:

Bảng thống kê thành tựu cơ bản của văn minh Trung Hoa cổ - trung đại và nên ý nghĩa của những thành tựu. 

Thành tựu

Ý nghĩa

Chữ viết: Từ thời nhà Thương (thế kỉ XVI-XII TCN), người Trung Quốc đã sáng tạo ra loại chữ tượng hình, được khắc trên mai rùa, xương thú (giáp cốt).

Đây là thành tựu đặt nền tảng cho sự phát triển chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn học nghệ thuật của văn minh Trung Hoa.

Văn học: Có nhiều thể loại như thơ, ca, từ, phú, kịch. Sang thời Trung Đại, văn học ngày càng phong phú. Thơ đường là đỉnh cao của nghệ thuật thơ ca Trung Quốc, phản ánh mọi mặt của xã hội Trung Quốc thời bấy giờ.

Ảnh hưởng đến văn học của nhiều trong đó có văn học Việt Nam. Nhiều tác phẩm còn nguyên giá trị đến bây giờ.

Sử học: Những tác phẩm tiêu biểu như sách Xuân Thu, Tả truyện, sử kí của Tư Mã Thiên,…

Là những bộ sử liệu có giá trị lớn về lịch sử và tư tưởng của Trung Quốc.

Khoa học kĩ thuật:

Toán học: đề cập đến phương pháp khai căn bậc 2, căn bậc 3, số âm, số dương, tìm ra số pi,…

Thiên văn học và lịch pháp: tạo ra lịch, ghi chép về hiện tượng thời tiết, khí hậu, nhật thực, nguyệt thực.

Y học: Các bộ sách y dược nổi tiếng như Hoàng đế nội kinh, Thần nông bản thảo kinh,….

Các phát minh kĩ thuật: làm giấy, kĩ thuật in, thuốc súng, la bàn.

Được hoàn thiện, sử dụng cho đến ngày nay.

Nghệ thuật:

Kiến trúc: Tiêu biểu có kinh đô Trường An, Vạn Lý Trường Thành, Lăng Ly Sơn, chùa Phật Quang (Ngũ Đài Sơn), Cố cung Bắc Sơn, Thiên Đài, Di Hoa Viên, Thập Tam Lăng.

Điêu khắc: Nghệ thuật chạm trổ trên ngọc và đá quý đươc xem là nét độc đáo của nghệ thuật điêu khắc Trung Hoa.

Hội họa: Phong phú, đa dạng với các đề tài về đời sống cung đình, tôn giáo, phong cảnh, con người, chim, thú, hoa, lá, sinh hoạt dân gian,...

Âm nhạc: Trung Quốc được mệnh danh là đất nước của nhạc lễ. Kinh Thi là bộ thơ ca ra đời sớm. Nhạc vũ, ca vũ, hí khúc cũng rất phát triển.

Góp phần quan trọng vào sự phát triển văn hóa nghệ thuật truyền thống Trung Quốc.

Tư tưởng tôn giáo: Các thuyết Âm dương, Bát quái, Ngũ hành; Nho gia; Pháp gia; Mặc gia; Đạo gia và đạo giáo.

Nho gia tở thành tư tưởng chính thống của chế độ quân chủ chuyên chế ở Trung Quốc kéo dài hơn 2 000 năm.

 

VẬN DỤNG

Câu 1: Em hãy chọn một trong bốn đại phát minh kĩ thuật của Trung Quốc cổ - trung đại và soạn một bài thuyết trình về tầm quan trọng của phát minh đó với sự phát triển của lịch sử nhân loại. 

Trả lời:

Kĩ thuật in

  Nghề in (印刷术) bắt nguồn từ thói quen kí tên bằng con dấu của người Trung Hoa cổ đại. Người Trung Quốc xưa khi sử dụng con dấu vẫn phải bôi lên mặt con dấu một lớp mực in. Từ đó, họ khắc những con chữ lên tấm gỗ giống như khắc những con dấu, rồi phủ một lớp mực mỏng lên bề mặt tấm gỗ, đặt tờ giấy lên, dùng gạt, gạt nhẹ lên trên tờ giấy. Thời Tống chuyển sang kĩ thuật in chữ, khắc trên đất sét rồi đem nung, trong khi châu Âu đến thế kỉ XV kĩ thuật in chữ mới ra đời.

  Từ giữa thế kỷ VII kĩ thuật in giấy đã xuất hiện. Khi mới ra đời là in bằng ván sau đó có một người dân tên Tất Thăng đã phát minh ra cách in chữ rời bằng đất sét nung đã hạn chế được nhược điểm của cách in bằng ván. Tuy nhiên cách in này vẫn còn hạn chế nhất định: chữ hay mòn, khó tô mực. Sau đó đã có một số người tiến hành cải tiến nhưng ko được, đến thời Nguyên, vương Trinh mới cải tiến thành công việc dùng chữ rời bằng gỗ.

  Từ khi ra đời kĩ thuật in cũng đã được truyền bá rộng rãi ra các nước khác trê thế giới. Cho đến năm 1448, Gutenbe người Đức đã dùng chữ rời bằng kim loại, nó đã làm cơ sở cho việc in chữ rời bằng kim loại ngày nay. Việc truyền bá công nghệ in sang châu Âu đã thúc đẩy quá trình phát triển xã hội ở đây và tạo điều kiện cho sự xuất hiện của thời kỳ Phục hưng. Các Mác gọi việc phát minh ra kỹ thuật in ấn, thuốc súng và la bàn là “điều kiện tiên quyết cần thiết cho sự phát triển của giai cấp tư sản”.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Lịch sử 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay