Đáp án Lịch sử 10 chân trời sáng tạo Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại

File đáp án Lịch sử 10 chân trời sáng tạo Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

BÀI 4. SỬ HỌC VỚI MỘT SỐ LĨNH VỰC NGÀNH NGHỀ HIỆN ĐẠI

I. Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên 

  1. Mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn vá phát huy giá trị các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên

Câu 1: Phố cổ Hà Nội trong Hình 4.2 và chùa Cầu (Hội An) trong Hình 4.3 có phải là di sản văn hóa không? Vì sao chúng được bảo tồn đến ngày nay? 

Trả lời:

Phố cổ Hà Nội trong Hình 4.2 và chùa Cầu (Hội An) trong Hình 4.3 là di sản văn hóa.

* Giải thích:

Phố cổ Hà Nội

  Phố cổ Hà Nội là tên gọi của một khu vực dân cư vốn xuất hiện từ thời Lý – Trần, nằm ở phía Đông của Hoàng thành Thăng Long, kéo dài đến bờ sông Hồng – nay là khu vực phía Bắc và phía Tây của quận Hoàn Kiếm.

  Nơi đây chứa đựng một kho tàng giá trị vật thể lớn với 121 di tích, gồm 83 di tích lịch sử văn hóa, 30 di tích lịch sử cách mạng và 8 di tích khác; Trong đó, có 25 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia với đầy đủ các loại hình tôn giáo, tín ngưỡng: đình, đền, chùa, hội quán, nhà thờ Hồi giáo, miếu, am. Khu phố cổ cũng có các giá trị phi vật thể đa dạng, hấp dẫn như: sinh hoạt của người dân, ẩm thực, các loại hình diễn xướng dân gian như ca trù và xẩm, các lễ hội truyền thống ở đền Bạch Mã, đình Yên Thái, lễ hội kim hoàn... tạo nên dấu ấn Thăng Long - Hà Nội ngàn năm.

Chùa Cầu (Hội An)

  Chùa Cầu phố cổ Hội An với tổng chiều dài là 18 mét, có mái che. Công trình này bắc qua một nhánh nhỏ của sông Thu Bồn với hình ảnh trầm mặc. Chùa được thiết kế bằng gỗ với phần trên là nhà, dưới là cầu, nền móng làm bằng trụ đá. Kiến trúc chùa cầu Hội An mang đậm phong cách Nhật Bản với mái che uyển chuyển. Bộ phận này che kín cả cây cầu, cửa chính có tấm biển lớn chạm nối 3 chữ Hán “Lai Viễn Kiều”. Phần chùa ngăn cách với cầu bởi một lớp vách gỗ cùng với bộ cửa song hạ bản mang đến không gian đặc biệt.

* Chúng được bảo tồn đến ngày nay vì: 

  • Là những bức tranh lịch sử, mang giá trị lịch sử văn hóa.
  • Cần được lưu truyền từ đời này sang đời khác. 
  1. Vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên 

Câu 1: Quan sát Hình 4.4 và cho biết vì sao phải có ý thức bảo tồn Thánh địa Mỹ Sơn?

Trả lời:

Phải có ý thức bảo tồn Thánh địa Mỹ Sơn vì:

 - Lưu giữ, bảo vệ và lan tỏa giá trị các giá trị di sản là sự nhắc nhở con người nhớ về cội nguồn, qua đó hình thành ý thức trách nhiệm với tổ tiên, với cộng đồng xã hội đương đại và với các thế hệ mai sau. 

 - Bảo đảm sự phát triển bền vững của dân tộc, góp phần đem lại những hiệu quả kinh tế, xã hội cho địa phương, đất nước. 

II. Sử học với sự phát triển công nghiệp văn hóa

  1. Vai trò của Sử học đối với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa

Câu 1: Dựa vào Hình 4.5 và những hiểu biết của cá nhân em, hãy cho biết vai trò của Sử học đối với lĩnh vực công nghiệp hóa. 

Trả lời:

Vai trò của Sử học đối với lĩnh vực công nghiệp hóa:

 - Cung cấp chất chiệu cốt lõi, tri thức, ý tưởng và cảm hứng cho một số ngành nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa.

 - Góp phần thúc đẩy sáng tạo những sản phẩm có giá trị của công nghiệp văn hóa.

 

  1. Vai trò của ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa đối với Sử học

Câu 1: Em hãy tìm hiểu mối liên hệ giữa một số ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa đối với sử học được thể hiện trong Hình 4.6, Hình 4.7.

Trả lời:

Mối liên hệ giữa một số ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa đối với sử học:

  • Hình 4.6. Đua ghe Ngo (Sóc Trăng): Mối liên hệ giữa ngành du lịch với và văn hóa với sử học. 

  Du lịch và văn hóa cung cấp tư liệu về hội Đua ghe Ngo giúp khôi phục bức tranh lịch sử một cách đầy đủ, sinh động hơn, thúc đẩy Sử học nghiên cứu văn hóa.  => Cung cấp ý tưởng, cảm hứng trong các lễ hội văn hóa.

  • HÌnh 4.7. Gốm Bát Tràng (Hà Nội): Mối liên hệ giữa ngành thủ công mỹ nghệ, mỹ thuật với sử học.

  Thủ công mỹ nghệ, mỹ thuật cung cấp tư liệu về gốm Bát Tràng giúp khôi bức tranh lịch sử một cách đầy đủ, sinh động hơn, thúc đẩy Sử học nghiên cứu văn hóa.  => Cung cấp ý tưởng, cảm hứng sáng tạo nghệ thuật.

 

III. Sử học với phát triển du lịch 

  1. Vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch

Câu 1: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại có những giá trị lịch sử và văn hóa như thế nào? 

Trả lời:

Giá trị lịch sử và văn hóa của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại:

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

  Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là hình thức thể hiện niềm tin của người dân vào sự hiện diện của các Vua Hùng; là tín ngưỡng cơ bản, phổ biến, đáp ứng nhu cầu tâm linh của người Việt Nam trong nước và Việt kiều ở nước ngoài. Trong đời sống đương đại hiện nay, mạch nguồn tín ngưỡng của người dân Việt Nam ấy vẫn luôn là “sống về mồ mả, không ai sống về cả bát cơm”. Câu thành ngữ dân gian mang đầy tính hình tượng, tính biểu cảm cao nhằm giáo dục cũng như đề cao vấn đề phúc đức tổ tiên (cách nói khác là nhờ phúc ấm tổ tiên) là rất quan trọng.

  Trên phương diện đối với mỗi cá nhân, ý thức tự hào về cội nguồn dân tộc được hình thành từ trong gia đình, củng cố trong làng xã và được phát triển trong toàn quốc theo quan hệ huyết thống: Dòng máu Lạc Hồng, con cháu Lạc Hồng...

  Trên phương diện cộng đồng, xã hội: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được hiểu như là một ký ức tập thể, kỷ niệm của nhân dân về quá khứ dân tộc, mang tính gắn kết cộng đồng cao. Nói cách khác, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của người Việt Nam là sợi dây kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai.

  Giá trị đặc trưng của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đó là giá trị giáo dục đạo đức truyền thống. Trong tâm thức người Việt Nam, Vua Hùng được coi là biểu tượng, vị Tổ  dựng nước của dân tộc Việt. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh, mang giá trị tinh thần sâu đậm về tình cảm và lòng tự tôn, tự hào dân tộc. Cùng với các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo khác, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có nhiều hình thức biểu hiện phong phú, đa dạng, không chỉ tôn thờ các Vua Hùng, trong thần điện chúng ta còn bắt gặp sự phối thờ các nhân vật như: Công chúa Tiên Dung, công chúa Ngọc Hoa, Tản Viên Sơn Thánh... 

  Giáo dục ý thức về tổ tiên, về lòng tự hào dân tộc cũng chính là những tiền đề, cơ sở hình thành lòng nhân ái, đạo đức cộng đồng, nhắc nhở mỗi cá nhân hành động theo các chuẩn mực xã hội và củng cố niềm tin vào sự chứng giám, phù hộ, che chở của các đấng thần linh là tổ tiên, anh hùng dân tộc. Thông qua đó khơi dậy lòng tự tôn, tự hào dân tộc, nêu cao ý nghĩa của lòng yêu nước thương nòi, biết ơn công lao gây dựng đất nước, được nhân dân ghi nhận và tôn thờ. Ở phương diện xã hội, đó còn là sợi dây tinh thần kết nối cộng đồng, biểu tượng của đoàn kết dân tộc.

 

Câu 2: Lễ hội Nghinh Ông là nét văn hóa của cư dân vùng nào ở Việt Nam? Lễ hội này có ý nghĩa như thế nào về mặt lịch sử? 

Trả lời:

Vài nét về Lễ hội Nghinh Ông:

- Lễ hội Nghinh Ông là nét văn hóa của cư dân các tỉnh miền ven biển Việt Nam từ Quảng Bình trở vào Nam (gồm cả Phú Quốc).

- Ý nghĩa về mặt lịch sử của lễ hội Nghinh Ông: 

  • Là lễ hội truyền thống gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng cá Ông (cá Voi) nhằm cầu nguyện sự bình an khi ra biển và ước mong một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. 
  • Là lễ hội tổng kết một mùa đánh bắt trên biển của ngư dân và chuẩn bị cho một mùa đánh bắt mới với những ước vọng một mùa bội thu. Đây là lễ hội thể hiện tấm lòng thành kính, biết ơn, tạ ơn Thần Nam Hải (cá Ông) và Thần Biển của ngư dân .
  • Có vị trí quan trọng trong đời sống của người dân, là sinh hoạt văn hóa dân gian không thể thiếu của cộng đồng. 
  • Lễ hội góp phần cố kết cộng đồng, là sợi dây liên kết mọi người, cùng thờ cúng chung một vị thần linh và cùng vui chung trong những trò diễn. 
  • Đáp ứng nhu cầu tâm linh và thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ văn hóa của cộng đồng; bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, hướng về nguồn cội, tưởng nhớ những người có công khai khẩn vùng đất (tiền hiền, hậu hiền), các diễn xướng dân gian. 
  • Lễ hội Nghinh Ông góp phần phát triển kinh tế thông qua thu hút khách du lịch qua các hoạt động như: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa và du lịch cộng đồng.

 

  1. Vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa

Câu 1: Em hãy phân tích các hình từ 4.10 đến hình 4.13 để thấy được tác động của du lịch đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Trả lời:

Tác động của du lịch đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa:

 - Tạo nên kho tàng di sản vật thể và phi vật thể hết sức phong phú, đa dạng, đặc sắc và giàu giá trị.

 - Tạo nên các hoạt động tương tác, trải nghiệm để hiểu rõ hơn giá trị của các di tích, di sản, thúc đẩy nhu cầu du lịch của con người.

 - Là nguồn thúc đẩy sức tăng cường, bảo tồn và phát huy những giá trị di tích lịch sử văn hóa của địa phương, dân tộc. 

 - Vừa tạo ra việc làm, thu nhập cho người lao động, vừa tạo ra nguồn lực kinh tế để bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, di tích lịch sử.

 

LUYỆN TẬP

Câu 1: Kể tên một số tác phẩm sử học nghiên cứu về di sản văn hóa.

Trả lời:

Một số tác phẩm sử học nghiên cứu về di sản văn hóa: 

  • Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam
  • Người giữ hồn Then xứ Lạng
  • Góp phần nghiên cứu về lịch sử văn hóa Việt Nam
  • Di sản văn hóa Việt Nam

 

Câu 2: Theo em, ngành du lịch cần làm gì để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và di sản thiên nhiên?

Trả lời:

Theo em, để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và di sản thiên nhiên, ngành du lịch cần: 

  • Nghiên cứu, đánh giá các tác động của phát triển du lịch ở từng địa bàn, khu di sản cụ thể để có cách thức tổ chức và khai thác cho phù hợp, tránh những tác động không mong muốn gây tổn hại tới khu di sản.
  • Các di tích lịch sử-văn hóa, nhờ được bảo tồn, tôn tạo trong một quy hoạch tổng thể, gắn kết giữa DSVH và du lịch mà trở thành hàng hóa, thậm chí là hàng hóa có giá trị kinh tế đặc biệt.
  • Nghiên cứu phân tích những tác động do du khách gây ra theo cách thức hoạt động (du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch văn hóa); thị trường, đối tượng khách, số lượng khách tham quan tại một điểm để có phương án làm cho tác động của du khách phù hợp với địa điểm tham quan. 
  • Cần có sự gắn kết trách nhiệm chặt chẽ hơn nữa giữa những người làm du lịch và những cơ quan quản lý di sản, để hạn chế các tác động của con người đến di sản ở mức độ cho phép.
  • Là cầu nối hữu hiệu giúp quảng bá, phát huy giá trị di sản, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng, từ đó giới thiệu hình ảnh, văn hóa Việt Nam tới công chúng cả nước, bạn bè quốc tế.

 

VẬN DỤNG

Câu 1: Hãy cùng một nhóm bạn trong lớp (từ 3-5 người) sưu tầm tài liệu và thực hiện một đoạn băng hình về một di sản văn hóa hoặc di sản thiên nhiên của địa phương, dân tộc em để giới thiệu với du khách. 

Trả lời:

* Quần thể di tích cố đô Huế

Bài tham khảo

  Cố đô Huế đã từng là kinh đô một thời của đất nước ta. Nổi danh với một hệ thống rộng lớn tập hợp của những đền, chùa, thành quách, lăng tẩm nguy nga tráng lệ hòa mình với dòng sông Hương thơ mộng. Nằm ở phía Bắc bờ sông Hương, tổng thể kiến trúc cố đô Huế có diện tích hơn 500 ha và được xây dựng theo 3 vòng ngoài lớn, trong nhỏ lần lượt là: Kinh Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm thành. Ba tòa thành này được lồng ghép lại với nhau, bố trí đăng đối theo một trục dọc từ mặt nam ra mặt Bắc. Hệ thống thành quách là sự pha trộn, kết hợp một cách hài hòa và tinh tế của lối kiên trúc đông tây.

  Tại phiên họp lần thứ 17 của Uỷ ban Di sản thế giới, Colombia từ ngày 6 đến 11/12/1993, UNESCO đã quyết định công nhận quần thể di tích Cố đô Huế là di sản văn hoá của nhân loại. Một sự kiện trọng đại trong lịch sử văn hoá Việt Nam, tài sản đầu tiên của Việt Nam được ghi tên vào danh mục Di sản thế giới, khẳng định giá trị mang tính toàn cầu của quần thể di tích Cố đô Huế.

  Quần thể di tích Cố đô Huế là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí số 4, đã hội đủ các yếu tố:

  • Tiêu biểu cho những thành tựu nghệ thuật độc đáo, những kiệt tác do bàn tay con người tạo dựng.
  • Có giá trị to lớn về mặt kỹ thuật xây dựng, nghệ thuật kiến trúc trong một kế hoạch phát triển đô thị hay một chương trình làm đẹp cảnh quan tại một khu vực văn hoá của thế giới;
  • Một quần thể kiến trúc tiêu biểu của một thời kỳ lịch sử quan trọng.
  • Kết hợp chặt chẽ với các sự kiện trọng đại, những tư tưởng hay tín ngưỡng có ảnh hưởng lớn, hay với các danh nhân lịch sử.

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Lịch sử 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay