Đáp án Lịch sử 10 chân trời sáng tạo Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

File đáp án Lịch sử 10 chân trời sáng tạo Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

BÀI 2. TRI THỨC LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG

I. Vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử

  1. Vai trò

Câu 1: Tri thức lịch sử có vai trò như thế nào đối với mỗi cá nhân và xã hội?

Trả lời:

Vai trò của tri thức lịch sử đối với mỗi cá nhân và xã hội: 

  • Giúp con người nhận thức về cội nguồn, bản sắc của bản thân, gia đình, cộng đồng, dân tộc. 
  • Là điều kiện cơ bản để giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa. 
  1. Ý nghĩa của tri thức lịch sử

Câu 1: Theo em, quá khứ có mối quan hệ như thế nào với hiện tại và tương lai? Những bài học kinh nghiệm trong lịch sử có giá trị như thế nào?

Trả lời:

- Quá khứ, hiện tại và tương lai có mối quan hệ mật thiết với nhau. 

- Giá trị của những bài học kinh nghiệm trong lịch sử:

  • Là nền tảng vững chắc của truyền thống yêu nước, là niềm tự hào và là điểm tựa cho lòng tin vào sức mạnh dân tộc. 
  • Giúp con người khám phá và tiếp cận với nhiều nền văn hóa, văn minh của nhân loại. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ lịch sử giúp mỗi quốc gia, dân tộc tự nhận thức chính mình. 
  • Giúp học sinh hiểu rõ quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc, có hiểu biết về lịch sử thế giới, văn hóa nhân loại, là cơ sở để học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế. 
  • Học tập lịch sử giúp hiểu rõ quá khứ, là cơ sở để nhận thức hiện tại và tương lai. 

Câu 2: Em hãy tìm hiểu và cho biết chủ tịch Hồ Chí Minh dự báo những gì đã soạn trong di chúc.

Trả lời:

Chủ tịch Hồ Chí Minh dự báo những điều đã soạn trong di chúc: 

- Về thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ và về sự thống nhất đất nước: 

  Người khẳng định: "Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn". Người viết: "Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng, thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thiếu niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta…".

=> Đây là dự báo của một thiên tài, biết trước sự việc như Hồ Chí Minh. Đồng thời người cũng nêu những công việc Người dự định làm sau đó cho thấy sự tin tưởng dân tộc ta sẽ giành chiếc thắng.

- Nêu lên sự lãnh đạo của Đảng quyết định thắng lợi của dân tộc ta: 

  • Người cho rằng sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. 
  • Trong công tác xây dựng Đảng, thì vấn đề đoàn kết thống nhất trong Đảng là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất, là sự vận động và phát triển theo đúng quy luật của Đảng. 
  • Đoàn kết thống nhất trong Đảng là cơ sở để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. 
  • Đảng lãnh đạo, Đảng cầm quyền mà không đoàn kết thống nhất thì sự nghiệp cách mạng của dân tộc không thể thắng lợi.

II. Học tập và khám phá lịch sử suốt đời

  1. Sự cần thiết của việc học tập, khám phá lịch sử suốt đời

Câu 1: Vì sao con người cần học tập và khám phá lịch sử suốt đời?

Trả lời:

Con người cần học tập và khám phá lịch sử suốt đời vì:

 - Tri thức lịch sử thu nhận ở nhà trường chỉ là một phần rất nhỏ trong kho tàng lịch sử rộng lớn.

 - Khoa học lịch sử là một trong những ngành khoa học ra đời sớm của nhân loại và luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Xuất phát từ nhu cầu của cuộc sống, việc nghiên cứu và học tập phải được duy trì thường xuyên, liên tục. 

 - Muốn hiểu đầy đủ về lịch sử là một quá trình lịch sử, tri thức lịch sử gắn liền với các nguồn sử liệu, các môn khoa học liên ngành, phương pháp nghiên cứu, năng lực nhận thức, bài học kinh nghiệm,..... 

 - Những thay đổi, phát hiện mới trong khoa học lịch sử ngày càng nhiều trong thời đại ngày nay, quan điểm, nhận thức về lịch sử cũng có nhiều chuyển biến mới. 

 - Con người có khả năng tự tin ứng phó với những biến đổi ngày càng gia tăng của đời sống để nắm bắt tốt các cơ hội nghề nghiệp, việc làm đời sống. 

 - Học tập, khám phá lịch sử suốt đời là điều kiện quan trọng giúp mỗi người cập nhật và mở rộng tri thức, phát triển và hoàn thiện kĩ năng. 

 

  1. Thu thập thông tin sử liệu, làm giàu tri thức

Câu 1: Tri thức lịch sử là gì? Vì sao khi nghiên cứu lịch sử phải thu thập thông tin, sử liệu?

Trả lời:

* Tri thức lịch sử có hai dạng:

- Những tri thức đã được hiểu biết, nhận thức: hường được thể hiện cụ thể (dưới dạng văn bản, tài liệu, tác phẩm sử học, kết quả nghiên cứu,...) để lại cho đời sau, được tiếp nhận qua hệ thống giáo dục. 

- Những tri thức thu thấp được từ trải nghiệm thực tế: 

  • Thường ẩn chứa trong mỗi cá nhân (dưới dạng niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết, kĩ năng,...). 
  • Những tri thức này được truyền lại qua sách vở, qua học tập, là bí kíp gia truyền từ thế hệ này sang thế giới khác, thành kinh nghiệm lịch sử, kĩ năng giúp đỡ đời sau tiếp thu và phát triển. 

* Khi nghiên cứu lịch sử phải thu thập thông tin, sử liệu vì thu thập, xử lí thông tin là những hoạt động quan trọng trong quá trình học tập tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử.

=> Vì vậy Khi muốn tái hiện bức tranh lịch sử đầy đủ, chính xác cần tìm kiếm các nguồn sử liệu (sử liệu trực tiếp, sử liệu gián tiếp), dùng các nguồn thông tin, sử liệu thu thập đươc để khôi phục, giải thích, đánh giá sự kiện lịch sử, từ đó có những phát hiện mới làm giàu tri thức cho nhân loại. 

 

  1. Kết nối tri thức, bài học lịch sử vào cuộc sống

Câu 1: Hãy kể một số tri thức lịch sử, bài học lịch sử em tiếp nhận trong quá trình học tập môn Lịch sử đã đưa em vào vận dụng thực tiễn. 

Trả lời:

Một số tri thức lịch sử, bài học lịch sử em tiếp nhận trong quá trình học tập môn Lịch sử đã đưa em vào vận dụng thực tiễn:

 - Địa danh lịch sử Đèo Giàng: Tiếp thu tri thức lịch sử về các trận phục kích đánh địch ở khu vực Đèo Giàng, Đèo Giàng đã trở thành địa danh lịch sử gắn liền với những chiến công oanh liệt của quân và dân ta trong chiến dịch phản công Việt Bắc - Thu Đông năm 1947.

 - Khu di tích lịch sử Chi Lăng: Tiếp thu tri thức lịch sử ghi dấu những trang sử hào hùng của dân tộc với tầng tầng lịch sử, lớp lớp chiến công của cha ông ta với 2 lần chống Tống (năm 981 và 1077), 2 lần kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược (năm 1285 và 1287), cuộc chống quân xâm lược Mãn Thanh (năm 1788 – 1789), đến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ (tiêu biểu như cuộc khởi nghĩa Hoàng Đình Kinh những năm 1882 – 1888, nữ du kích Quang Lang bắn rơi máy bay Mỹ).

LUYỆN TẬP

Câu 1: Tri thức lịch sử có vai trò ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân và xã hội? Nêu ví dụ chứng minh. 

Trả lời:

- Vai trò của tri thức lịch sử đối với mỗi cá nhân và xã hội: Giúp con người nhận thức về cội nguồn, bản sắc của bản thân, gia đình, cộng đồng, dân tộc. Là điều kiện cơ bản để giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa. 

- Ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với mỗi cá nhân và xã hội:

Đối với mỗi quốc gia, dân tộc

  • Là nền tảng vững chắc của truyền thống yêu nước, là niềm tự hào và là điểm tựa cho lòng tin vào sức mạnh dân tộc. 
  • Giúp con người khám phá và tiếp cận với nhiều nền văn hóa, văn minh của nhân loại.
  • Những bài học kinh nghiệm rút ra từ lịch sử giúp mỗi quốc gia, dân tộc tự nhận thức chính mình. 

Đối với học sinh, thế hệ trẻ:

  • Tri thức lịch sử giúp học sinh hiểu rõ quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước.
  • Hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc, có hiểu biết về lịch sử thế giới, văn hóa nhân loại, là cơ sở để học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế. 
  • Học tập lịch sử giúp hiểu rõ quá khứ, là cơ sở để nhận thức hiện tại và tương lai. 

* Ví dụ: 

   Học tập lịch sử về chiến dịch Điện Biên Phủ:

  • Giúp em biết được đây là một chiến dịch điển hình trong lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta đánh thắng quân viễn chinh Pháp có tiềm lực quân sự mạnh, vũ khí trang bị hiện đại. 
  • Chiến thắng vĩ đại ở Điện Biên Phủ không những ghi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một mốc son rực sáng nhất trong thế kỷ XX, mà ý nghĩa và tầm vóc của sự kiện lịch sử.

 

VẬN DỤNG

Câu 1: Tìm hiểu về Hoàng thành Thăng Long và nêu suy nghĩ của em về giá trị của di sản này đối với cuộc sống hôm nay và mai sau. 

Trả lời:

Giá trị của di sản Hoàng thành Thăng Long đối với cuộc sống hôm nay và mai sau:

- Giá trị nhận diện bản sắc: Di sản Hoàng Thành Thăng Long là minh chứng sống động về nét độc đáo riêng biệt của Hà Nội dựa trên sự hội nhập các yếu tố cổ và hiện đại. Hơn nữa, bảo tồn di sản Hoàng Thành cũng là bảo tồn minh chứng hữu hình về sự phát triển liên tục của lịch sử dân tộc Việt Nam và đặc trưng của tổ chức Nhà nước Việt Nam hơn 1.000 năm qua.

- Giá trị lịch sử: Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, kể cả di tích khảo cổ học phát hiện trong lòng đất và các di tích trên mặt đất, phản chiếu bề dày lịch sử gần như liên tục từ thủ phủ An Nam, thành Đại La thế kỷ 7 – 9 thời thuộc Đường, đến Cấm thành Thăng Long từ thời Lý qua Trần, Lê Sơ, Mạc, Lê trung hưng cuối thế kỷ 18, rồi thành Thăng Long – Hà Nội thời Nguyễn thế kỷ 19, qua thời Pháp thuộc cho đến hiện nay.

- Giá trị văn hoá: Di tích Hoàng Thành góp phần tăng cường hiểu biết lịch sử nhân loại, nâng cao hình ảnh của Hà Nội và Việt Nam như một trung tâm văn hoá có bề dày lịch sử, từ đó khuyến khích niềm tự hào dân tộc.

- Giá trị tuyên truyền giáo dục về truyền thống: Di tích Hoàng Thành là một giáo cụ trực quan sống động về lịch sử, là nguồn cung cấp nhiều tư liệu độc đáo, minh chứng thuyết phục vị thế của Hà Nội là kinh đô của nước Đại Việt, từ đó góp phần nâng cao hiểu biết của người dân về quá trình phát triển Hà Nội và lịch sử dân tộc.

- Giá trị phát triển du lịch: Việc bảo tồn khu di tích Hoàng Thành sẽ tạo sức hút lớn về du lịch cho thành phố Hà Nội và Việt Nam nói chung. Phát triển hệ thống di sản Hoàng Thành góp phần quan trọng đưa Hà Nội vào danh sách điểm đến trên thế giới. Đây là nhân tố ảnh hưởng lớn trong việc khuyến khích nghành du lịch trong nước đi lên theo hướng chuyên nghiệp và thu hút được nhiều lợi ích từ bên ngoài.

- Giá trị khoa học: Khu di tích với bề dày lịch sử khoảng 13 thế kỷ, trong đó có gần 10 thế kỷ từ khi vua Lý Thái Tổ định đô Thăng Long đến nay, là nơi diễn ra sự giao thoa nhiều giá trị nhân văn có ý nghĩa toàn cầu của phương Đông và thế giới, biểu thị trong quy hoạch đô thị, tạo dựng cảnh quan, trong nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc và kỹ thuật xây dựng. Trên cơ sở nền văn hóa có cội nguồn bền vững bên trong, các giá trị và ảnh hưởng bên ngoài được tiếp thu và kết hợp với các giá trị bên trong, được vận dụng một cách hài hòa phù hợp với điều kiện tự nhiên và bản sắc văn hóa dân tộc. Di tích này sẽ cung cấp những tư liệu lịch sử độc đáo, xác thực phục vụ hiệu quả công tác nghiên cứu.

- Giá trị kiến trúc quy hoạch:

  • Di tích thành cổ Thăng Long - Hà Nội là trung tâm chính trị của nước Việt Nam trong suốt thời gian dài và liên tục từ năm 1010 đến năm 1802 và sau năm 1954 cũng là căn cứ của Tổng hành dinh của Quân đội nhân dân Việt Nam.
  • Khu di tích KCH 18 Hoàng Diệu nằm trong khu vực Cấm Thành tức trung tâm của Hoàng Thành.
  • Thông qua hệ thống mặt bằng kiến trúc của di tích bao gồm nền nhà, sân gạch, chân tảng đá, trụ móng, cột gỗ và hệ thống đường cống thoát nước, đường đi, giếng nước có thể bước đầu nhận diện về quy mô và diện mạo của các kiến trúc trong Hoàng cung Thăng Long.

- Giá trị nghệ thuật và vật liệu xây dựng:

  • Sự đa dạng về đề tài, kiểu dáng trang trí trên các vật liệu đất nung được tìm thấy ở khu di tích Hoàng Thành cho thấy nghệ thuật tạo hình đã rất phát triển. Thông qua đó có thể hiểu thêm về phong cách nghệ thuật, ứng dụng kỹ thuật dân gian và sự phối hợp tài tình các vật liệu của thời đại trước.
  • Dựa vào quy mô của các phế tích kiến trúc cho thấy với kỹ thuật truyền thống có thể dựng những công trình có quy mô lớn gấp nhiều lần với ngôi nhà dân gian. Kết quả khảo cổ cho thấy có nhiều sáng tạo trong xử lý nền móng như: gia cố trụ móng bằng sỏi, đất, gạch trên nền đất yếu. Kỹ thuật xây giếng, vỉa nền, sản xuất vật liệu, gạch, ngói… là những kinh nghiệm dân gian quí báu có thể khai thác khi phục chế, tu bổ, tôn tạo công trình cổ.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Lịch sử 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay