Đáp án Lịch sử 10 chân trời sáng tạo Bài 7: Văn minh Trung Hoa cổ đại (P1)

File đáp án Lịch sử 10 chân trời sáng tạo Bài 7: Văn minh Trung Hoa cổ đại (P1). Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

BÀI 7. VĂN MINH TRUNG HOA CỔ- TRUNG ĐẠI (P1)

I. Cơ sở hình thành

  1. Điều kiện tự nhiên và dân cư

Câu 1: Nền văn minh Trung Hoa cổ - trung đại hình thành trên cơ sở điều kiện tự nhiên nào?

Trả lời:

Điều kiện tự nhiên hình thành nền văn minh Trung Hoa cổ - trung đại: 

 - Trung Quốc nằm ở phía đông châu Á, địa hình có nhiều núi và cao nguyên. 

 - Nằm ở phía đông lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang tạo nên những đồng bằng rộng, màu mỡ, thuận lợi phát triển nông nghiệp. 

 - Phần lớn lãnh thổ có khí hậu ôn đới và cận nhiệt đới; phía đông thuộc khí hậu gió mùa, mưa nhiều vào mùa hạ.

  1. Sự phát triển kinh tế

Câu 1: Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại có phải là nền văn minh nông nghiệp không? Vì sao? Theo em, Hình 7.2 nói lên điều gì?

Trả lời:

Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại là nền văn minh nông nghiệp.

Giải thích: Người Hoa Hạ biết trồng các loại cây: lúa, mì, kê, đay,...Công cụ sản xuất làm bằng gỗ, đá,... Thời Thương và Tây Chu, công cụ đồng thau phổ biến. Đến thời Chiến quốc, công cụ bằng sắt được sử dụng rộng rãi. 

=> Những tiến bộ về kĩ thuật sản xuất và trị thủy đã thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển. Sản phẩm nông nghiệp ngày càng tăng đã thúc đẩy kinh tế thương nghiệp phát triển. 

- Ý nghĩa Hình 7.2: con người đã ứng dụng nhiều kĩ thuật hơn để phát triển nông nghiệp.

  • Biết thuần dưỡng động vật để phục vụ sản xuất.
  • Con người đã biết sử dụng sức kéo của trâu, bò trong cày ruộng, sản xuất nông nghiệp.
  1. Điều kiện chính trị xã hội

Câu 1: Điều kiện chính trị xã hội ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành nền văn minh Trung Hoa cổ - trung đại. 

Trả lời:

Ảnh hưởng của điều kiện chính trị xã hội đến sự hình thành nền văn minh Trung Hoa cổ - trung đại:

  Khoảng TK XXI TCN, cư dân ở lưu vực sông Hoàng Hà bước vào thời kì tan rã của chế độ công xã nguyên thủy. => Hình thành xã hội có phân hóa giai cấp và nhà nước. 

  Trải qua các triều đại Hạ, Thương, Chu, tổ chức bộ máy nhà nước được từng bước xây dựng và phát triển theo mô hình quân chủ chuyên chế. Từ thời Chu, do chế độ phân phong cho tôn thất và công thần, trên lãnh thổ Trung Quốc hình thành rất nhiều nước nhỏ (chư hầu của nhà Chu). Năm 221 TCN, Tần Thủy Hoàng đánh bại 6 nước, thống nhất Trung Quốc. Thiết chế nhà nước quân chủ chuyên chế tiếp tục được xây dựng và củng cố qua các triều đại từ Tần cho đến Minh, Thanh. 

  Thời Hạ, Thương, Chu, cơ cấu xã hội Trung Quốc bao gồm vua, quý tộc, nông dân, thợ thủ công, thương nhân và nô lệ. Từ thời Tần trở đi, xã hội Trung Quốc bao gồm vua quan, địa chủ, nông dân, thợ thủ công, thương nhân. Trong đó, nông dân là giai cấp đông đảo nhất, giữ vai trò quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp. 

 

II. Thành tựu văn minh tiêu biểu

  1. Chữ viết

Câu 1: Vì sao nói chữ viết là thành tựu văn minh quan trọng của người Trung Quốc? 

Trả lời:

Nói chữ viết là thành tựu văn minh quan trọng của người Trung Quốc vì:

 - Do yêu cầu ghi chép, các loại chữ viết ghi chép đã dần hình thành và phát triển. 

 - Đây là thành tựu đặt nền tảng cho sự phát triển chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn học nghệ thuật của văn minh Trung Hoa. 

 - Từ thời nhà Thương (thế kỉ XVI-XII TCN), người Trung Quốc đã sáng tạo ra loại chữ tượng hình, được khắc trên mai rùa, xương thú (giáp cốt).

 - Chữ viết ngày càng được cải tiến và thống nhất gọi là chữ tiểu triện. Đến nhà Hán cải tiến và định hình chữ viết như ngày nay.  

=> Chữ viết của người Trung Quốc ra đời đã đặt nền móng cho sự phát triển chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn học – nghệ thuật của văn minh Trung Hoa.

 

  1. Văn học

Câu 1: Theo em, những câu thơ trong bài "Chặt gỗ đàn" nói lên điều gì về xã hội cổ đại Trung Quốc?

Trả lời:

Theo em, những câu thơ trong bài "Chặt gỗ đàn" phản ánh về về xã hội cổ đại Trung Quốc: 

Là một xã hội có sự phân chia giai cấp rõ rệt thành 2 bộ phận: giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.

  • Giai cấp thống trị chủ yếu là quý tộc.
  • Mọi của cải trong xã hội đều thuộc về giai cấp thống trị như câu thơ “Lúa có ba trăm”, “Sân treo đầy thú”, “Chớ ngồi ăn không”.

 

Câu 2: Thơ Đường ảnh hưởng đến thơ ca Việt Nam thời kì trung đại như thế nào? Em hãy cho ví dụ cụ thể. 

Trả lời:

Ảnh hưởng của thơ Đường đến thơ ca Việt Nam thời kì trung đại:

 - Hình thức về âm điệu đời Đường không có gì xa lạ trong đời sống của người dân ta. Tiếng Việt đã lưu lại cách đọc chữ Hán đời Đường. Cách đọc hán Việt của người Việt bắt nguồn hệ thống ngữ âm tiếng Hán đời Đường mà cụ thể là Đường âm dạy ở giao Châu vào giai đoạn bao gồm hai thế kỉ VIII, IX.

- Thơ Đường luật được đưa vào hệ thống thi cử nước ta. Ở Việt Nam từ khoa thi Giáp Thìn (1304) đời Trần Anh Tông, niên hiệu Hưng Long thứ 12, thơ Đường luật đã được đưa vào khoa cử. Từ đó trở đi, môn thi thơ Đường luật là môn thi luôn có trong phép thi các đời. Khi thơ Đường luật trở thành một môn thi bắt buộc thì việc làm thở Đường luật không chỉ là công việc sáng tác văn chương mà là việc học nghề, gắn liền với cơm áo và danh vọng.

Ví dụ: Văn học Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp văn học và văn hóa Trung Hoa. Phần lớn sáng tác thời phong kiến đều được viết bằng chữ Hán, theo các thể loại của văn học Hán như thơ Đường, tiểu thuyết chương hồi; các thể cáo, hịch, phú, ngâm khúc, kí sự... Các tác phẩm chữ Nôm cũng chịu ảnh hưởng về thể loại của văn học Trung Quốc như thơ Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan...

 

  1. Khoa học kĩ thuật

Câu 1: Vì sao người Trung Quốc sớm có những hiểu biết quan trọng về Thiên văn học và Lịch pháp?

Trả lời:

Người Trung Quốc sớm có những hiểu biết quan trọng về Thiên văn học và Lịch pháp vì: 

- Những tri thức về Thiên văn học và Lịch pháp học ra đời từ rất sớm, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, nhân dân lao động Trung Quốc thời đại cổ đã biết lợi dụng các hiện tượng thiên văn để xác định thời vụ và không để lỡ thời vụ gieo trồng.

- Những thành tựu Thiên văn học và Lịch pháp của Trung Quốc vẫn tiếp tục được sử dụng đến ngày nay.

 

Câu 2: Thế giới đã kế thừa những phát minh kĩ thuật nào của người Trung Quốc thời cổ đại?

Trả lời:

Thế giới đã kế thừa những phát minh kĩ thuật của người Trung Quốc thời cổ đại: 

Bốn phát minh quan trọng (tứ đại phát minh) là:

  • Kỹ thuật làm giấy
  • Kỹ thuật in
  • Thuốc súng 
  • La bàn.

 => Bốn phát minh đã thúc đẩy sự phát triển chính trị, kinh tế và văn hóa ở Trung Quốc cổ đại.

 

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Lịch sử 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay