Đáp án Lịch sử 10 chân trời sáng tạo Bài 6: Văn minh Ai Cập cổ đại (P1)

File đáp án Lịch sử 10 chân trời sáng tạo Bài 6: Văn minh Ai Cập cổ đại (P1). Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

BÀI 6. VĂN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI (P1)

I. Cơ sở hình thành

  1. Điều kiện tự nhiên và dân cư

Câu 1: Em hiểu thế nào về nhận định của sử gia Hy Lạp cổ đại Hê-rô-dốt: "Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin"?

Trả lời:

Nhận định của sử gia Hy Lạp cổ đại Hê-rô-dốt: "Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin": 

  • Hằng năm, sau mỗi mùa nước lũ, sông Nin bồi đắp phù sa tạo nên những cánh đồng màu mờ, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp (lúa mì).
  • Sông Nin trở thành con đường giao thông chính, kết nối các vùng, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế hàng hải ở Ai Cập.
  • Như vậy, sông Nin mang đến sự sống cho Ai Cập trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai. Lời dặn của Hê-rô-dốt cách đây hơn 2.000 năm vẫn còn nguyên giá trị.
  1. Điều kiện kinh tế

Câu 1: Quan sát Hình 6.2, em hãy mô tả một số hoạt động kinh tế của cư dân Ai Cập cổ đại. 

Trả lời:

Một số hoạt động kinh tế của cư dân Ai Cập cổ đại: Hoạt động kinh kinh tế của cư dân Ai Cập cổ đại gắn liền với sông Nin:

 - Trồng trọt theo mùa vụ với các loại cây như lúa mì, lúa mạch, nho, lanh.

 - Chăn nuôi gia súc như cừu, bò, dê.

 - Phát triển các nghề làm bánh mì, làm bia, nấu rượu, dệt vải, làm gốm, thuộc da, nấu thủy tinh, khai khoáng, chế tác đá, đúc đồng.

 - Buôn bán với các nước láng giềng, trao đổi sản phẩm nông nghiệp và đồ thủ công; tiền tệ xuất hiện dưới dạng những mảnh kim loại.

  1. Điều kiện chính trị xã hội

Câu 1: Quan sát Hình 6.3, em hãy xác định thành phần, vị trí các tầng lớp trong xã hội Ai Cập cổ đại. 

Trả lời:

Xác định thành phần, vị trí các tầng lớp trong xã hội Ai Cập cổ đại:

 - Đứng đầu là Pha-ra-ông (vua) có quyền lực tối cao về chính trị, quân sự, tôn giáo, là đại diện của thần thánh.

 - Giúp việc cho Ph-ra-ông là các quý tộc và tăng lữ: thu thuế, xây dựng đền tháp, chỉ huy quân đội.

 - Các cấp độ bên dưới vua và quý tộc là thương nhân,  thợ thủ công, nông dân công xã và thấp nhất là nô lệ.

=> Xã hội gồm nhiều tầng lớp, có sự phân hóa địa vị, giàu nghèo rõ nét.

 

II. Thành tựu văn minh tiêu biểu

  1. Chữ viết và văn học

Câu 1: Thế nào là chữ tượng hình? Giá trị của chữ tượng hình Ai Cập cổ đại là gì?

Trả lời:

- Chữ tượng hình là hình ảnh động vật hoặc đồ vật được sử dụng để biểu thị âm thanh hoặc ý nghĩa, được viết thành hàng hoặc cột. 

Ví dụ:

  • Hình ảnh một con chim đại diện cho âm thanh của chữ cái "a".
  • Hình ảnh nước gợn sóng biểu thị âm của chữ cái "n".
  • Hình ảnh một con ong đại diện cho âm tiết "con dơi".
  • Hình ảnh hình chữ nhật với một đường vuông góc bên dưới có nghĩa là "ngôi nhà".

- Giá trị của chữ tượng hình Ai Cập cổ đại:

  • Là một trong những hệ thống chữ viết sớm nhất trên thế giới.  
  • Đóng vai trò quan trọng trong việc thi hành nhiều công việc của nhà nước, được các Pha-ra-ông và những người ghi chép ghi lại những thành tựu trong triều đại của họ.
  • Minh chứng cho một thời đại hoàng kim ở Ai Cập.

 

Câu 2: Việc xây dựng thư viện A-lếch-xan-đri-a đồ sộ thời cổ đại khiến em suy nghĩ điều gì?

Trả lời:

Việc xây dựng thư viện A-lếch-xan-đri-a đồ sộ thời cổ đại phản ánh nền văn minh đương thời rực rỡ, kho tri thức cổ xưa vô cùng đồ sộ của nhân loại.

 

  1. Tín ngưỡng, tôn giáo

Câu 1: Tại sao người Ai Cập cổ lại sùng bái tự nhiên?

Trả lời:

Trong tôn giáo Ai Cập cổ đại, việc sùng bái tự nhiên chiếm một địa vị quan trọng bởi vì đây là một công cụ thống trị của chính quyền chuyên chế Pha-ra-ông.  

 

Câu 2: Theo em, tôn giáo, tín ngưỡng góp phần thúc đẩy sự phát triển những lĩnh vực nào của Ai Cập cổ đại? 

Trả lời:

Người Ai Cập cho rằng con người là bất tử, sau khi chết thể xác con nguyên vẹn thì linh hồn sẽ quay trở lại hồi sinh con người. 

=> Quan niệm nãy dẫn đến tục ướp xác và xây lăng mộ để giữ thi thể tồn tại lâu dài.

 

  1. Khoa học kĩ thuật

Câu 1: Theo em, tại sao người Ai Cập lại rất giỏi về khoa học tự nhiên và kĩ thuật?

Trả lời:

Người Ai Cập lại rất giỏi về KHTN và kĩ thuật vì:

 - Hằng năm, việc nước sông Nin dâng cao khiến ranh giới giữa các thửa ruộng bị xoá nhoà => mỗi khi nước rút, người Ai Cập cổ đại phải tiến hành đo đạc lại diện tích nên người Ai Cập giỏi toán học.

 - Sùng bái tín ngưỡng, kỹ thuật ướp xác phát triển nên y học phát triển.

 - Chinh phục sông Nin nên lịch pháp phát triển.

 

  1. Kiến trúc và điêu khắc

Câu 1: Người A-rập có câu nói: "Con người phải sợ thời gian nhưng thời gian phải sợ kim tự tháp". Em có nhận xét gì về câu nói trên.

Trả lời:

"Con người phải sợ thời gian nhưng thời gian phải sợ kim tự tháp". 

Nhận xét:

  • Sự hùng vĩ, vượt qua sự khắc nghiệt của thời gian và trường tồn gần 5.000 năm của các kim tự tháp ở Ai Cập cổ đại.
  • Là minh chứng cho thấy người Ai Cập lại rất giỏi về KHTN và kĩ thuật, sự phát triển và trình độ kiến trúc của người Ai Cập cổ đại ngay cả khi khoa học kĩ thuật chưa ra đời và phát triển. 

 

LUYỆN TẬP

Câu 1: Hãy nêu cơ sở hình thành nền văn minh Ai Cập cổ đại. 

Trả lời:

Cơ sở hình thành nền văn minh Ai Cập cổ đại:

  1. Điều kiện tự nhiên và dân cư

 - Vị trị địa lí hình thành nên nền văn minh Ai Cập cổ đại:

  • Ai Cập cổ đại nằm ở đông bắc châu Phi, dọc hai bên bờ sông Nin.
  • Địa hình chia làm hai khu vực: cao nguyên thượng Ai Cập ở phía nam với nhiều đồi núi và cát; đồng bằng Hạ Ai Cập ở phía bắc, nơi sông Nin đổ ra Địa Trung Hải; phía đông và phía tây giáp sa mạc (có 90% diện tích là sa mạc).
  • Có nhiều khoáng sản như đá quý, vàng, đồng.

 - Những thuận lợi mà sông Nin đem lại cho Ai Cập cổ đại:

  • Sông Nin dài khoảng 6 650km, chảy từ Trung Phi đến Bắc Phi, trong đó có phần chảy qua lãnh thổ Ai Cập.
  • Hằng năm, nước dâng lên đem theo lượng phù sa màu mỡ bồi đắp cho đồng bằng dọc hai bên bờ sông, tạo điều kiện thuận lợi phát triển nông nghiệp.
  • Cư dân chủ yếu của Ai Cập cổ đại: Các bộ lạc Li-bi, các bộ tộc Ha-mít từ Tây Á tràn vào chiếm lĩnh vùng thung lũng sông Nin. Tạo nên sự hỗn hợp chủng tộc. 
  1. Điều kiện kinh tế: Đời sống kinh kinh tế của cư dân Ai Cập cổ đại gắn liền với sông Nin:

 - Trồng trọt theo mùa vụ với các loại cây như lúa mì, lúa mạch, nho, lanh.

 - Chăn nuôi gia súc như cừu, bò, dê.

 - Phát triển các nghề làm bánh mì, làm bia, nấu rượu, dệt vải, làm gốm, thuộc da, nấu thủy tinh, khai khoáng, chế tác đá, đúc đồng.

 - Buôn bán với các nước láng giềng, trao đổi sản phẩm nông nghiệp và đồ thủ công; tiền tệ xuất hiện dưới dạng những mảnh kim loại. 

  1. Điều kiện chính trị xã hội:

 - Ban đầu, Ai Cập gồm hai vương quốc cổ là Thượng Ai Cập và Hạ Ai Cập, sau đó được thống nhất.

 - Thành phần, vị trí các tầng lớp trong xã hội Ai Cập cổ đại:

  • Đứng đầu là Pha-ra-ông (vua) có quyền lực tối cao về chính trị, quân sự, tôn giáo, là đại diện của thần thánh.
  • Giúp việc cho Ph-ra-ông là các quý tộc và tăng lữ (thu thuế, xây dựng đền tháp, chỉ huy quân đội.
  • Xã hội gồm nhiều tầng lớp, có sự phân hóa địa vị, giàu nghèo rõ nét.
  • Nhà nước Ai Cập cổ đại mang tính chất chuyên chế.

 

 

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Lịch sử 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay