Đáp án Lịch sử 10 chân trời sáng tạo Bài 15: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc

File đáp án Lịch sử 10 chân trời sáng tạo Bài 15: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

BÀI 15. VĂN MINH VĂN LANG- ÂU LẠC

I. Cơ sở hình thành 

  1. Điều kiện tự nhiên

Câu 1: Em hãy nêu những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đên sự hinh thành văn minh Văn Lang - Âu Lạc.

Trả lời:

Những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đên sự hinh thành văn minh Văn Lang - Âu Lạc:

- Được hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Cả  Tương ứng với khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, là địa bàn chủ yếu của quốc gia Văn Lang - Âu Lạc thời cổ đại. 

- Khí hậu nhiệt đới giò mùa, nóng ẩm, nắng lắm, mưa nhiều, lượng nước ngọt dồi dào, cư dân sớm xuất hiện và định cư. 

=> Tất cả đã góp phần hình thành một trong những nền văn minh lúa nước đầu tiên của nhân loại. 

- Giàu khoáng sản (đồng, sắt, thiếc, chì,...) => cơ sở cho sự ra đời sớm của các ngành thủ công nghiệp như luyện kim, chế tạo đồ đồng, đồ sắt,...

  1. Cơ sở kinh tế

Câu 1: Các nền văn hóa tiền Đông Sơn đã đóng góp như thế nào cho sự ra đời của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc?

Trả lời:

Sự đóng góp của các nền văn hóa tiền Đông Sơn cho sự ra đời của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc:

  • Cư dân bản địa ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam thuộc các nhóm Nam Á và Thái - Ka – đai, các nhóm tộc người dần hòa nhập, tạo nên cộng đồng người Việt cổ.
  • Thời kì phát triển rực rỡ với nền văn hóa Đông Sơn, bền nông nghiệp lúa nước sử dụng lưỡi cày đồng và khả năng trị thủy cao đã đưa cư dân Việt cổ bước vào thời đại văn minh với nhiều thành tựu tiêu biểu, 

=> Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc, nền văn minh lịch sử đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.

II. Thành tựu văn minh tiêu biểu

  1. Tổ chức nhà nước 

Câu 1: Trình bày và nhận xét tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang và Âu Lạc. 

Trả lời:

Tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang và Âu Lạc:

 - Cách khoảng 2 700 năm và tồn tại đến năm 208 TCN: Nhà nước Văn Lang

  • Kinh đô là Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ ngày nay). 
  • Tổ chức bộ máy nhà nước còn khá sơ khai: đứng đầu là Hùng Vương; giúp việc cho Hùng Vương là Lạc hầu Lạc tướng; đứng đầu chiềng, chạ là Bồ chính. 

 - Tiếp nối Nhà nước Văn Lang là nhà nước Âu Lạc (208 - 179 TCN):

  • Kinh đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội ngày nay). 
  • Tổ chức bộ máy nhà nước: Đứng đầu nhà nước là Thục Phán - An Dương Vương; giúp việc cho vua là Lạc hầu; dưới địa phương vẫn do Lạc tướng cai quản. 

Nhận xét: Văn Lang là nhà nước đầu tiên ở Việt Nam, mặc dù còn sơ khai, chưa có pháp luật nhưng nhà nước đã có hệ thống. 

 

  1. Đời sống vật chất

Câu 1: Trình bày đời sống vật chất của người Việt cổ.

Trả lời:

 Đời sống vật chất của người Việt cổ:

- Nghề đúc đồng đạt trình độ cao: 

  • Trống đồng, thạp đồng, trang sức bằng đồng,....
  • Kĩ thuật luyện đồng với hợp kim đồng - thiếc có hàm lượng chì thay đổi tùy theo công cụ hay vật dụng mà người thợ muốn làm ra. 
  • Thành tựu tiêu biểu là trống đồng Đông Sơn. 
  • Xuất hiện lưỡi cày đồng, là công cụ tiến bộ nhất lúc bấy giờ, đánh dấu bước nhảy vọt trong nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước của cư dân Văn Lang - Âu Lạc.
  • Đồ đồng Đông Sơn, trong đó có trống đồng với nhiều chủng loại đỉnh cao kĩ thuật luyện kim và mĩ thuật của người Việt cổ. 

- Nông nghiệp:

  • Khai phá các vùng chung thổ các con sông lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
  • Biết trồng dâu nuôi tằm, dệt tơ tằm bông, bắt cá, tôm, trồng rau củ và chăn nuôi gia súc, gia cầm. 

- Đời sống:

  • Ở nhà sàn. 
  • Nữ mặc áo váy, nam đóng khổ; biết làm đẹp và sử dụng đồ trang sức.
  • Người Việt có tục uống nước chè, ăn trầu, nhuộm răng, xăm mình.
  • Phương tiện đi lại và vận chuyển phổ biến là thuyền và xe kéo bởi vật nuôi như trâu, bò, ngựa,...
  • Sống định cư thành làng, xóm và làm nhà sàn để ở, hình khắc trên trống đồng cho biết họ cư trú trên nhà sàn có mái cong hình thuyền hoặc mái tròn hình mui thuyền. 

 

Câu 2: Em hãy nêu những nét đặc trưng về ẩm thực của người Việt cổ. 

Trả lời:

Những nét đặc trưng về ẩm thực của người Việt cổ:

 - Nấu nhiều món ăn phù hợp với khí hậu; sử dụng nhiều hương liệu, gia vị trong nấu ăn; làm đường, làm mật.

 - Gạo là nguồn lương thực chính, được nấu bằng nồi gốm, nồi đồng hoặc ống tre, ống nứa. 

 - Làm nhiều loại bánh, độc đáo nhất là bánh chưng, bánh giày, nguyên liệu đều là sản phẩm nông nghiệp, chứa đựng nhiều ý nghĩa về thế giới quan, nhân sinh quan, thể hiện đạo lí của con người. 

 

  1. Đời sống tinh thần

Câu 1: Tục thờ cúng Hùng Vương thể hiện tín ngưỡng gì của cư dân Văn Lang - Âu Lạc?

Trả lời:

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương mang giá trị đạo đức truyền thống:

  • Ở Việt Nam trong mỗi gia đình đều có bàn thờ tổ tiên được đặt ở nơi trang trọng nhất, ở góc độ làng xã là thờ thành hoàng làng, ở góc độ quốc gia dân tộc đó là thờ Vua tổ của một nước - Hùng Vương. 
  • Thờ cúng tổ tiên là một nét văn hóa của người Việt, đó là sự tưởng nhớ, tôn thờ những người có công sinh thành, nuôi dưỡng những người có công với dân với nước. 
  • Thờ phụng các Vua Hùng và những vị anh hùng có công với dân với nước là sự thể hiện lòng hiếu thảo, sự biết ơn, tôn kính công đức của các bậc tiền nhân, là cơ sở hình thành lòng nhân ái, tính cộng đồng. 

=> Ý thức về tổ tiên và các Vua Hùng, về những người có công với dân, với nước sẽ mang lại giá trị nhân văn sâu sắc, nó khởi phát mối thiện tâm trong mỗi con người, trong cộng đồng xã hội, nhắc nhở con người hành động theo chuẩn mực nhất định và củng cố niềm tin vào sự chứng giám, che trở, kỳ vọng của tổ tiên - các Vua Hùng.

 

Câu 2: Hoa văn trên trống đồng, thạp đồng phản ánh điều gì trong đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc? 

Trả lời:

Trống đồng Đông Sơn phản ánh đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc: 

- Trống đồng là biểu tượng tiêu biểu của nền văn minh Việt Cổ. Trống đồng thể hiện:

   Những ngày lễ hội như hội mùa, thường tổ chức vào mùa thum mọi người tham gia náo nức, tấp nập. Mỗi tốp múa thường có 3-4 người hoặc có khi 6-7 người, hóa trang, đầu đội mũ lông chim; có người thổi kèn, có người cầm vũ khí hoặc nhạc cụ. Họ múa theo một động tác thống nhất và thường hòa với tiếng hát ca. Chính giữa mặt trống đồng là một ngôi sao nhiều cánh tượng trưng cho Mặt trời. Trống đồng còn được gọi là “trống sấm”, người ta đánh trống để cầu nắng, cầu mưa, những nghi lễ của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước.

- Trống đống Đông Sơn là sản phẩm của sáng tạo lao động, một tác phẩm nghệ thuậ với những hình ảnh trang trí phong phú, sinh động, phủ đầy trên mặt trống đồng và tang trống, phản ánh bằng hình ảnh của cuộc sống lao động, những hình thức tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp thời Hùng Vương.

 

LUYỆN TẬP

Câu 1: Việc sớm hình thành tổ chức nhà nước và xã hội đã đóng góp như thế nào vào sự hình thành, phát triển những thành tựu của văn minh Văn Lang - Âu Lạc?

Trả lời:

Việc sớm hình thành tổ chức nhà nước và xã hội đã đóng góp vào sự hình thành, phát triển những thành tựu của văn minh Văn Lang - Âu Lạc:  Nhà nước Văn Lang được thành lập trên cơ sở thống nhất các bộ lạc Lạc Việt do nhu cầu trị thuỷ, phát triển kinh tế, văn hoá xã hội và cùng chống ngoại xâm. 

Câu 2: Em hãy phân tích những giá trị văn hóa được lưu giữ trên các trống đồng, thạp đồng. 

Trả lời:

Phân tích những giá trị văn hóa được lưu giữ trên các trống đồng, thạp đồng:

 - Trồng đồng:

  Nhìn lên hoa văn trên trống ta có thể thấy đây là các hình mang tính biểu tượng, ước lệ và cách điệu cao. Từng đường nét hoa văn trên trống khúc triết, đơn giản mà tự nhiên, sinh động (hình người, chim, thú, nhà, thuyền,…). Tùy theo phiên bản của trống đồng Đông Sơn là Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Quảng Xương,… mà hình tượng ngôi sao nhiều cánh biểu tượng mặt trời được thể hiện khác nhau. Xung quanh là các vòng tròn đồng tâm, mỗi vòng đều có hình trang trí, trong đó có ba vòng được trang trí hình người và vật, một vòng có hình hươu và chim xen kẽ, một vòng có hình loại chim ăn cá, con đứng, con bay.

  Trống đồng Việt Nam có nhiều loại hình, nhưng tất cả đều khởi nguồn từ trống Đông Sơn là trống loại I Hê- Ghơ theo sự phân loại của nhà khảo cổ học người Đức. Trống được ra đời từ nền văn hoá Đông Sơn gắn liền với thời kỳ các Vua Hùng dựng nước Văn Lang mà địa bàn Phú Thọ là trung tâm của nền Văn hoá Đông Sơn- Văn minh sông Hồng- Đỉnh cao của sự hoàn thiện kỹ thuật chế tạo là trống đồng Đền Hùng có kích thước trống loại I lớn nhất từ trước đến nay được phát hiện năm 1990 tại Đồi Khuôn Muồi- Một làng cổ ngay sát chân núi Nghĩa Lĩnh- Nơi có Đền thờ các Vua Hùng đã có công dựng nước. Điều đó chứng minh: Trống đồng Đền Hùng là vật linh thiêng đã được nhà nước Văn Lang dùng làm linh vật mỗi khi tế lễ, hội hè tại khu di tích lịch sử Đền Hùng. Cùng với nhiều chiếc trống đồng loại I khác đã được tìm thấy trên dải đất Việt Nam, đó là những tư liệu vô cùng quý báu chứng minh nguồn gốc ra đời và đã có vị trí linh thiêng trong đời sống tâm linh của người Việt. Trống đồng không chỉ là vật linh mà thông qua đó chúng ta đã được sáng tỏ nhiều vấn đề khoa học mà trống đồng là thông điệp làm nên biểu tượng tập trung nhất những thành tựu trong sinh hoạt kinh tế, văn hóa, xã hội và quyền uy của một nhà nước được xác lập đầu tiên trên đất nước ta - Nhà Nước Hùng Vương. Trống đồng và những hình khắc họa trên trống đã giúp chúng ta ngày nay hình dung được đôi nét về cuộc sống của người Việt cổ ở thời xa xưa ấy. Hoa văn trên trống đồng có nhiều loại, kiểu bố trí hợp lý trên các phần mặt, tang và thân trống. Nó được các nhà nghiên cứu tìm hiểu, phân tích để làm cơ sở khoa học trong phân loại trống và khắc họa những nét sinh hoạt kinh tế, xã hội, văn hóa Đông Sơn thời bấy giờ.  Trống đồng không chỉ có chức năng nhạc khí mà còn có những chức năng khác như làm biểu tượng cho quyền lực, tôn giáo... Trống được dùng trong các nghi lễ tôn giáo, trong lễ hội, và trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm, khi người thủ lĩnh bộ lạc kêu gọi mọi người từ khắp nơi tụ về để cùng chiến đấu. Trống thường thuộc về những người thủ lĩnh và là biểu tượng của quyền lực. Người thủ lĩnh có quyền lực càng lớn thì trống càng to và đẹp. Trống đồng cũng được coi là một tài sản quí, và được làm đồ tuỳ táng khi người chủ qua đời.

 - Thạp đồng

  Khác trống đồng, cũng là loại di vật đặc trưng của văn hóa Đông Sơn, có nhiều kiểu dáng khác nhau, mà giới nghiên cứu giờ đây đồng thuận với khái niệm loại I Heger là trống Đông Sơn, thì thạp đồng có kiểu dáng đơn giản hơn nhiều, với hai loại hình cơ bản sau đây:

  Thạp có dáng hình quả nhót, thường có nắp đậy. Thân thạp hình trụ, miệng hơi khum, nửa trên hơi bóp, giữa phình và nửa dưới, sát chân thót lại. Tiêu biểu cho loại hình này là thạp Đào Thịnh I và Hợp Minh, cả hai đều phát hiện ở Yên Bái và đều đã được công nhận là Bảo vật Quốc gia. Hoa văn và đề tài trang trí trên hai chiếc thạp này đã có nhiều văn liệu khảo cổ học nhắc đến, nhưng hình ảnh cặp đôi giao hợp trên nắp thạp Đào Thịnh dường như là một hiện tượng duy nhất, được biết cho đến nay, nhưng tinh thần và bản chất quen thuộc của văn hóa Đông Sơn vẫn  toát lên, đó là ý nghĩa phồn thực của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước Việt cổ. Bốn tượng chim bồ nông trên nắp thạp Hợp Minh, dẫu cũng là phiên bản thứ hai về tính độc bản, nhưng lại cho một hình ảnh thân quen hơn với văn hóa Đông Sơn, qua trực quan từ các loại thủy cầm trên trống đồng Ngọc Lũ (Hà Nam), Cẩm Giang (Thanh Hóa)… Những hoa văn hình học, thuyền người trên thạp Đào Thịnh I và Hợp Minh thì quá quen thuộc trên những đồ đồng Đông Sơn, đặc biệt là trên trống đồng, khiến cho bất cứ ai cũng phải thừa nhận, loại thạp quả nhót có nắp là sản phẩm của văn hóa Đông Sơn. Tôi thì cho rằng, chúng là loại hình đặc trưng của bộ Tân Hưng thuở Vua Hùng, Vua Thục, là cốt cách riêng biệt của vùng thượng lưu sông Thao mà địa phận tập trung là tỉnh Yên Bái ngày nay.

 

Câu 3: Sự tích Bánh chưng bánh giày chuyển tải những thông điệp gì về thời dựng nước của người Việt. 

Trả lời:

Sự tích Bánh chưng bánh giày chuyển tải những thông điệp về thời dựng nước của người Việt:

 - Bài ca ước vọng của nhân dân lao động: hình tượng Lang Liêu thể hiện quan điểm mang đậm màu sắc dân gian, trân trọng và gửi gắm khát khao về một cuộc sống tốt đẹp sẽ đến với những con người trực tiếp lao động, chân lấm tay bùn.

 - Giá giá trị của lúa gạo: tác giả muốn gửi vào chi tiết cốt lõi của câu chuyện này một thông điệp cho con cháu muôn đời sau về giá trị của lúa gạo - cũng là giá trị cốt lõi của nền văn hóa dân tộc.

 - Triết lí thế giới quan của người Việt cổ: Hai thứ bánh của Lang Liêu đều là bánh được làm từ lúa gạo giống như hàng trăm thứ bánh, bún và sản vật ẩm thực khác ở xứ sở nông nghiệp lúa nước; song, điều khác biệt, hai thứ bánh đó lại được tạo hình “cái hình vuông, cái hình tròn để tượng trưng hình trời đất”.

 - Quan niệm dân chủ trong việc chọn người tài:  lời răn dạy về quan niệm trọng người tài đức rất đáng trân trọng của ông cha ta.

 - Những thành tựu, sáng tạo văn hóa của cha ông: hai thứ bánh truyền thống được lí giải một cách hợp lí, sâu sắc về quan niệm của cư dân nông nghiệp trồng lúa, đó là sự trân quý cây lúa, hạt gạo hàng đầu trong trời đất. 

 - Nguồn gốc di sản tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ: là điểm khởi phát của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và từ đó, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được coi như sự “bừng nở” và “thăng hoa” của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

 

VẬN DỤNG

Câu 1: Hãy sưu tầm một số hình ảnh phản ánh thành tựu văn minh Văn Lang - Âu Lạc tiêu biểu. 

Trả lời:

Trống đồng Đông Sơn

Lưỡi cày đồng

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Lịch sử 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay