Đáp án Ngữ văn 11 kết nối tri thức Bài 4 Văn bản 3: Thuyền và biển

File đáp án Ngữ văn 11 kết nối tri thức Bài 4 Văn bản 3: Thuyền và biển. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

 

VĂN BẢN: THUYỀN VÀ BIỂN

SAU KHI ĐỌC

CH1. Bạn cảm nhận như thế nào về câu chuyện được nhân vật trữ tình kể lại trong bài thơ.

Trả lời:

Mạch nguồn sâu xa của Thuyền và biển là ca dao nhưng khó nhận ra dấu vết ca dao trong bài thơ của chị. Ở đây, Xuân Quỳnh không chỉ diễn tả tâm trạng kẻ ở người đi mà diễn tả tâm trạng chung của người đang yêu.

CH2. Trong câu chuyện về thuyền và biển, hai đối tượng này được đặt trong tương quan nào? Những cung bậc tình cảm gì đã được "người kể" soi rọi, khám phá

Trả lời:

Bài thơ bắt đầu với hai hình tượng là thuyền và biển. Đó là là hai hình tượng sóng đôi, có mỗi quan hệ gắn kết chặt ché với nhau, không thể tách rời, đồng thời mang trong mình một vẻ đẹp trữ tình mà mộc mạc, giản dị. Thuyền và biển là hai hình ảnh quen thuộc, gần gũi trong những bài thơ, bài ca dao về tình yêu đôi lứa. Và rồi theo dòng cảm xúc, câu chuyện của tác giả dần được hé mở. Đó là câu chuyện về một tình yêu thủy chung “Từ ngày nào chẳng biết/Thuyền nghe lời biển khơi”. Câu thơ hiện lên như một lời thú nhận ngại ngùng, e thẹn, bẽn lẽn, nàng bày tỏ rằng mình đã phải lòng chàng từ lâu, nguyện đời này cùng anh xây nên hạnh phúc đôi ta.

CH3. Từ câu chuyện giữa thuyền và biển, bạn suy nghĩ như thế nào về vấn đề "hiểu", "biết" và "gặp" trong tình yêu đôi lứa?

Trả lời:

Người ta vẫn thường nói rằng khi yêu hai người rất có thể sẽ đoán được ý nghĩ của nhau, dường như họ vẫn truyền cho nhau những thông tin, tín hiệu, bức điện vô hình, giữa những người đang yêu dường như tồn tại một trường "điện từ" có lẽ vậy nên họ có "thần giao cách cảm”.

CH4. Nêu nhận xét về sự lồng ghép hai câu chuyện trong bài thơ. Số dòng thơ được dành cho từng câu chuyện được phân bố theo tỉ lệ nào? Bạn suy nghĩ gì về điều này?

Tham khảo:

- Nhận xét về sự lồng ghép hai câu chuyện trong bài thơ: về mặt ý nghĩa, sự lồng ghép giữa câu chuyện của tác giả và câu chuyện của thuyền và biển diễn ra linh hoạt, đan xen với nhau. Đôi khi nó khiến người đọc khó có thể phân biệt được đâu là câu chuyện của tác giả và câu chuyện của thuyền biển bởi sự tương đồng giữa chúng

- Số dòng thơ được dùng cho thuyền và biển: 26 câu

- Số dòng thơ dùng cho câu chuyện của tác giả: 4 câu

→ Tác giả sử dụng ít những câu thơ nói trực tiếp về câu chuyện của mình như vậy bởi tình yêu của tác giả cũng giống như thuyền và biển, sự tương đồng giữa chúng là rất nhỏ. Bởi vậy, khi nói về thuyền và biển cũng là đang nói đến câu chuyện của tác giả.

 

CH5. Bài thơ giúp bạn hiểu như thế nào về tâm sự và khát vọng của nhân vật trữ tình?

Tham khảo:

Đọc tác phẩm Thuyền và biển của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh, chắc hẳn độc giả sẽ cảm nhận được rõ nét những tâm sự, niềm khao khát hạnh phúc cùng, những lo âu và trăn trở trong chuyện tình yêu. Thuyền và Biển là hai hình tượng được hoài thai khi tác giả còn là một tâm hồn giàu ước mơ, nhiệt huyết say mê với vẻ đẹp của một tình yêu chân thành, trọn vẹn – một tình yêu mang đậm tính chất lý tưởng..

CH6. Đánh giá chung về vai trò, ý nghĩa của yếu tố tự sự được sử dụng trong bài thơ.

Tham khảo:

Từ những sự vật, thuyền và biển, sóng gió, cho đến anh và em, một sự chuyển đổi bất ngờ nhưng không hề đột ngột, khiên cưỡng. Không hề tạo cho người nghe cảm giác cường điệu hóa, mọi hình ảnh đến rất chân thật như lẽ tự nhiên.

Khi thuyền cách xa biển, thuyền chỉ còn sóng gió, cũng giống như khi anh cách xa em, anh chỉ còn bão tố, còn những đau thương. Câu thơ như một con sóng ập đến, đưa người nghe lên đến cảm xúc cao trào. Điệp ngữ này hai lần như một lời tuyên thệ của tình yêu. Giai điệu ấy âm vang, vọng mãi trong lòng bao thế hệ.

  • Vai trò, ý nghĩa của yếu tố tự sự được sử dụng trong bài thơ:

- Giúp cho hai sự vật thuyền và biển tưởng như xa lạ lại trở nên gần gũi hơn, chạm đến sự đồng cảm của người đọc một cách tự nhiên và sâu sắc nhất.

- Làm cho thông điệp về tình yêu được truyền tải một cách tự nhiên và gần gũi hơn.

- Giúp cho người đọc hình dung và cảm nhận được tâm tư, tình cảm của tác giả.

 

KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT

Tìm đọc thêm một bài thơ trữ tình chứa đựng câu chuyện ẩn dụ về tình yêu gần gũi với Thuyền và biển. Từ đó, viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) so sánh hai tác phẩm.

Tham khảo:

Với Xuân Quỳnh, tình yêu không chỉ là sự “gắn bó giữa hai người xa lạ” mà cao hơn đó là sự gắn bó máu thịt “Khi đó em là máu thịt của anh rồi/ Nếu cắt đi anh sẽ ngàn lần đau đớn...”, sự gắn bó ấy cũng như con tàu với đường ray, như sóng với bờ, như thơ với tình yêu và như thuyền với biển: “Nếu từ giã thuyền rồi/ Biển chỉ còn sóng gió/ Nếu phải cách xa anh/ Em chỉ còn bão tố...”. Chính vì thế, thuyền và biển đã làm say lòng những người yêu thơ trước và cho đến nay nó vẫn đủ sức làm xao xuyến những trái tim đang được hưởng cái thần tiên ban sơ của mối tình đầu, vẫn xúc động mọi tình nhân đang ấp ủ những khát mong luyến ái.Hành trình đi tìm một tình yêu lý tưởng, một tình yêu sống cho nhau và sống vì nhau của Thuyền và biển khi gặp Lưu Quang Vũ mới thật sự thăng hoa, với Thuyền và biển, với tình yêu Quỳnh- Vũ, Xuân Quỳnh đã để lại cho đời một câu chuyện tình bất tử. Để chúng ta mãi thấy Xuân Quỳnh “Tự hát” cho trái tim mình và cho tình yêu nhân thế: “Em trở về đúng nghĩa trái tim em/ Là máu thịt đời thường ai chẳng có/ Vẫn ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa/ Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi...”. Trên thế giới này một khi tình yêu còn tồn tại, một khi những tâm hồn vẫn biết rung động, biết yêu thương, biết sống vì nhau thì khi đó “Thuyền và biển” còn làm xúc động lòng người, còn dư âm như lời hát ân tình, tha thiết: “Chỉ có thuyền mới hiểu/ Biển mênh mông nhường nào/ Chỉ có biển mới biết/ Thuyền đi đâu về đâu...”

 

=> Giáo án Ngữ văn 11 kết nối Bài 4 Đọc 3: Thuyền và biển

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án ngữ văn 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay