Đáp án Ngữ văn 12 kết nối Bài 3: Mấy ý nghĩ về thơ
File đáp án Ngữ văn 12 kết nối tri thức Bài 3 Đọc: Mấy ý nghĩ về thơ. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
BÀI 3. LẬP LUẬN TRONG VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
VĂN BẢN. MẤY Ý NGHĨ VỀ THƠ
I. TRƯỚC KHI ĐỌC
Câu 1: Trong các bài nghiên cứu, phê bình về thơ bạn đã đọc, bạn thích nhất bài nào? Vì sao?
Soạn chi tiết:
Trong các bài nghiên cứu, phê bình về thơ em đã đọc, em thích nhất bài của nhà giáo Chu Văn Sơn : Bình luận về bài thơ duyên của Xuân Diệu vì:
-
Bài bình luận đã cho em thấy sự xâu sắc, cũng như những khía cạnh mới của nhà thơ mà em chưa hiểu hết.
-
Đồng thời cũng thấy được nghệ thuật, cũng như cảm quan nghệ thuật của Xuân Diệu.
II. ĐỌC VĂN BẢN
Câu hỏi: Chú ý một số quan niệm về thơ được tác giả nêu lên và nhận xét.
Soạn chi tiết:
a, Một số quan niệm về thơ
+ Có người nghĩ rằng thơ là những lời đẹp.
+ Dưới ngọn bút của Hồ Xuân Hương , những chữ tầm thường của lời nói hằng ngày, nôm na mách qué, đã trở thành những lời thơ được truyền tụng mãi.
+ Cũng không phải thơ là những đề tài “đẹp”, phong hoa tuyết nguyệt của các cụ ngày xưa, hoặc những nhớ mong sầu lụy của các chàng và các nàng một thời trước Cách mạng.
+ Nhà thơ ngày nay không đi tìm cái muôn đời viển vông bên ngoài cuộc sống thực của con người.
+ Một nhà phê bình khác cho rằng thơ khác với các thể văn ở chỗ in sâu vào trí nhớ.
b, Nhận xét: Nguyễn Đình Thi thể hiện tinh tế, sâu sắc về thơ:
+ Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, sắc sảo
+ Linh hoạt trong các thao tác lập luận so sánh, phân tích, giải thích, bác bỏ
+ Từ ngữ đa dạng, ngôn ngữ linh hoạt
+ Bài viết gợi hình, chân thực và có quan điểm độc đáo.
Câu hỏi: Câu hỏi tu từ được dùng nhằm mục đích gì?
Soạn chi tiết:
Câu hỏi tu từ được dùng nhằm mục đích:
1. Nhấn mạnh vai trò của tâm hồn con người trong sáng tác thơ ca:
Câu hỏi tu từ này khẳng định rằng tâm hồn con người là nguồn gốc, là yếu tố quyết định cho sự sáng tạo thơ ca. Không có tâm hồn phong phú, nhạy cảm, không có những rung động trước cuộc sống thì không thể sáng tạo được những vần thơ hay.
2. Gợi mở suy nghĩ cho người đọc:
Câu hỏi tu từ này là một lời gợi mở để người đọc suy nghĩ về vai trò của tâm hồn con người trong sáng tác thơ ca. Mỗi người đọc sẽ có những câu trả lời riêng cho câu hỏi này, nhưng điều quan trọng là họ sẽ hiểu được tầm quan trọng của tâm hồn đối với việc sáng tạo thơ ca.
3. Tạo ấn tượng, thu hút sự chú ý của người đọc:
Câu hỏi tu từ này có tác dụng tạo ấn tượng, thu hút sự chú ý của người đọc. Nó khiến cho người đọc phải suy nghĩ, phải tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi này.
4. Khẳng định quan điểm của tác giả:
Câu hỏi tu từ này là một cách để tác giả thể hiện quan điểm của mình về vai trò của tâm hồn con người trong sáng tác thơ ca. Tác giả tin rằng tâm hồn con người là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng của một tác phẩm thơ ca.
Câu hỏi: Chỉ ra các ý được triển khai ở phần 3
Soạn chi tiết:
- Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm với cuộc sống
- Thơ phải có tư tưởng, có ý thức, vì bất cứ cảm xúc, tình tự nào của con người cũng dính liền với sự suy nghĩ.
- Thơ không nói bằng ý niệm thuần túy.
- Người làm thơ bắt chợt trong lòng mình một ý nghĩa hay tình cảm, dù thành thực và sâu sắc, cũng không vội dừng lại, đem những tiếng có vần điệu chăng lưới bắt lấy ý nghĩ hay tình cảm ấy.
- Những hình ảnh còn tươi nguyên, mà nhà thơ tìm thấy, bao giờ cũng mới mẻ, đột ngột lạ lùng.
Câu hỏi: Người viết chuyển sang bàn luận về khía cạnh nào của thơ?
Soạn chi tiết:
Người viết chuyển hướng bàn luận sang các giá trị khác của chữ và tiếng trong thơ, ngoài giá trị ý niệm. Người làm thơ chọn chữ và tiếng không những vì ý nghĩa của nó, cái nghĩa thế nào là thế ấy, đóng lại trong một khung sắt.
Câu hỏi: Tác giả quan niệm như thế nào về vần các khía cạnh hình thức khác trong thơ?
Soạn chi tiết:
Tác giả quan niệm về vần các khía cạnh hình thức khác trong thơ:
-
Những luật lệ của thơ, từ âm điệu, đến vần, đều là những võ khí rất mạnh trong tay người làm thơ.
-
Nhưng không phải hế thiếu những võ khí ấy là trận đánh nhất định thua. Thiếu võ khí ấy, trận đánh gay go thêm nhiều, nhưng người làm thơ vẫn có thể thắng.
III. SAU KHI ĐỌC
Câu 1: Tóm lược nội dung từng phần của văn bản (theo số thứ tự) và nêu mối quan hệ giữa các phần.
Soạn chi tiết:
- Phần 1: một số những quan niệm về thơ
- Phần 2: sự tinh tế, tỉ mỉ trong việc làm một bài thơ
- Phần 3: Hình ảnh thơ là điều gây nên ấn tượng cho một bài thơ
- Phần 4: Ngôn ngữ trong thơ cũng phải được lựa chọn cẩn thận
- Phần 5: Tác giả suy nghĩ về tầm quan trọng vần trong thơ.
Câu 2: Ở phần 1 của văn bản, những quan niệm nào về thơ đã được tác giả nêu lên để nhận xét? Mục đích của việc nhận xét đó là gì?
Soạn chi tiết:
a, Những quan niệm về thơ đã được tác giả nêu lên để nhận xét
+ Có người nghĩ rằng thơ là những lời đẹp.
+ Dưới ngọn bút của Hồ Xuân Hương , những chữ tầm thường của lời nói hằng ngày, nôm na mách qué, đã trở thành những lời thơ được truyền tụng mãi.
+ Cũng không phải thơ là những đề tài “đẹp”, phong hoa tuyết nguyệt của các cụ ngày xưa, hoặc những nhớ mong sầu lụy của các chàng và các nàng một thời trước Cách mạng.
+ Nhà thơ ngày nay không đi tìm cái muôn đời viển vông bên ngoài cuộc sống thực của con người.
+ Một nhà phê bình khác cho rằng thơ khác với các thể văn ở chỗ in sâu vào trí nhớ.
b, Mục đích của việc nhận xét những quan niệm về thơ:
1. Làm rõ quan điểm của tác giả về thơ:
- Thơ là giọng nói của tâm hồn con người, một dạng âm nhạc nội tâm, một nhịp điệu và là tiếng nói của sự thật và cái đẹp.
2. Giúp người đọc hiểu rõ hơn về giá trị và vai trò của thơ ca:
- Thơ ca không chỉ là những từ ngữ đẹp và những chủ đề tuyệt đẹp mà còn là giọng nói của cuộc sống, giọng nói của con người.
3. Khuyến khích người đọc sáng tác và thưởng thức thơ ca:
- Thơ ca là một loại thức ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống con người.
Ngoài ra, việc phân tích các quan niệm về thơ còn giúp tác giả:
- Phân biệt thơ với các thể văn khác.
- Đưa ra các yêu cầu đối với quá trình sáng tác thơ ca.
- Góp phần định hướng cho sự phát triển của thơ ca.
Câu 3: Chỉ ra các luận điểm thể hiện quan niệm của tác giả về thơ, phân tích cách triển khai một luận điểm tiêu biểu.
Soạn chi tiết:
a, Các luận điểm thể hiện quan niệm của tác giả về thơ:
+ Từ trước đến nay đã có nhiều định nghĩa về thơ, nhưng lời định nghĩa nào cũng vẫn không đủ.
+ Đầu mối của thơ có lẽ ta đi tìm bên trong tâm hồn con người chăng?
+ Nói đến hình ảnh trong thơ, Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm với cuộc sống.
+ Chữ và tiếng trong thơ phải còn có giá trị khác, ngoài giá trị ý niệm.
+ Cuối cùng, tôi muốn nói tới vấn đề thơ tự do, thơ không vần. Theo tôi, những luật lệ của thơ, từ âm điệu, đến vần, đều là những võ khí rất mạnh trong tay người làm thơ.
b, Phân tích một luận điểm tiêu biểu: “Nói đến hình ảnh trong thơ, Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm với cuộc sống.”
"Câu của nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã xác định vai trò quan trọng của hình ảnh trong thơ ca và nhấn mạnh bản chất sâu sắc của thơ như tiếng nói của tâm hồn con người. Hình ảnh trong thơ là những bức tranh sống động được tạo ra bằng ngôn ngữ, giúp người đọc hình dung và cảm nhận các yếu tố mà nhà thơ muốn truyền đạt. Hình ảnh trong thơ có thể mang tính cụ thể, sinh động hoặc trừu tượng, với tính biểu tượng cao. Nhờ có hình ảnh, thơ ca trở nên hấp dẫn, sống động và có khả năng chuyển đạt cảm xúc mạnh mẽ hơn.
Thơ ca không chỉ đơn thuần là sắp xếp những từ ngữ theo quy tắc, mà còn là tiếng nói của tâm hồn con người. Khi tiếp xúc với cuộc sống, con người trải qua những trạng thái cảm xúc và suy nghĩ, muốn thể hiện chúng ra bên ngoài. Thơ ca là phương tiện cho con người biểu đạt những cảm xúc này một cách trực tiếp và sống động nhất. So với các hình thức khác như văn xuôi, hội họa hay âm nhạc, thơ ca có khả năng truyền đạt nhanh chóng những rung động tâm hồn con người. Khi cảm xúc tràn đầy, con người thường tìm đến thơ ca để thể hiện những gì đang trải qua. Thơ ca là tiếng nói đầu tiên, chân thực và chất phác nhất của tâm hồn con người.
Thơ ca không phải chỉ là sản phẩm ngẫu nhiên, mà nó bắt nguồn từ chính cuộc sống. Cuộc sống với những vẻ đẹp đa dạng và các trạng thái cảm xúc khác nhau là nguồn cảm hứng không tận cho thơ ca. Khi tiếp xúc với cuộc sống, nhà thơ cảm nhận, suy ngẫm và cố gắng thể hiện những trạng thái này qua thơ ca. Câu của Nguyễn Đình Thi đã xác định giá trị và vai trò quan trọng của thơ ca trong cuộc sống tinh thần của con người. Thơ ca là tiếng nói của tâm hồn, là phương tiện cho con người biểu đạt cảm xúc, suy nghĩ và diễn đạt cái nhìn riêng về cuộc sống."
Câu 4: Theo tác giả, điều gì đóng vai trò quan trọng trong sáng tạo thơ? Tác giả đã dùng những thao tác nghị luận nào để làm sáng tỏ điều đó?
Soạn chi tiết:
=> Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối bài 3: Mấy ý nghĩ về thơ (Trích – Nguyễn Đình Thi)