[Chân trời sáng tạo] Giáo án địa lí 6 bài 13: Thời tiết và khí hậu. Các đới khí hậu trên trái đất
Giáo án địa lí 6 - sách Chân trời sáng tạo. Giáo án bài 13: Thời tiết và khí hậu. Các đới khí hậu trên trái đất. Giáo án được soạn chi tiết, phân bổ các tiết rõ ràng, liền mạch, nội dung đầy đủ chuẩn theo công văn 5512 của Bộ giáo dục và đào tạo. Thầy cô giáo có thể tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích trong các bài dạy của quý thầy cô
Xem: => Giáo án địa lí 6 sách chân trời sáng tạo
Xem video về mẫu [Chân trời sáng tạo] Giáo án địa lí 6 bài 13: Thời tiết và khí hậu. Các đới khí hậu trên trái đất
Xem toàn bộ: Giáo án địa lí 6 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 13: THỜI TIẾT VÀ KHÍ HẬU. CÁC ĐỚI KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT
- MỤC TIÊU
- Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Trình bày được sự thay đổi nhiệt độ bề mặt Trái đất theo vĩ độ.
- Mô tả được quá trình hình thành mây và mưa.
- Biết sử dụng nhiệt kế và ẩm kế.
- Phân biệt thời tiết và khí hậu.
- Trình bày được khái quát đặc điểm của một đới khí hậu.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng:
- Biết cách sử dụng nhiệt kế, ẩm kế.
- Sử dụng được các bản đồ, sơ đồ, hình ảnh để khai thác kiến thức.
- Quan sát và ghi chép được một số yếu tố thời tiết đơn giản.
- Phẩm chất
Có lối sống tích cực để giảm nhẹ và thích ứng với sự thay đổi của thời tiết, khí hậu, bảo vệ bầu khí quyển.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SGV, SHS Lịch sử và Địa lí 6.
- Nhiệt kế. Bản đồ các đới khí hậu trên Trái đất,...
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SHS Lịch sử và Địa lí 6.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
- Tổ chức thực hiện:
- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh: Vùng cực và vùng xích đạo.
Vùng cực Xích đạo
- GV dẫn dắt vấn đề: Vùng cực quanh năm giá lạnh, trong khi vùng xích đạo lại quanh năm nắng nóng và mưa nhiều, thiên nhiên phát triển phong phú. Vậy điều gì đã tạo nên sự khác biệt trên bề mặt Trái đất như vậy? Chúng ta cùng giải đáp những điều lí thú này qua bài học ngày hôm nay - Bài 13: Thời tiết và khí hậu. Các đới khí hậu trên Trái đất.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Nhiệt độ không khí
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được nhiệt độ của không khí là gì, dụng cụ để đo nhiệt độ không khí, cách tính nhiệt độ không khí trung bình ngày.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
- Sản phẩm học tập: HS thảo luận cá nhân, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao NV học tập - GV yêu cầu HS đọc nội dung mục I SHS trang 155 và trả lời câu hỏi: + Nhiệt độ không khí là gì? Nêu dụng cụ để đo nhiệt độ của không khí? + Nêu cách tính nhiệt độ không khí trung bình ngày?
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 13.1 và thông tin trong bài, hãy cho biết: Nhiệt kế Hình 13.1 chỉ bao nhiêu độ?
- Để mở rộng kiến thức, GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi sau vào Phiếu học tập số 1: Ở trạm khí tượng Láng (Hà Nội), kết quả đo nhiệt độ ở bốn thời điểm trong ngày 25 tháng 7 năm 2019 lần lượt là 27°C, 27°C, 32°C, 30°C. Hãy cho biết nhiệt độ không khi trung bình của ngày hôm đó. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc sgk, quan sát hình và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS trả lời câu hỏi. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 1. Nhiệt độ không khí - Mặt trời là nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt độ chủ yếu cho Trái đất. Mặt đất hấp thu năng lượng nhiệt của Mặt trời, bức xạ lại vào không khí, làm không khí nóng lên. Độ nóng hay lạnh đó là nhiệt độ của không khí. + Dụng cụ để đo nhiệt độ của không khí là nhiệt kế. - Cách tính nhiệt độ không khí trung bình ngày là: được tính bằng trung bình cộng của những lần đo trong ngày. + Số lần đo nhiệt độ không khí trong ngày phổ biến là bốn lần đo vào lúc 1h, 7h, 13h, 19h. - Nhiệt kế Hình 13.1 chỉ 25 độ.
- Nhiệt độ không khí trung bình ngày 25 tháng 7 năm 2019 tại trạm Láng là: (27 + 27 + 32+ 30)/4 = 29°C |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án địa lí 6 chân trời sáng tạo đủ cả năm