Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 kết nối Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 kết nối Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 19: VƯƠNG QUỐC CHĂM-PA TỪ THẾ KỈ II ĐẾN THẾ KỈ X
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Vương quốc Chăm-pa ra đời vào:
- A. Năm 190.
- B. Năm 191.
- C. Năm 192.
- D. Năm 193.
Câu 2: Trước thế kỉ VIII, người Chăm đã xây dựng một vương quốc khá hùng mạnh ở:
- A. Ven sông Thu Bồn.
- B. Ven sông Đồng Nai.
- C. Ven sông Đà Rằng.
- D. Ven sông Gianh.
Câu 3: Kinh đô Vi-ra-pu-ra của người Chăm vào thế kỉ VIII ngày nay thuộc địa phương nào?
- A. Huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
- B. Huyện Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận.
- C. Huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
- D. Huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Câu 4: Tôn giáo có trong đời sống tinh thần của người Chăm cổ là:
- A. Phật giáo.
- B. Thiên chúa giáo.
- C. Đạo Bà La Môn.
- D. Hồi giáo.
Câu 5: Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm-pa là:
- A. Du lịch biển.
- B. Thủ công nghiệp.
- C. Chế tác kim hoàn.
- D. Nông nghiệp trồng lúa nước.
Câu 6: Xã hội Chăm-pa gồm những tầng lớp chính:
- A. Tăng lữ, thương nhân, nông dân, thợ thủ công.
- B. Tăng lữ, quý tộc, dân tự do và một bộ phận nhỏ nô lệ.
- C. Quý tộc, chủ nô, nông dân, thương nhân, nô lệ.
- D. Quý tộc, nông dân, thương nhân, thợ thủ công, nô lệ.
Câu 7: Ý nào dưới đây không đúng về các thành tựu văn hóa của Chăm-pa:
- A. Cư dân Chăm-pa có thói quen ở nhà sàn.
- B. Từ thế kỉ IV, cư dân Chăm-pa đã sáng tạo ra chữ viết riêng, gọi là chữ Phạn.,
- C. Người Chăm xưa thờ tín ngưỡng đa thần (thần Núi, thần Nước, thần Lúa, thần Biển,…).
- D. Kiến trúc và điêu khắc Chăm-pa được thể hiện qua các đền, tháp thờ thần, Phật như: Thánh địa Mỹ Sơn, Phật viện Đông Dương (Quảng Nam).
Câu 8: Phần không thể thiếu trong lễ hội của cư dân Chăm-pa là:
- A. Nhảy múa.
- B. Cúng tế.
- C. Âm nhạc.
- D. Cúng tế và âm nhạc.
Câu 9: So với Văn Lang – Âu Lạc, kinh tế của quốc gia cổ Cham-pa có điểm khác biệt là:
- A. Phát triển khai thác lâm sản và xây dựng đền tháp.
- B. Chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước sử dụng sức kéo trâu bò.
- C. Chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công và đánh cá.
- D. Đúc đồng, làm gốm phát triển mạnh.
Câu 10: Công trình văn hóa Chăm được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới là:
- A. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam).
- B. Tháp Chăm (Phan Rang).
- C. Cố đô Huế (Thừa Thiên Huế).
- D. Tháp Hòa Lai (Ninh Thuận).
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | C | A | B | A | D |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | B | B | D | A | A |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Tên gọi ban đầu của nước Chăm-pa khi người dân Tượng Lâm nổi dậy lật đổ ách thống trị ngoại bang là:
- A. Phù Nam.
- B. Lâm Ấp.
- C. Chân Lạp.
- D. Tượng Lâm.
Câu 2: Kinh đô In-đra-pu-ra của người Chăm được lập vào:
- A. Trước thế kỉ VIII.
- B. Thế kỉ VIII.
- C. Thế kỉ IX.
- D. Thế kỉ X.
Câu 3: Vương quốc Chăm-pa được hình thành ở:
- A. Dải đất ven biển miền Trung nước ta.
- B. Các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên nước ta.
- C. Vùng ven biển miền Trung nước ta, từ phía Nam dãy Hoành Sơn đến tỉnh Bình Định ngày nay.
- D. Các tỉnh miền Trung nước ta từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi.
Câu 4: Công trình kiến trúc, điêu khắc thuộc về người Chăm cổ là:
- A. Chùa hang A-gian-ta.
- B. Bia Võ Cảnh.
- C. Thánh địa Mỹ Sơn.
D. Đầu ngói lợp có trang trí mặt sư tử.
Câu 5: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về hoạt động kinh tế của cư dân Chăm-pa:
- A. Sản phẩm làm ra không chỉ phục vụ đời sống hằng ngày mà còn được dùng để trao đổi buôn bán trong nước với các nước khác.
- B. Người Chăm-pa bán những sản phẩm nổi tiếng của miền nhiệt đới như trầm hương, kỳ nam, ngọc trai, ngà voi,…để đổi lấy nho, ô-liu,…(từ các nước phương Tây).
- C. Người Chăm giỏi nghề đi biển.
- D. Vương quốc Chăm-pa là một trung tâm buôn bán quốc tế thời bấy giờ, kết nối với Trung Hoa, Ấn Độ và các nước Ả Rập.
Câu 6: Chữ viết của người Chăm-pa bắt nguồn từ:
- A. Chữ Hán của người Trung Quốc.
- B. Chữ Nôm của người Việt Nam.
- C. Chữ Pali của người Ấn Độ.
- D. Chữ Phạn của người Ấn Độ.
Câu 7: Biểu hiện chứng tỏ cư dân Chăm-pa có sự học hỏi thành tựu văn hóa nước ngoài để sáng tạo và làm phong phú nền văn hóa đất nước mình là:
- A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo và Đạo giáo Trung Hoa.
- B. Hình thành tập tục ăn trầu, ở nhà sàn và hỏa táng người chết.
- C. Có chữ viết riêng bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ.
- D. Nghệ thuật ca múa nhạc đa dạng và phát triển hưng thịnh.
Câu 8: Văn hóa Chăm-pa chịu ảnh hưởng đậm nét của nền văn hóa:
- A. Trung Quốc.
- B. Ai Cập.
- C. Ấn Độ.
- D. Ả Rập.
Câu 9: Điểm khác biệt về văn hóa của cư dân Văn Lang, Âu Lạc so với cư dân Cham-pa?
- A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Hin-đu giáo và Phật giáo.
- B. Sự du nhập mạnh mẽ của Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Hoa.
- C. Phổ biến tín ngưỡng sùng bái tổ tiên, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc
- D. Sáng tạo chữ viết riêng dựa trên chữ Phạn của người Ấn Độ.
Câu 10: Bảo tàng điêu khắc Chăm là một trong những địa điểm tham quan hấp dẫn, trưng bày nghệ thuật điêu khắc của cư dân Chăm-pa cổ nằm tại:
- A. Quảng Ngãi.
- B. Quảng Nam.
- C. Đà Nẵng.
- D. Bình Định.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | B | C | C | C | B |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | D | C | C | D | C |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (6 điểm): Xác định các giai đoạn phát triển của vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X.
Câu 2 (4 điểm): So sánh tổ chức nhà nước Chăm-pa với tổ chức nhà nước Văn Lang.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) | Các giai đoạn phát triển của Vương quốc gắn với vai trò của các vùng địa lý khác nhau: - Trước thế kỉ VIII: Người Chăm phát triển vương quốc hùng mạnh ở ven sông Thu Bồn, với kinh đô Sư Tử (Sin-ha-pu-ra) ở Trà Kiệu, thương cảng quốc tế ở Hội An (đều thuộc tỉnh Quảng Nam ngày nay). - Thế kỉ VIII: Trung tâm quyền lực của Chăm-pa dịch chuyển về phía nam với kinh đô Vi-ra-pu-ra ở vùng đất Phan Rang ngày nay. - Thế kỷ IX: Người Chăm lại chuyển kinh đô về Đổng Dương (Quảng Nam ngày nay), mang tên mới là In-đra-pu-ra. | 6 điểm |
Câu 2 (4 điểm) | Tổ chức nhà nước Chăm-pa với tổ chức nhà nước Văn Lang: - Chăm-pa là nhà nước quân chủ: đứng đầu là vua được đồng nhất với một vị thần, có quyền lực tối cao; dưới vua là các quan đại thần và các quan đứng đầu ba cấp: châu, huyện, làng, - Tổ chức Nhà nước Văn Lang còn khá đơn giản và sơ khai. | 4 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 (6 điểm): Nêu những hoạt động kinh tế của cư dân Chăm-pa.
Câu 2 (4 điểm): Em hãy nêu những việc làm để bảo tồn và phát huy giá trị của di tích.
Em đồng ý với nhận định nào? Vì sao?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) | Những hoạt động kinh tế của cư dân Chăm-pa: - Với đường bờ biển dài, nhiều vịnh kín gió -> hình thành các cảng biển -> tạo điều kiện cho nghề đi biển hình thành và phát triển hoạt động giao thương kinh tế biển. - Rừng nhiệt đới nhiều -> khai thác được nguồn lợi tự nhiên quý để trao đổi, buôn bán,... - Những dải đồng bằng ven các con sông, tạo điều kiện cho nông nghiệp trồng lúa và chăn nuôi gia súc, gia cẩm kết hợp làm nghề thủ công phát triển. | 6 điểm |
Câu 2 (4 điểm) | Để bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử cần: - Giữ gìn sạch sẽ các di sản văn hóa, địa phương. - Đi tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hóa. - Không vứt rác bừa bãi. - Tố giác kẻ gian ăn cắp các cổ vật di vật. - Tham gia các lễ hội truyền thống. - Nhắc nhở, tuyên truyền với về tầm quan trọng và ý nghĩa của di sản văn hoá. | 4 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Trước thế kỉ VIII, kinh đô của người Chăm có tên là:
- A. In-đra-pu-ra.
- B. Vi-ra-pu-ra.
- C. Sin-ha-pu-ra.
- D. Ka-tê.
Câu 2: Các vua Lâm Ấp mở rộng lãnh thổ về phía Nam, kéo dài đến:
- A. Ninh Thuận ngày nay.
- B. Bình Thuận ngày nay.
- C. Quảng Nam ngày nay.
- D. Ninh Thuận và Bình Thuận ngày nay.
Câu 3: Khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn nằm ở tỉnh:
- A. Quảng Ngãi.
- B. Quảng Nam.
- C. Quảng Trị.
- D. Quảng Bình.
Câu 4: Hoạt động kinh tế nào không phải là của cư dân Chăm-pa:
- A. Trồng lúa nước ở các cánh đồng dọc lưu vực các con sông.
- B. Chăn nuôi gia súc, gia cầm, làm gồm, trang sức, dụng cụ sản xuất.
- C. Khai thác sản vật rừng và biển.
- D. Trồng nho, ô-liu.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Hãy trình bày quá trình ra đời của Vương quốc Chăm-pa?
Câu 2: Thành tựu văn hóa đặc sắc nhất của Chăm-pa là gì?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | C | D | B | D |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) | Quá trình ra đời: - Thời Bắc thuộc, nhà Hán đã thiết lập chính sách thống trị đối với vùng đất phía nam dãy Hoành Sơn của nước ta, đặt tên là quận Nhật Nam. - Năm 192, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, người dân Tượng Lâm (huyện xa nhất của quận Nhật Nam) đã nổi dậy lật đổ ách cai trị của nhà Hán, lập ra nhà nước Lâm Ấp. | 3 điểm |
Câu 2 (3 điểm) | Thành tựu văn hoá đặc sắc nhất của Chăm-pa: - Là nghệ thuật với các công trình như tháp Chăm và Thánh địa Mỹ Sơn. - Các công trình này thể hiện đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của người Chăm, thể hiện sự lao động cần cù, sáng tạo của nhân dân Chăm-pa. - Những công trình này đã được công nhận là Di sản văn hoá thế giới. | 3 điểm |
ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Trong xã hội Chăm-pa, vua thường được đồng nhất với:
- A. Một vị thần.
- B. Một thầy cúng.
- C. Một thầy thuốc.
- D. Một tù trưởng.
Câu 2: Sản phẩm mà cư dân Chăm-pa làm ra nhằm mục đích:
- A. Phục vụ cuộc sống hằng ngày.
- B. Phục vụ cuộc sống hằng ngày và cống nạp cho Trung Quốc.
- C. Trao đổi buôn bán trong nước và với các nước khác.
- D. Phục vụ cuộc sống hằng ngày và trao đổi, buôn bán trong, ngoài nước.
Câu 3: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về tổ chức xã hội của cư dân Chăm-pa?
- A. Vua thường được đồng nhất với một vị thần.
- B. Xã hội bao gồm: tăng lữ, quý tộc, dân tự do và nô lệ.
- C. Dưới vua là tể tướng và hai quan đại thần: một văn, một võ.
- D. Cả nước chia làm 15 bộ, đứng đầu mỗi bộ là Lạc tướng.
Câu 4: Huyện Tượng Lâm là địa bàn sinh sống của người Chăm cổ với nền văn hóa:
- A. Đồng Đậu.
- B. Gò Mun.
- C. Sa Huỳnh.
- D. Hoà Bình.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Yếu tố nào sau đây là điều kiện thuận lợi để nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành chính quyền vào cuối thế kỉ II?
Câu 2: Văn hóa Chăm-pa chịu ảnh hưởng đậm nét của nền văn hóa nào trên thế giới? Chỉ ra sự ảnh hưởng của văn hóa đó đến văn hóa Chăm-pa.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | A | D | D | C |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) | Thời nhà Hán Việt Nam bị chia thành các quận huyện, trong đó huyện xa nhất là Tượng Lâm (nay thuộc Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định). Chính quyền đô hộ gần như bất lực trong việc kiểm soát các vùng xa trung tâm. Trong bối cảnh thuận lợi đó, cuối thế kỉ II, nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy giành quyền tự chủ và giành được thắng lợi. | 3 điểm |
Câu 2 (3 điểm) | Văn hóa Chăm-pa chịu ảnh hưởng đậm nét của văn hóa Ấn Độ: - Chữ viết của người Chăm được sáng tạo dựa trên cơ sở chữ Phạn - Người Chăm du nhập các tôn giáo từ Ấn Độ (Phật giáo, Hin-đu giáo,…) - Các công trình đền tháp tiêu biểu là thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam),… | 3 điểm |