Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 kết nối Bài 7: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 kết nối Bài 7: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 7: AI CẬP VÀ LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Các con sông có tác động đến sự hình thành nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại là:
- A. Sông Ti-gơ-rơ và sông Ơ-phơ-rát.
- B. Sông Ấn và sông Hằng.
- C. Hoàng Hà và Trường Giang.
- D. Sông Nin, sông Ti-gơ-rơ và sông Ơ-phơ-rát.
Câu 2: Từ khoảng thiên niên kỉ IV TCN, cư dân Ai Cập sống trong:
- A. Công xã.
- D. Làng xã.
C. Phường hội.
D. Ven các con sông lớn.
Câu 3: Đứng đầu nhà nước Lưỡng Hà được gọi là:
- A. En-xi.
- B. Thiên tử.
- C. Quý tộc quan lại.
- D. Hoàng đế.
Câu 4: Thành tựu văn hóa thuộc về người Ai Cập là:
- A. Viết chữ trên đất sét.
- B. Giỏi về số học, sử dụng hệ thống đếm lấy số 60 làm cơ sở.
- C. Biết tính diện tích các hình
- D. Có tục ướp xác, giải phẫu phát triển.
Câu 5: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về điều kiện tự nhiên của Ai Cập:
- A. Là một thung lũng hẹp và dài nằm dọc theo lưu vực sông Nin.
- B. Sông Nin trở thành con đường giao thông chính, kết nối giữa các vùng, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế hàng hải.
- C. Giáp sa mạc A-ra-bi-an và vịnh Ba tư.
- D. Sử gia Hy Lạp Hê-rô-đốt từng viết: “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”.
Câu 6: Đặc điểm nào không phải của sông Nin ở Ai Cập, sông sông Ti- grơ và sông Ơ- phrát ở Lưỡng Hà là:
- A. Cung cấp nguồn nước dồi dào cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.
- B. Bồi đắp phù sa tạo nên những cánh đồng màu mỡ.
- C. Thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hải.
- D. Quanh năm mưa lũ, gây thiệt hại và khó khăn cho cư dân.
Câu 7: Điều nào sau đây là đúng khi nói về thành tựu liên quan đến lịch pháp của người Ai Cập:
- A. Chia một năm có 360 ngày.
- B. Làm ra lịch dựa trên sự quan sát sự chuyển động của Mặt trăng quay quanh Trái đất.
- C. Chia mỗi tháng có 29 ngày.
- D. Biết làm đồng hồ cát.
Câu 8: Lịch ra đời sớm ở Ai Cập và Lưỡng Hà vì yêu cầu:
- A. Phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- B. Phục vụ việc chiêm tinh, bói toán.
- C. Phục vụ yêu cầu học tập.
- D. Thống nhất các ngày tế lễ trong cả nước.
Câu 9: Người Ai Cập giỏi về hình học vì:
- A. Phải đo lại ruộng đất và xây dựng các công trình đền tháp.
- B. Phải phân chia ruộng đất cho nông dân.
- C. Phải xây dựng các công trình kiến trúc.
- D. Phải xây dựng các công trình thủy lợi.
Câu 10: Thành tựu văn hóa của cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà không còn tồn tại đến tận ngày nay là:
- A. Kim tự tháp.
- B. Tượng nhân sư.
- C. Toán học.
- D. Vườn treo Ba-bi-lon.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | D | A | A | C | C |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | D | A | A | A | D |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Đứng đầu nhà nước Ai Cập là:
- A. Hoàng đế.
- B. En-xi.
- C. Tăng lữ.
- D. Pha-ra-ông.
Câu 2: Các nhà nước thành bang ở Lưỡng Hà ra đời vào khoảng:
- A. Đầu thiên niên kỷ thứ I TCN.
- B. Cuối thiên niên kỷ thứ II TCN.
- C. Đầu thiên niên kỷ thứ III TCN.
- D. Khoảng thiên niên kỷ thứ IV TCN.
Câu 3: Chữ viết của người Lưỡng Hà là:
- A. Chữ hình nêm.
- B. Chữ tượng hình.
- C. Chữ hình triện.
- D. Chữ viết trên đất sét.
Câu 4: Mê-nét đã thống nhất các công xa thành nhà nước Ai Cập vào khoảng:
- A. Năm 3.000 TCN.
- B. Năm 3 100 TCN.
- C. Năm 3 200 TCN.
- D. Năm 3 300 TCN.
Câu 5: Điều kiện tự nhiên nào dưới đây không phải là cơ sở hình thành các quốc gia ở Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại:
- A. Có nhiều con sông lớn.
- B. Đất phù sa màu mỡ, tơi xốp, dễ canh tác với nhiều đồng bằng rộng lớn.
- C. Lượng mưa phân bố đều đặn theo mùa.
- D. Vùng ven biển có nhiều vũng, vịnh sâu, kín gió.
Câu 6: Kinh tế nông nghiệp phát triển sớm và mạnh ở hai quốc gia Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại do:
- A. Được các con sông lớn bồi đắp phù sa, tạo nên những đồng bằng màu mỡ.
- B. Địa hình chia cắt, những vùng đồng bằng nhỏ và hẹp.
- C. Giáp Địa Trung Hải và vịnh Ba Tư cung cấp nguồn nước tưới dồi dào.
- D. Các Pha-ra-ông và En-xi đưa ra những chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp.
Câu 7: Nhà nước Ai Cập cổ đại sớm hình thành và phát triển ở lưu vực sông Nin vì:
- A. Có điều kiện thuận lợi cho con người sinh sống và phát triển.
- B. Cư dân ở đây sớm phát minh ra công cụ lao động bằng kim loại.
- C. Đây vốn là địa bàn cư trú của người nguyên thủy.
- D. Do có điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động buôn bán.
Câu 8: Các công trình kiến trúc ở Ai Cập và Lưỡng Hà thường đồ sộ vì muốn thể hiện:
- A. Sức mạnh của đất nước.
- B. Sức mạnh của thần thánh.
- C. Sức mạnh và uy quyền của nhà vua.
- D. Tình đoàn kết dân tộc.
Câu 9: Việc hình thành nhà nước ở lưu vực các dòng sông lớn đã tạo ra khó khăn cơ bản gì cho cư dân Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại?
- A. Tình trạng hạn hán kéo dài.
- B. Sự chia cắt về lãnh thổ.
- C. Sự tranh chấp giữa các nôm
- D. Tình trạng lũ lụt vào mùa mưa hằng năm.
Câu 10: “Tặng phẩm” mà sông Nin không mang tới cho Ai Cập cổ đại là:
- A. Bồi đắp phù sa tạo nên những cánh đồng màu mờ, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp.
- B. Trở thành con đường giao thông chính, kết nối các vùng, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế hàng hải ở Ai Cập.
- C. Mực nước lên xuống hai mùa trong năm không ổn định.
- D. Lớp đất mềm, xốp, dễ canh tác.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | D | D | A | C | D |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | A | A | C | D | C |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (6 điểm): Nêu quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập và Lưỡng Hà?
Câu 2 (4 điểm): Điểm giống nhau về điều kiện tự nhiên giữa Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) | Quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập và người Lưỡng Hà: + Năm 3200 TCN, ông vua Mê-nét thống nhất Ai Cập. Từ đó, Ai Cập trải qua các giai đoạn: Tảo kỳ vương quốc, Cổ vương quốc, Trung vương quốc, Tần vương quốc và Hậu kỳ vương quốc, đến thế kỉ I TCN thì bị La Mã xâm chiếm và thống trị. + Ở Lưỡng Hà, người Xu-me, Ác-cát, Át-xi-ri, Ba-bi-lon,... đã thành lập vương triều và thay nhau làm chủ vùng đất này đến khi bị Ba Tư xâm lược. + Các pha-ra-ông (Ai Cập) và en-xi (Lưỡng Hà) đứng đầu đất nước và có toàn quyền nên chế độ chính trị là nhà nước quân chủ chuyên chế. | 6 điểm |
Câu 2 (4 điểm) | Điểm giống nhau giữa Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại: - Các dòng sông Nin và sông Ơ-phơ-rát, Ti-gơ-rơ đều cung cấp nguồn nước dồi dào cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của cư dân cổ đại nơi đây. - Hằng năm, sau mỗi mùa nước lũ, các dòng sông này bồi đắp tạo nên những cánh đồng màu mỡ, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. - Các dòng sông ở Ai Cập và Lưỡng Hà còn trở thành con đường giao thông chính, kết nối giữa các vùng, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế hàng hải. - Nhờ những điều kiện tự nhiên thuận lợi nên các quốc gia cổ đại Ai Cập và Lưỡng Hà được thành lập rất sớm. Và được thành lập ở lưu vực các dòng sông đó. | 4 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 (6 điểm): Em hãy nêu điều kiện tự nhiên của khu vực Lưỡng Hà?
Câu 2 (4 điểm): Điểm khác nhau giữa Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại về điều kiện tự nhiên là gì?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) | Điều kiện tự nhiên: - Lưỡng Hà nằm trên lưu vực hai dòng sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ. - Người Lưỡng Hà cổ đại gọi là Mê-dô-ta-mi, nghĩa là “vùng đất giữa hai con sông” (Lưỡng Hà). - Đây là vùng đất bình nguyên rộng lớn, bằng phẳng, nhận phù sa hằng năm khi nước lũ dâng lên từ sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ. | 6 điểm |
Câu 2 (4 điểm) | Khác nhau: + Ai Cập là một thung lũng hẹp và dài nằm dọc theo lưu vực sông Nin, giáp Địa Trung Hải và Biển Đỏ. Lưỡng Hà là vùng đất nằm giữa hai con sông C-phơ-rát, Ti-gơ-rơ, giáp sa mạc A-ra-bi-an và vịnh Ba Tư (vịnh Péc-xích). + Tuyến đường giao thông chủ yếu ở Ai Cập là tuyến đường đi giữa các vùng của Ai Cập như từ Thượng Ai Cập xuống Hạ Ai Cập và ngược lại. Còn ở Lưỡng Hà không có biên giới thiên nhiên hiểm trở, đi lại dễ dàng nên hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa Lưỡng Hà với các vùng xung quanh. Thương nhân Lưỡng Hà có điều kiện rong ruổi khắp Tây Á nền kinh tế thương nghiệp phát triển. | 4 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Cư dân Ai Cập viết chữ trên:
- A. Đất sét.
- B. Mai rùa.
- C. Thẻ tre.
- D. Giấy Pa-pi-rút.
Câu 2: Ai Cập cổ đại được hình thành ở lưu vực:
- A. Sông Nin.
- B. Sông Hằng.
- C. Sông Ấn.
- D. Sông Dương Tử.
Câu 3: Tên gọi Lưỡng Hà là:
- A. Vùng đất giữa hai con sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ.
- B. Vùng đất giữa hai con sông Nin và Ti-gơ-rơ.
- C. Vùng đất giữa sông Ấn và sông Hằng.
- D. Vùng đất giữa hai con sông Nin và Ơ-phơ-rát.
Câu 4: Ngành sản xuất phát triển sớm nhất ở các quốc gia Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại là:
- A. Nông nghiệp.
- B. Công nghiệp.
- C. Thương nghiệp.
- D. Thủ công nghiệp.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Chữ viết của người Ai Cập và Lưỡng Hà ra đời như thế nào?
Câu 2: Nêu được những vật xung quanh em có ứng dụng thành tựu toán học của người Lưỡng Hà cổ đại.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | D | A | A | A |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) | Sự ra đời chữ viết của người Ai Cập và Lưỡng Hà: - Người Ai Cập và Lưỡng Hà đã sáng tạo ra chữ tượng hình (sử dụng hình ảnh để biểu thị những gì muốn nói, sau đó sáng tạo thêm những kí hiệu biểu hiện khái niệm trừu tượng). - Nguyên liệu được dùng để viết của người Ai Cập là giấy làm bằng vỏ cây Pa-pi-rút. Người Lưỡng Hà dùng một loại cây sậy vót nhọn làm bút viết lên trên những tấm đất sét còn ướt rồi đem phơi nắng hoặc nung khô. | 3 điểm |
Câu 2 (3 điểm) | Những đồ vật xung quanh em có ứng dụng thành tựu toán học của người Lưỡng Hà cổ đại: bánh xe, đồng hồ, compa, la bàn cơ học. | 3 điểm |
ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Công trình nổi tiếng của cư dân Lưỡng Hà là:
- A. Kim tự tháp Kê-ốp.
- B. Vườn treo Ba-bi-lon.
- C. Đấu trường Cô-li-dê.
- D. Vạn Lý Trường Thành.
Câu 2: Đoạn tư liệu sau miêu tả về con sông nào?
“Về mùa xuân, nước sông dâng cao, mang phù sa màu mỡ bồi đắp cho vùng hạ lưu, biến vùng cửa sông trở thành đồng bằng, bờ biển của vịnh Ba Tư phải lùi xa gần 200km”.
- A. Sông Nin.
- B. Sông Ti-gơ-rơ.
- C. Sông Ơ-phơ-rát.
- D. Sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ.
Câu 3: Từ khi thành lập nhà nước, Ai Cập đã trải qua bao nhiêu giai đoạn?
- A. 3.
- B. 4.
- C. 5.
- D. 6.
Câu 4: Loại chữ viết đầu tiên của loài người là:
- A. Chữ tượng hình hình.
- B. Chữ tượng ý.
- C. Chữ giáp cốt.
- D. Chữ triện.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên ở Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại là gì?
Câu 2: Em hãy kể tên một số vật dụng hay lĩnh vực mà ngày nay chúng ta đang thừa hưởng từ chính phát minh của người Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại. Em ấn tượng với phát minh nào nhất, vì sao?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | B | D | C | A |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) | Điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên ở Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại: - Ai Cập cổ đại nằm ở vùng Đông Bắc của châu Phi, có dòng sông Nin chảy qua. - Lưỡng Hà là vùng đất giữa hai con sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ tại khu vực Tây Nam Á -> Có sự hiện diện của các dòng sông lớn -> Có nhiều đồng bằng màu mỡ, trù phú, hình thành từ quá trình bồi tụ phù sa của các con sông trên. | 3 điểm |
Câu 2 (3 điểm) | Một số vật dụng hay lĩnh vực mà ngày nay chúng ta đang thừa hưởng từ chính phát minh của người Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại: - Chữ viết. - Hệ đếm 60. - Một số công trình kiến trúc. - Âm lịch. - Bánh xe, cái cày, … | 3 điểm |