Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 kết nối Bài 8: Ấn độ cổ đại

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 kết nối Bài 8: Ấn độ cổ đại. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 8: ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nhận định nào dưới đây không đúng về điều kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ đại:

  • A. Miền Trung và miền Nam là cao nguyên Đê-can với rừng rậm và núi hiểm trở.
  • B. Ở lưu vực sông Ấn, do tác động của gió mùa nên lượng mưa nhiều, cây cối tươi tốt.
  • C. Ấn Độ là một bán đảo ở Nam Á, có ba mặt giáp biển, nằm trên trục đường biển từ Tây sang Đông.
  • D. Phía nam là các đồng bằng sông Ấn và sông Hằng rộng lớn.

Câu 2: Người A-ri-a từ vùng Trung Á tràn vào miền Bắc Ấn Độ và thành lập nên một số nhà nước vào:

  • A. Khoảng giữa thiên niên kỉ thứ II TCN.
  • B. Khoảng đầu thiên niên kỷ thứ II TCN.
  • C. Khoảng cuối thiên niên kỷ thứ II TCN.
  • D. Khoảng giữa thiên niên kỷ thứ III TCN.

Câu 3: Người Đra-vi-đa thành đẳng cấp thứ tư (Su-đra) trong chế độ đẳng cấp Vác-na dựa trên sự phân biệt về:

  • A. Tôn giáo.
  • B. Nghề nghiệp.
  • C. Chủng tộc, màu da.
  • D. Văn hóa, phong tục.

Câu 4: Ấn Độ là quê hương của các tôn giáo lớn:

  • A. Hồi giáo và Hin-đu giáo.
  • B. Hồi giáo và Thiên chúa giáo.
  • C. Hin-đu giáo và Phật giáo.
  • D. Phật giáo và Hồi giáo.

Câu 5: Nhận định nào dưới đây không đúng về điều kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ đại:

  • A. Phía bắc là những dãy núi cao.
  • B. Phái tây là những vùng đồng bằng trù phú được tên bởi sự bồi đắp phù sa của sông Ấn và sông Hằng.
  • C. Ở lưu vực sông Ấn, có sự tác động của gió mùa, cây cối tươi tốt.
  • D. Ấn Độ có đồng bằng sông Ấn, sông Hằng lớn vào loại bậc nhất thế giới.

Câu 6: Tác phẩm Ra-ma-ya-na và Ma-ha-bha-ra-ta thuộc thể loại văn học:

  • A. Sử thi.
  • B. Truyền thuyết.
  • C. Truyện ngắn.
  • D. Văn xuôi.

Câu 7: Khoảng giữa thiên niên kỉ II TCN, tộc người nào đã tràn vào miền Bắc Ấn Độ?

  • A. Người A-ri-a.
  • B. Người Do Thái.
  • C. Người Đra-vi-đa.
  • D. Người Khơ-me.          

Câu 8: Bra-man (tăng lữ) có vị thế cao nhất vì trong xã hội cổ đại vì:

  • A. Là những người đại diện cho thần linh, truyền lời của thần linh đến với loài người, nên được tôn trọng và có quyền lực.
  • B. Là người A-ri-a từ vùng Trung Á tràn vào.
  • C. Là người tạo ra chế độ đẳng cấp Vác-na.
  • D. Là người tạo ra những luật lệ hà khắc ở Ấn Độ.

Câu 9: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về hai tác phẩm văn học nổi bật nhất thời cổ đại ở Ấn Độ:

  • A. Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na có ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển của văn học Ấn Độ và Đông Nam Á ở các giai đoạn sau này.
  • B. Ma-ha-bha-ra-ta được coi là một bộ “bách khoa toàn thư” về đời sống xã hội Ấn Độ thời cổ đại.
  • C. Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na thuộc thể loại sử thi.
  • D. Ra-ma-y-a-na kể về tình yêu vĩ đại, đức hi sinh của người mẹ dành cho con.

Câu 10: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về sự phân chia xã hội Ấn Độ theo đẳng cấp:

  • A. Luật lệ ở Ấn Độ rất hà khắc.
  • B. Tạo ra vết rạn nứt sâu sắc trong xã hội Ấn Độ cổ đại.
  • C. Tạo thành những tập đoàn khép kín, biệt lập, làm xã hội Ấn Độ cổ đại thêm chia cắt, phức tạp. Tuy nhiên nó không còn tồn tại đến ngày nay.
  • D. Những người thuộc đẳng cấp dưới buộc phải tôn kính những người thuộc đẳng cấp trên.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánBACCC
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánAAADC

 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nền văn minh Ấn Độ cổ đại hình thành gắn liền với hai con sông:

  • A. Hoàng Hà và Trường Giang.
  • B. Sông Ti-grơ và sông Ơ-phrát.
  • C. Sông Ấn và sông Hằng.
  • D. Sông Nin và sông Ti-grơ.

Câu 2: Đẳng cấp Ksa-tri-a trong xã hội Ấn Độ cổ đại là:

  • A. Tăng lữ.
  • B. Vương công, vũ sĩ.
  • C. Nông dân, thương nhân, thợ thủ công.
  • D. Những người thấp kém trong xã hội.

Câu 3: Chữ viết ra đời sớm và phổ biến nhất ở Ấn Độ là:

  • A. Chữ hình nêm,
  • D. Chữ Chăm cổ.

C. Chữ Hán.

D. Chữ Phạn.

Câu 4: Theo chế độ đẳng cấp Vác-na, xã hội Ấn Độ cổ đại có:

  • A. 1 đẳng cấp.
  • B. 2 đẳng cấp.
  • C. 3 đẳng cấp.
  • D. 4 đẳng cấp.

Câu 5: Điều kiện tự nhiên của Ấn Độ thuận lợi để phát triển:

  • A. Thủ công nghiệp.
  • B. Thương nghiệp.
  • C. Trao đổi, buôn bán trên biển.
  • D. Nông nghiệp.

Câu 6: Sắp xếp các đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại theo chiều từ trên xuống dưới:

  • A. Bra-man, Ksa-tri-a, Vai-si-a, Su-đra.
  • B. Bra-man, Vai-si-a, Ksa-tri-a, Su-đra.
  • C. Su-đra, Ksa-tri-a, Vai-si-a, Bra-man.
  • D. Su-đra, Vai-si-a, Ksa-tri-a, Bra-man.

Câu 7: Xã hội Ấn Độ cổ đại không bao gồm tầng lớp:

  • A. Nông dân công xã.
  • B. Quý tộc.
  • C. Nô lệ.
  • D. Bình dân thành thị.     

Câu 8: Công trình kiến trúc nổi bật của Ấn Độ là:

  • A. Chùa hang A-gian-ta.
  • B. Vạn Lí Trường thành.
  • C. Thành cổ A-sô-ca.
  • D. Vườn treo Ba-bi-lon.

Câu 9: Chữ Phạn ở Ấn Độ cổ đại còn được gọi là:

  • A. Chữ viết trên giấy Pa-pi-rút.
  • B. Chữ viết trên đất sét.
  • C. San- krít.
  • D. Chữ hình nêm.   

Câu 10: Điều kiện tự nhiên của Ấn Độ có điểm gì khác nhau so với Ai Cập và Lưỡng Hà?

  • A. Lãnh thổ Ấn Độ thời cổ đại là một vùng rộng lớn.
  • B. Ấn Độ có địa hình và khí hậu giống nhau ở mỗi miền.
  • C. Ấn Độ có ba mặt giáp biển, nằm trên trục đường biển từ Tây sang Đông.
  • D. Có những dòng sông lớn bồi đắp phù sa màu mỡ.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánCBDDD
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp án AAACA

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm): Mô tả vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ đại.

Câu 2 (4 điểm): Hãy chỉ ra một số thành tựu văn hóa của người Ấn Độ cổ đại vẫn còn sử dụng đến ngày nay. Hãy nhận xét (viết khoảng 5 câu) về một thành tựu mà em ấn tượng nhất.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

 - Vị trí địa lí: là bán đảo ở Nam Á, có ba mặt giáp biển, nằm trên trục đường biển từ Tây sang Đông. Phía bắc được bao bọc bởi dãy Hi-ma-lay-a - một vòng cung khổng lồ.  - Địa hình:  + Ấn Độ có đồng bằng sông Ấn, sông Hằng lớn vào loại bậc nhất thế giới, được phù sa màu mỡ của hai con sông này bồi tụ.  + Miền Trung và miền Nam là cao nguyên Đê-can với núi đá hiểm trở, đất đai khô cằn.  + Vùng cực Nam và dọc hai bờ ven biển là những đồng bằng nhỏ hẹp.  - Khí hậu: Lưu vực sông Ấn khí hậu khô nóng, ít mưa ở lưu vực sông Hằng có gió mùa nên lượng mưa nhiều.6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Một số thành tựu văn hoá của người Ấn Độ cổ đại vẫn còn sử dụng đến ngày nay:

 - Phật giáo và Ấn Độ giáo đã vượt ra khỏi phạm vi lãnh thổ Ấn Độ, trở thành 2 trong những tôn giáo có số lượng tín đồ đông đảo nhất trên thế giới.  - Hai bộ sử thi: Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na vẫn có sức sống lâu bền trong tâm thức người Ấn Độ. Mặt khác, 2 tác phẩm này cũng được truyền bá ra bên ngoài, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của văn học Đông Nam Á.  - Các chữ số (do người Ấn Độ sáng tạo ra) được sử dụng rộng rãi trên thế giới.  - Các công trình kiến trúc, như: chùa hang A-gian-ta; cột đá A-sô-ca và đại bảo tháp San-chi… vẫn được bảo tồn và trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng.

4 điểm

 

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm): Chế độ đẳng cấp Vác-na là gì? Người A-ri-a đã tạo ra chế độ đẳng cấp này như thế nào? Em có nhận xét gì về sự phân chia xã hội theo chế độ đẳng cấp Vác-na?

Câu 2 (4 điểm): Trình bày một vài hiểu biết của em về những người xuất thân thấp kém trong chế độ xã hội Ấn Độ cổ đại.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

 - Người Đra-vi-đa: được biết đến là chủ nhân của nền văn minh ven bờ sông Ấn - nền văn minh cổ xưa nhất ở Ấn Độ. Ngày nay, họ là những tộc người thiểu số cư trú ở miền Nam bán đảo Ấn Độ.  - Sự xâm nhập của người A-ri-a vào miền Bắc Ấn, mở ra thời kì chuyển biến sang xã hội có giai cấp bag nhà nước. Người A-ri-a đã tạo ra chế độ đẳng cấp Vác-na, chia xã hội Ấn Độ thành bốn đẳng cấp dựa trên sự khác biệt về tộc người và màu da, mỗi đẳng cấp có bổn phận, nghĩa vụ khác nhau.  - Đây là chế độ xã hội bất bình đẳng, thể hiện sự phân biệt, áp bức của người da trắng đối với người da màu rất khắc nghiệt, đáng lên án.6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Trong xã hội Ấn Độ cổ đại, những người xuất thân thấp kém nhất gọi là Pa-ri-a (người “không được sờ mó”). Họ phải làm những công việc bị coi là không trong sạch như là quét dọn rác rưởi, chôn cất xác chết, làm nghề đao phủ,... Họ phải sống ở ngoài thôn xóm và chỉ được đi vào thôn xóm vào ban ngày với dấu hiệu đặc biệt trên quần áo. “Những người không được sờ mó” không được phép tới gần giếng nước chung của xóm. Họ phải ăn thức ăn đựng trong bát đĩa vỡ, phải dùng những đồ đạc mà người khác đã bỏ đi.4 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Sau khi vào Ấn Độ, người A-ri-a đã thiết lập:

  • A. Quân chủ chuyên chế.
  • B. Cộng hòa quý tộc.
  • C. Đẳng cấp Vác-na.
  • D. Phân biệt tôn giáo.

Câu 2: Tên gọi Ấn Độ bắt nguồn từ:

  • A. Tên một ngọn núi.
  • B. Tên một con sông.
  • C. Tên một tộc người.
  • D. Tên một sử thi.

Câu 3: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về thành tựu chữ viết của người Ấn Độ:

  • A. Người Ấn Độ tạo ra chữ viết khá muộn.
  • B. Chữ viết cổ nhất của người Ấn Độ khắc trên các con dấu, được phát hiện ở lưu vực sông Ấn, có từ hơn 2.000 năm TCN.
  • C. Vào khoảng thế kỉ VI TCN, chữ Phạn (San- xkrít) ra đời dựa vào trên việc cải biên những chữ viết cổ đã có trước đó.
  • D. Chữ Phạn là cơ sở của nhiều loại chữ viết Ấn Độ và Trung Quốc sau này.

Câu 4: Tôn giáo cổ xưa nhất của người Ấn Độ là:

  • A. Phật giáo.
  • C. Hồi giáo.
  • B. Bà La Môn giáo.
  • D. Thiên Chúa giáo.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Trong xã hội Ấn Độ cổ đại có những đẳng cấp xã hội nào?

Câu 2: Theo em, điều gì làm nên sự đa dạng về tộc người của Ấn Độ?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánCBBB

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Các đẳng cấp xã hội trong xã hội Ấn Độ cổ đại:

 - Bra-man (tăng lữ)  - Ksa-tri-a (quý tộc, chiến binh)  - Vai-si-a (nông dân, thương nhân, thợ thủ công)  - Su-đra (những người thấp kém trong xã hội)

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

 - Khoảng giữa thiên niên kỉ II TCN, người A-ri-a gốc từ I-ran xâm nhập, chinh phục và làm chủ vùng Bắc Ấn. Phía nam chủ yếu là tộc người Đra-vi-đi-an.  - Trong các thời kỳ sau, người Hy Lạp, Hung Nô, A-rập,... cũng đến Ấn Độ cư trú, tạo nên quá trình hỗn chủng và sự đa dạng về tộc người.  -> Làm nên sự đa dạng về tộc người của Ấn Độ.3 điểm

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nông dân, thương nhân, thợ thủ công, người bình dân trong xã hội Ấn Độ cổ đại là:

  • A. Su-đra.
  • B. Vai-si-a.
  • C. Ksa-tri-a.
  • D. Bra-man.

Câu 2: Công trình kiến trúc nổi bật của Ấn Độ cổ đại là:

  • A. Vạn Lý Trường Thành.
  • B. Vườn treo Ba-bi-lon.
  • C. Kim tự tháp.
  • D. Đại bảo tháp San-chi.

Câu 3: Ở Ấn Độ, những thành thị đầu tiên xuất hiện vào khoảng thời gian:

  • A. 1 000 năm TCN.
  • B. 1 500 năm TCN.
  • C. 2 500 năm TCN.
  • D. 3 000 năm TCN.

Câu 4: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về chế độ xã hội ở Ấn Độ cổ đại:

  • A. Người A-ri-a được biết đến là chủ nhân của nền văn minh ven bờ sông Ấn - nền văn minh cổ xưa nhất ở Ấn Độ.
  • B. Ngày nay, người Đra-vi-đa là những tộc người thiểu số cư trú ở miền Nam bán đảo Ấn Độ.
  • C. Sự xâm nhập của người A-ri-a vào miền Bắc Ấn, mở ra thời kì chuyển biến sang xã hội có giai cấp bag nhà nước.
  • D. Người A-ri-a đã tạo ra chế độ đẳng cấp Vác-na, chia xã hội Ấn Độ thành bốn đẳng cấp dựa trên sự khác biệt về tộc người và màu da, mỗi đẳng cấp có bổn phận, nghĩa vụ khác nhau.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nêu biểu hiện của văn hóa Ấn Độ được truyền bá và có ảnh hưởng mạnh mẽ sâu rộng nhất ở các nước Đông Nam Á.

Câu 2: Những phát minh quan trọng của các quốc gia cổ đại Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ có ảnh hưởng đến nền văn minh nhân loại là gì?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánBDCA

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Văn hoá Ấn Độ được truyền bá và có ảnh hưởng mạnh mẽ sâu rộng nhất ở các nước Đông Nam Á, đặc biệt là về chữ viết, tôn giáo và kiến trúc:

 + Chữ viết của nhiều quốc gia Đông Nam Á được hình thành trên cơ sở chữ Phạn.  + Phật giáo, Hin-đu giáo được truyền bá và phát triển mạnh ở các nước Đông Nam Á.  + Kiến trúc: Những ngôi chùa, đền tháp mang màu sắc Phật giáo, Hin-đu giáo…

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Những phát minh quan trọng đó là:

 - Phát minh ra hệ số đếm thập phân, hệ đếm 60  - Phát minh ra các chữ số từ 0 đến 9, biết được phép tính cộng, trừ, nhân, chia,...  - Tính được diện tích hình tròn, hình tam giác,...

3 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay