Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 kết nối Bài 6: Sự chuyển biến và phân hóa của xã hội nguyên thủy

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 kết nối Bài 6: Sự chuyển biến và phân hóa của xã hội nguyên thủy. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 6: SỰ CHUYỂN BIẾN VÀ PHÂN HÓA CỦA XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Con người bắt đầu phát hiện và chế tác công cụ lao động bằng đồng đỏ và đồng thau từ khoảng:

  • A. Thiên niên kỉ IV TCN.
  • B. Thiên niên kỉ V TCN.
  • C. Thiên niên kỉ VI TCN.
  • D. Thiên niên kỉ VII TCN.

Câu 2: Công cụ lao động bằng kim loại đã giúp con người thời nguyên thủy:

  • A. Thu hẹp diện tích đất canh tác để làm nhà ở.
  • B. Sống quây quần gắn bó với nhau.
  • C. Chống lại các cuộc xung đột từ bên ngoài.
  • D. Tăng năng suất lao động, tạo ra sản phẩm dư thừa.

Câu 3: Sự phân hóa không triệt để của xã hội nguyên thủy ở phương Đông là do:

  • A. Cư dân sinh sống phân tán ở nhiều khu vực.
  • B. Cư dân sinh sống chủ yếu ở vùng núi.
  • C. Tính liên kết trong cộng đồng và nhiều tập tục của xã hội nguyên thủy vẫn tiếp tục được bảo lưu.
  • D. Quan hệ giữa người với người là bất bình đẳng.

Câu 4: Nền văn hóa Phùng Nguyên bắt đầu từ khoảng:

  • A. 1 000 năm TCN.
  • B. 2 000 năm TCN.
  • C. 3 000 năm TCN.
  • D. 4 000 năm TCN.

Câu 5: Công cụ lao động giúp giúp người nguyên thủy mở rộng địa bàn cư trú:

  • A. Nhựa.
  • B. Đá.
  • C. Đồng.
  • D. Sắt.

Câu 6: Nhận định nào dưới đây không đúng về chuyển biến về kinh tế cuối thời nguyên thủy:

  • A. Diện tích đất canh tác nông nghiệp ngày càng mở rộng.
  • B. Năng suất lao động làm ra ngày càng tăng.
  • C. Sản phẩm làm ra không chỉ đủ ăn mà còn dư thừa thường xuyên.
  • D. Nghề luyện kim phát triển nhưng yêu cầu về kĩ thuật chưa cao.

Câu 7: Vào cuối thời nguyên thủy, con người ở Việt Nam đã có sự thay đổi địa bàn cư trú:

  • A. Mở rộng địa bàn cư trú lên các vùng trung du và miền núi.
  • B. Mở rộng địa bàn cư trú xuống vùng đồng bằng ven các con sông.
  • C. Thu hẹp địa bàn cư trú, sống tập trung trong các hang động, mái đá.
  • D. Thay đổi địa bàn cư trú liên tục, nay đây mai đó.

Câu 8: Sự phân hóa của xã hội cuối thời nguyên thủy ở các nước trên thế giới có đặc điểm:

  • A. Giống nhau, diễn ra đồng đều ở các khu vực.
  • B. Đồng đều về mặt thời gian nhưng không đồng đều về mức độ triệt để.
  • C. Không đồng đều về mức độ thời gian.
  • D. Không đồng đều về mức độ thời gian và không đồng đều về mức độ triệt để.

Câu 9: Nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo cuối thời nguyên thời nguyên thủy ở Việt Nam là:

  • A. Sự xuất hiện của công cụ lao động sản xuất bằng kim loại.
  • B. Con người cư trú ở những địa bàn khác nhau.
  • C. Diện tích canh tác nông nghiệp ngày càng mở rộng.
  • D. Năng suất lao động tăng cao.

Câu 10: Vật dụng bằng kim loại nào có nguồn gốc từ những phát minh của người nguyên thủy hiện nay không còn được sử dụng:

  • A. Lưỡi cuốc, lưỡi câu.
  • B. Dao, rìu chặt cây.
  • C. Xiên thịt nướng.
  • D. Chày và bàn nghiền thức ăn.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánADCAD
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánDBDAD

 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cuối thiên niên kỷ II – đầu thiên niên kỉ I TCN, con người biết chế tác công cụ lao động bằng:

  • A. Đồng đỏ.
  • B. Đồng thau.
  • C. Đá.
  • D. Sắt. 

Câu 2: Xã hội nguyên thủy tan rã là do:

  • A. Có sự phân hóa kẻ giàu, người nghèo.
  • B. Có sự chuyên môn hóa trong sản xuất.
  • C. Con người có mối quan hệ bình đẳng.
  • D. Công cụ lao động bằng đá được sử dụng phổ biến.

Câu 3: Quá trình tan rã của xã hội nguyên thủy ở Bắc Bộ Việt Nam đã trải qua các nền văn hóa khảo cổ:

  • A. Phùng Nguyên, Đồng Nai, Sa Huỳnh.
  • B. Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun.
  • C. Sa Huỳnh, Đồng Đậu, Gò Mun.
  • D. Phùng Nguyên, Sa Huỳnh, Gò Mun.

Câu 4: Nền văn hóa Đồng Đậu bắt đầu từ:

  • A. 1 200 năm TCN.
  • B. 1 300 năm TCN.
  • C. 1 400 năm TCN.
  • D. 1 500 năm TCN.

Câu 5: Khai quật các di chỉ thuộc nền văn hóa Đồng Đậu, các nhà khoa học phát hiện được nhiều dấu tích hố cột, nền nhà, bếp lò,.... Điều này chứng tỏ:

  • A. Con người đã biết sử dụng công cụ lao động bằng sắt.
  • B. Con người đã dần cư trú ổn định.
  • C. Con người sống quây quần, gắn bó với nhau.
  • D. Con người thu hẹp diện tích canh tác để làm nhà ở.

Câu 6: Việc sử dụng phổ biến công cụ lao động bằng kim loại cuối thời nguyên thủy làm xã hội xuất hiện các giai cấp:

  • A. Thống trị và bị trị.
  • B. Người giàu và người nghèo.
  • C. Tư sản và vô sản.
  • D. Địa chủ và nông dân.

Câu 7: Bước tiến của xã hội nguyên thủy khi có công cụ lao động bằng kim loại là:

  • A. Con người có thể khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt.
  • B. Nông nghiệp dùng cày và chăn nuôi có bước phát triển.
  • C. Nghề luyện kim và chế tác đồ đồng yêu cầu kỹ thuật cao.
  • D. Con người không chỉ đủ ăn mà còn có cả sản phẩm dư thừa.

Câu 8: Cuối thời nguyên thủy, ở phương Đông mối quan hệ giữa người với người vấn rất gần gũi, mật thiết ở:

  • A. Ai Cập.
  • B. Hy Lạp.
  • C. La Mã.
  • D. Ấn Độ.

Câu 9: Ý nào sau đây không phản ánh đúng sự thay đổi trong xã hội nguyên thủy khi có sự xuất hiện của công cụ lao động bằng kim loại:

  • A. Quan hệ cộng đồng bị phá vỡ.
  • B. Gia đình phụ hệ xuất hiện thay thế cho gia đình mẫu hệ.
  • C. Xã hội phân hóa kẻ giàu – người nghèo.
  • D. Xã hội phân chia thành 2 giai cấp: thống trị và bị trị. 

Câu 10: Việc sử dụng công cụ bằng kim loại không giúp cho người nguyên thủy ở Việt Nam:

  • A. Mở rộng địa bàn cư trú, rời khỏi vùng trung du, chuyển xuống các vùng đồng bằng ven sông.
  • B. Biết dùng cày có lưỡi bằng đồng để cày ruộng, dùng lưỡi hái để gặt.
  • C. Sống định cư lâu dài ở ven các con sông lớn, tạo thành những khu vực tập trung dân cư, chuẩn bị cho sự ra đời của các quốc gia sơ kỳ đầu tiên.
  • D. Hợp sức để đánh thắng quân Tần xâm lược, lập ra nhà nước Âu Lạc.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánDABDB
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp án ADADD

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm): Mô tả những chuyển biến trong đời sống kinh tế của con người ở cuối thời nguyên thủy?

Câu 2 (4 điểm): Nêu ý nghĩa của thuật luyện kim ra đời ở Việt Nam cuối thời nguyên thủy?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Những chuyển biến trong đời sống kinh tế của con người ở cuối thời nguyên thủy:

 + Nghề luyện kim, dệt vải, làm gốm… trở thành ngành sản xuất riêng.  + Năng suất lao động tăng cao, tạo ra một lượng của cải dư thừa thường xuyên.  + Diện tích trồng trọt được mở rộng do con người khai hoang nhiều vùng đất mới.

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Ý nghĩa của thuật luyện kim ra đời:

 - Đây là bước tiến nhảy vọt về công cụ sản xuất, làm tăng năng suất lao động, thúc đẩy nông nghiệp phát triển.  - Nhờ nông nghiệp phát triển đã giúp cư dân cuối bàn cư trú, cải thiện được căn bản đời sống của mình.  - Từ khi thuật luyện kim được phát minh đã tạo ra sống kinh tế, xã hội, thúc đẩy quá trình tan rã của xã hội có giai cấp, nhà nước.

4 điểm

 

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm): Từ những bước tiến về người lao động và công cụ lao động, người nguyên thủy có những bước tiến về đời sống như thế nào?

Câu 2 (4 điểm): Những hình ảnh về xỉ đồng (văn hóa Phùng Nguyên), hạt gạo cháy (văn hóa Đồng Đậu), công cụ vũ khí bằng đồng (văn hóa Gò Mun) gợi cho em biết điều về đời sống kinh tế ở Việt Nam cuối thời nguyên thủy?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

 - Từ việc tìm kiếm thức ăn có sẵn trong tự nhiên người nguyên thủy bắt đầu biết hái lượm dần dần biết trồng trọt. Từ săn bắn, họ dần biết thuần dưỡng con vật và biết chăn nuôi.  - Người nguyên thủy có thể rời hang động ra dựng lều định cư ở những địa điểm thuận tiện hơn. Cư trú “nhà cửa” được phổ biến.  - Người nguyên thủy bắt đầu làm sạch những tấm da thú để che thân cho ấm và cho “có văn hóa”  - Ngoài ra, người nguyên thủy còn biết dùng đồ trang sức, như vòng cổ bằng vỏ ốc và chuỗi hạt xương, vòng tay, vòng cổ chân…bằng đá màu.6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Những hình ảnh về xỉ đồng (văn hóa Phùng Nguyên), hạt gạo cháy (văn hóa Đồng Đậu), công cụ vũ khí bằng đồng (văn hóa Gò Mun) chứng tỏ nhờ công cụ lao động bằng kim loại, con người đã biết trồng trọt và tạo ra nhiều loại công cụ bằng đồng phong phú về số lượng và chủng loại.4 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nền văn hóa Gò Mun bắt đầu từ khoảng:

  • A. 1 000 năm TCN.
  • B. 1 100 năm TCN.
  • C. 1 200 năm TCN.
  • D. 1 300 năm TCN.

Câu 2: Người Việt cổ đã bắt đầu biết chế tác công cụ lao động bằng đồng đỏ và đồng thau từ nền văn hóa:

  • A. Sa Huỳnh.
  • B. Đồng Nai.
  • C. Đồng Đậu.
  • D. Phùng Nguyên.

Câu 3: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về xã hội nguyên thủy ở Việt Nam khi có công cụ lao động bằng kim loại xuất hiện:

  • A. Mở rộng địa bàn cư trú.
  • B. Chuyển xuống cư trú ở các vùng đồng bằng ven sông.
  • C. Biết dùng cày gỗ có lắp lưỡi bằng đồng để cày ruộng, trồng lúa, dùng lưỡi hái để gặt.
  • D. Định cư ở địa bàn có điều kiện thuận lợi để săn bắt, hái lượm.

Câu 4: Sự xuất hiện nào của công cụ kim loại không có ở xã hội nguyên thủy Việt Nam:

  • A. Bắt đầu từ nền văn hóa Gò Mun.
  • B. Trải rộng trên địa bàn cả nước.
  • C. Cư dân sinh sống ở Việt Nam đã phát minh ra thuật luyện kim từ 4.000 năm trước.
  • D. Quá trình xuất hiện của công cụ bằng kim loại diễn ra liên tục, không đứt quãng.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Em hãy nêu sự xuất hiện của công cụ bằng kim loại?

Câu 2: Công cụ lao động bằng kim loại dẫn đến hệ quả gì trong đời sống xã hội nguyên thủy?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánADDA

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Sự xuất hiện công cụ bằng kim loại:

 - Trong suốt thời kỳ nguyên thủy, công cụ sản xuất chủ yếu bằng đá. Đến khoảng thiên niên kỉ IV TCN, con người tình cờ phát hiện ra đồng đỏ khi khai thác đá.  - Đến đầu thiên niên kỉ II TCN, họ đã luyện được đồng thau và sắt. Từ đó công cụ lao động và vũ khí bằng kim loại ra đời, sớm nhất ở Tây Á, Bắc Phi, sau đó là châu Âu.

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Hệ quả:

 - Từ khi xuất hiện công cụ lao động bằng kim loại năng suất lao động trong xã hội tăng lên của cải làm ra không chủ đủ nuôi sống con người mà còn dư thừa.  - Những người có chức phận đã chiếm đoạt của cải dư thừa biến thành của riêng mình. Thế là của cải tư hữu xuất hiện, quan hệ cộng đồng bị phá vỡ.  - Gia đình cũng thay đổi theo  - Khả năng lao động của các gia đình khác nhau đã thúc đẩy thêm sự phân biệt giàu nghèo.

3 điểm

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nền văn hóa tiền Sa Huỳnh bắt đầu từ khoảng:

  • A. 1 000 năm TCN.
  • B. 1 500 năm TCN.
  • C. 2 000 năm TCN.
  • D. 2 500 năm TCN.

Câu 2: Công cụ lao động bằng đồng thau đã nhiều hơn hẳn về số lượng và phong phú về chủng loại ở nền văn hóa:

  • A. Đồng Đậu.
  • B. Gò Mun.
  • C. Phùng Nguyên.
  • D. Sa Huỳnh.

Câu 3: Người nguyên thủy ở Việt Nam không tập trung ở địa bàn:

  • A. Vùng đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ.
  • B. Vùng đồng bằng ven biển miền Trung.
  • C. Vùng Tây Nguyên.
  • D. Đồng bằng lưu vực sông Đồng Nai.

Câu 4: Quá trình phân hóa xã hội và tan rã của xã hội nguyên thủy ở phương Đông không xảy ra ở:

  • A. Ai Cập.
  • B. Hy Lạp.
  • C. Lưỡng Hà.
  • D. Trung Quốc.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nêu những thay đổi trong đời sống xã hội khi công cụ bằng kim loại xuất hiện.

Câu 2: Sự xuất hiện của kim loại tác động đến đời sống kinh tế của người nguyên thủy như thế nào?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánBBCB

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Sự thay đổi trong đời sống xã hội khi công cụ bằng kim loại xuất hiện:

 - Một bộ phận người chiếm hữu của cải dư thừa làm của riêng, ngày càng giàu lên, xã hội bắt đầu phân hoá giàu - nghèo. Chế độ công xã thị tộc bị rạn vỡ, xã hội nguyên thuỷ dần tan rã. Loài người đứng trước ngưỡng cửa của xã hội có giai cấp và nhà nước.  - Quá trình này diễn ra không đồng đều trên thế giới, sự phân hoá xã hội có nơi diễn ra triệt để, có nơi không triệt để (tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể).

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Tác động đến đời sống kinh tế:

 - Năng suất lao động của con người tăng lên gấp nhiều lần sao với thời đại đồ đá  - Nhờ sử dụng công cụ kim khí con người có thể khai phá những vùng đất mới  - Xuất hiện một số ngành sản xuất mới như luyện kim (đúc đồng, rèn sắt), đóng thuyền..  - Con người đã sản xuất được một lượng sản phẩm dư thừa thường xuyên.

3 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay