Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 kết nối Bài 3: Thời gian trong lịch sử

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 kết nối Bài 3 Thời gian trong lịch sử. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 3: THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Một trong những nguyên tắc cơ bản quan trọng trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử là xác định:

  • A. Không gian diễn ra các sự kiện.
  • B. Chủ thể của sự kiện đã diễn ra.
  • C. Mối quan hệ giữa các sự kiện.
  • D. Thời gian xảy ra các sự kiện.

Câu 2: Âm lịch được tính theo:

  • A. Chu kì chuyển động của Mặt trăng quanh Mặt trời.
  • B. Chu kì chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất.
  • C. Chu kì chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời.
  • D. Chu kì chuyển động của Mặt trời quanh Trái đất.

Câu 3: Một thập kỷ gồm:

  • A. 10 năm.
  • B. 100 năm.
  • C. 1 000 năm.
  • D. 10.000 năm.

Câu 4: Công lịch là loại lịch dung ở:

  • A. Châu Âu.
  • B. Châu Á.
  • C. Châu Mĩ.
  • D. Trên thế giới.

Câu 5: Theo tương truyền, năm đầu tiên của Công nguyên là năm:

  • A. Đức Phật ra đời.
  • B. Chúa Giêsu ra đời.
  • C. Chúa Giêsu qua đời.
  • D. Nguyệt thực toàn phần.

Câu 6: Thế giới cần một thứ lịch chung vì:

  • A. Sự giao lưu giữa các nước, các dân tộc, các khu vực ngày càng mở rộng.
  • B. Âm lịch và dương lịch đều là những bộ lịch chưa chính xác.
  • C. Thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi, đa số các quốc gia.
  • D. Các dân tộc có xu hướng liên kết với nhau.

Câu 7: Từ khi nước Âu Lạc bị Triệu Đà xâm chiếm vào năm 179 TCN đến nay (2021) là:

  • A. 1840 năm.
  • B. 2021 năm.
  • C. 2200 năm.
  • D. 2179 năm.

Câu 8: Cho sự kiện sau: Bính Thìn - Thuận Thiên năm thứ 7 (1016): nhà Tống phong cho vua Lý Thái Tổ làm Nam Bình Vương. Thời gian (theo thế kỉ và theo năm) của sự kiện trên so với năm nay (2021) là:

  • A. 1002 năm, 10 thế kỷ.
  • B. 1005 năm, 11 thế kỷ.
  • C. 1001 năm, 10 thế kỷ.
  • D. 1005 năm, 10 thế kỷ.

Câu 9: Năm 111 TCN nhà Hán chiếm Âu Lạc cách năm 2016:

  • A. 2124 năm.
  • B. 2125 năm.
  • C. 2126 năm.
  • D. 2127 năm.

Câu 10: Năm đầu tiên của Công nguyên được lấy theo năm ra đời của nhân vật lịch sử:

  • A. Đức Phật Thích Ca.
  • B. A-lếch-xan-đơ Đại đế.
  • C. Chúa Giê-su.
  • D. Tần Thủy Hoàng.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánDBADB
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánCCDDC

 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Người xưa làm ra lịch bằng cách:

  • A. Quan sát tính toán được quy luật chuyển động của Mặt trăng quay quanh Trái đất.
  • B. Quan sát được sự chuyển động của các vì sao.
  • C. Quan sát tính toán được quy luật chuyển động của Trái đất quay quanh Mặt trời.
  • D. Cả A và C đều đúng.

Câu 2: Dương lịch được tính theo:

  • A. Chu kì chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời.
  • B. Chu kì chuyển động của Mặt trời quanh Trái đất.
  • C. Chu kì chuyển động của Mặt trăng quanh Mặt trời.
  • D. Chu kì chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất.

Câu 3: 100 năm được gọi là:

  • A. Một thập kỷ.
  • B. Một thế kỷ.
  • C. Một thiên niên kỷ.
  • D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 4: Công lịch được dùng cho đến:

  • A. Hết thời cổ đại.
  • B. Hết thời cận đại.
  • C. Hết thời trung đại.
  • D. Cho đến ngày nay. 

Câu 5: Trên tờ lịch của Việt Nam đều có ghi cả âm lịch và dương lịch vì:

  • A. Cả âm lịch và dương lịch đều chính xác như nhau.
  • B. Ở nước ta vẫn dùng hai loại lịch âm và lịch dương song song nhau.
  • C. Âm lịch theo phương Đông, dương lịch theo phương Tây.
  • D. Nước ta dùng dương lịch theo lịch chung của thế giới, nhưng trong nhân dân vẫn dùng âm lịch theo truyền thống.

Câu 6: Dựa vào cách tính thời gian trong lịch sử, cách tính nào sau đây là đúng:

  • A. Với những năm trước Công nguyên, ta sẽ lấy năm đó cộng với năm hiện tại.
  • B. Với những năm trước Công nguyên, ta sẽ lấy năm hiện tại trừ đi năm đó.
  • C. Với những năm Công nguyên, ta sẽ lấy năm hiện tại cộng với năm đó.
  • D. Với những năm Công nguyên, ta sẽ lấy năm đó trừ đi năm hiện tại.

Câu 7: Một bình gốm được chôn dưới đất năm 1 885 TCN. Theo cách tính của các nhà khảo cổ học, bình gốm đó đã nằm dưới đất 3 877 năm. Các nhà khoa học đã phát hiện ra bình gốm vào năm:

  • A. 2002.
  • B. 1992.
  • C. 1995.
  • D. 2005.

Câu 8: Năm 179 TCN, Triệu Đà xâm lược nước ta. Khoảng thời gian theo thế kỷ, theo năm của sự kiện so với năm 2013 là:

  • A. Năm 179 TCN thuộc thế kỉ II TCN, Triệu Đà xâm lược nước ta cách nay 2 102 năm.
  • B. Năm 179 TCN thuộc thế kỉ II TCN, Triệu Đà xâm lược nước ta cách nay 2 192 năm.
  • C. Năm 179 TCN thuộc thế kỉ III TCN, Triệu Đà xâm lược nước ta cách nay 3 000 năm.
  • D. Năm 179 TCN thuộc thế kỉ II TCN, Triệu Đà xâm lược nước ta cách nay 2.000 năm.

Câu 9: Ngày lễ ở nước ta được tính theo Âm lịch là:

  • A. Ngày Nhà giáo Việt Nam.
  • B. Ngày Quốc khách.
  • C. Tết Nguyên đán.
  • D. Ngày Thương binh liệt sĩ.

Câu 10: Tính từ năm 179 TCN đến năm 2021 là:

  • A. 2 200 năm, 220 thập kỷ, 22 thế kỷ.
  • B. 2 211 năm, 221 thập kỷ, 23 thế kỷ.
  • C. 2 210 năm, 220 thập kỉ, 21 thế kỉ.
  • D. 2 201 năm, 202 thập kỷ, 22 thế kỷ.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánDABDD
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp án ABBCA

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm): Em hãy cho biết người xưa đã xác định thời gian bằng những cách nào?

Câu 2 (4 điểm): Trên các tờ lịch của Việt Nam hiện nay ghi cả âm lịch và dương lịch vì sao?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Để tính được thời gian, từ xa xưa loài người đã rất quan tâm và phát minh ra nhiều dụng cụ để tính thời gian khác nhau. Ví dụ: phát minh ra đồng hồ cát, đồng hồ nước, đồng hồ mặt trời,...

 - Đồng hồ cát: có hai bình thông nhau, trên thân bình có chia nhiều vạch. Đổ cát vào một bình, cho chảy từ từ xuống bình thứ hai và xác định giờ dựa trên cát chảy đến từng vạch.  - Đồng hồ nước cũng có nguyên tắc hoạt động tương tự như đồng hồ cát.  - Đồng hồ mặt trời: có một cái mâm tròn, trên đó vẽ nhiều vòng tròn đồng tâm. Dùng một que gỗ cắm ở giữa mâm rối để ra ngoài ánh nắng mặt trời. Bóng của cây quế đến vòng tròn nào thì xác định được lúc đó là mấy giờ.

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Trên các tờ lịch Việt Nam đều ghi cả âm lịch và dương lịch vì nước ta dùng dương lịch theo lịch chung của thế giới, nhưng trong nhân dân vẫn dùng âm lịch theo truyền thống.4 điểm

 

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm): Vì sao việc sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian là một trong những yêu cầu bắt buộc của khoa học lịch sử.?

Câu 2 (4 điểm): Em hãy nêu sự khác nhau giữa lịch phương Đông và lịch phương Tây?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Việc sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian là một trong những yêu cầu bắt buộc của khoa học lịch sử, nhằm dựng lại lịch sử một cách chân thực nhất. Các sự kiện lịch sử bao giờ cũng xảy ra theo trình tự thời gian: có sự kiện xảy ra trước, có sự kiện sau. Vì thế muốn phục dựng lại quá khứ theo đúng những gì đã diễn ra, phải xác định được trình tự thời gian diễn ra của các sự kiện. Đồng thời, việc xác định thời gian của các sự kiện còn giúp ta biết được sự kiện đó đã xảy ra cách đây bao lâu (tính chất cổ xưa của nó) để thấy được giá trị cũng như những hạn chế của nó. Ví dụ: Một hiện vật càng cổ thì càng có giá trị, nhưng hiện vật cổ lại không thể đẹp hoàn mỹ như hiện đại,...6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Sự khác nhau giữa lịch phương Đông và lịch phương Tây:

Người phương ĐôngNgười phương Tây
Dựa vào sự tuần hoàn của Mặt Trăng tính tháng, tính ngày. Một tháng gọi là một tuần trăng có 29 - 30 ngày, gọi là âm lịch. Dựa vào thời gian Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời một vòng làm một năm và lúc đó họ tính được một năm có 365 hoặc 366 ngày, sau đó chia ra tháng, ngày gọi là dương lịch. 
  
4 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Một thiên niên kỷ bằng:

  • A. 10.000 năm.
  • B. 1 000 năm.
  • C. 100 năm.
  • D. 10 năm

Câu 2: Năm đầu tiên của Công lịch là năm:

  • A. Thánh Ala ra đời.
  • B. Thần Brahma ra đời.
  • C. Phật Thích Ca ra đời.
  • D. Chúa Giêsu ra đời.

Câu 3: Năm 201 thuộc thế kỷ:

  • A. III.
  • B. IV.
  • C. II.
  • D. I.

Câu 4: Những ngày nghỉ lễ được tính theo dương lịch là:

  • A. Ngày Giỗ tổ Hùng Vương.
  • B. Tết Nguyên đán,
  • C. Ngày Quốc tế lao động.
  • D. Ngày Tết trung thu.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Cách tính thời gian theo dương lịch là cách tính như thế nào? Ngày lễ nào ở Việt Nam được tính theo Dương lịch?

Câu 2: Một năm có 365 ngày, còn năm nhuận là bao nhiêu ngày? Giải thích.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánBDAC

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

 - Dương lịch: Là cách tính thời gian theo chu kỳ Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Thời gian chuyển động quanh Mặt Trời hết một vòng là một năm.  - Ở Việt Nam, ngày Quốc khánh (2/9 hằng năm) được tính theo Dương lịch.3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

 - Một năm có 365 ngày, còn năm nhuận là 366 ngày.  - Năm nhuận sẽ nhiều hơn năm không nhuận một ngày nữa. Vì mỗi năm sẽ thừa ra 6 tiếng, người ta quy ước 4 năm sẽ nhuận 1 lần và bằng 1 ngày.3 điểm

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Các dân tộc trên thế giới có mấy cách làm lịch chính:

  • A. 4
  • B. 3
  • C. 2
  • D. 1.

Câu 2: Khởi nghĩa Lý Bí năm 542 cách năm 2017:

  • A. 1473 năm.
  • B. 1476 năm.
  • C. 1475 năm.
  • D. 1477 năm.

Câu 3: Năm 938 thuộc thế kỉ, thiên niên kỷ:

  • A. Thế kỉ XI, thiên niên kỉ I.
  • B. Thế kỉ X, thiên niên kỉ I.
  • C. Thế kỷ IX, thiên niên kỷ II.
  • D. Thế kỉ IX, thiên niên kỉ I.

Câu 4: Ngày được tính theo âm lịch là:

  • A. Ngày nghỉ của các cơ quan, đơn vị nhà nước.
  • B. Ngày Giỗ tổ vua Hùng.
  • C. Ngày Quốc tế lao động 1/5.
  • D. Ngày Quốc khánh 2/9.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Con người sáng tạo ra các cách tính thời gian phổ biến trên thế giới dựa trên cơ sở nào?

Câu 2: Công lịch là gì? Công lịch tính thời gian như thế nào?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánCCBB

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Dựa vào quan sát và tính toán, người xưa đã dựa vào sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất và sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời và làm ra lịch.3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Công lịch là:

 - Lịch chính thức của thế giới hiện nay dựa theo cách tính thời gian của dương lịch, gọi là Công lịch.

 - Công lịch lấy năm 1 là năm tương truyền Chúa Giêsu ra đời làm năm đầu tiên của Công nguyên. Trước năm đó là trước Công nguyên (TCN). Từ năm 1 trở đi, thời gian được tính là Công nguyên (CN). - Công lịch lấy năm 1 là năm tương truyền Chúa Giêsu ra đời làm năm đầu tiên của Công nguyên. Trước năm đó là trước Công nguyên (TCN). Từ năm 1 trở đi, thời gian được tính là Công nguyên (CN).

3 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay