Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 kết nối Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 kết nối Bài 14 Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 14: NHÀ NƯỚC VĂN LANG – ÂU LẠC

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nước Văn Lang ra đời vào khoảng thế kỉ:

  • A. V TCN.
  • B. VI TCN.
  • C. VII TCN.
  • D. VIII TCN.

Câu 2: Kinh đô của nước Văn Lang đóng ở:

  • A. Phong Châu (Phú Thọ ngày nay).
  • B. Mê Linh (Hà Nội ngày nay).
  • C. Phong Khê (Hà Nội ngày nay).
  • D. Luy Lâu (Bắc Ninh ngày nay).   

Câu 3: Đứng đầu nhà nước Văn Lang là:

  • A. Hoàng đế.
  • B. Thiên tử.
  • C. Hùng Vương (vua Hùng).
  • D. Lạc tướng.

Câu 4: Nghề chính của cư dân Văn Lang là:

  • A. Làm đồ gốm.
  • B. Đánh bắt cá.
  • C. Luyện kim, đúc đồng.
  • D. Trồng lúa nước.

Câu 5: Nguyên nhân nào sau đây không phải là sự thúc đẩy cho sự ra đời của nước Văn Lang:

  • A. Đời sống sản xuất có nhiều chuyển biến.
  • B. Xã hội có sự phân hóa giàu nghèo.
  • C. Nhu cầu làm thủy lợi và chống ngoại xâm.
  • D. Có sự mở rộng quan hệ buôn bán với các trung tâm thương mại vùng Đông Nam Á.  

Câu 6: Tổ chức nhà nước Văn Lang gồm:

  • A. 15 bộ, dưới bộ là các chiềng, chạ.
  • B. 10 bộ, dưới bộ là các Lạc hầu, Lạc tướng.
  • C. 15 bộ, dưới bộ là các Bồ chính.
  • D. 10 bộ, dưới bộ là các Lạc tướng, chiềng, chạ.

Câu 7: Quân đội thời Văn Lang được tổ chức như thế nào?

  • A. Chia thành cấm quân và quân địa phương.
  • B. Chia thành quân triều đình và quận ở các lộ.
  • C. Chia thành cấm binh và hương binh.
  • D. Chưa có quân đội.      

Câu 8: Khác với truyền thuyết, khoa học lịch sử đã chứng minh nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam ra đời cách ngày nay:

  • A. 4 000 năm.
  • B. 3 500 năm.
  • C. 2 700 năm.
  • D. 2 000 năm.

Câu 9: Ý nào sau đây không phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang:

  • A. Lúa gạo là lương thực chính.
  • B. Ở nhà sàn, nhuộm răng đen, ăn trầu.
  • C. Thờ cúng tổ tiên và sùng bái tự nhiên.
  • D. Có chữ viết trên cơ sở sáng tạo chữ Phạn.

Câu 10: Sự ra đời của nhà nước Văn Lang đã đặt nền tảng cho sự hình thành truyền thống gì của người Việt;

  • A. Đoàn kết.
  • B. Trọng nghĩa khí.
  • C. Chống ngoại xâm.
  • D. Trọng văn.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánCACDD
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánADCDA

 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Lãnh thổ chủ yếu của nước Văn Lang thuộc khu vực nào của Việt Nam ngày nay:

  • A. Bắc Bộ và Nam Trung Bộ.
  • B. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
  • C. Bắc Trung Bộ và Nam Bộ.
  • D. Nam Bộ và Nam Trung Bộ. 

Câu 2: Người đứng đầu một bộ là:

  • A. Lạc hầu.
  • B. Lạc tướng.
  • C. Vua Hùng.
  • D. Lạc dân.

Câu 3: Cư dân Lạc Việt sống tập trung ở:

  • A. Ven đồng bằng ven sông Hồng, sông Mã, sông Cả.
  • B. Ven đồi núi.
  • C.Trong thung lũng.
  • D. A, B, C đều đúng.

Câu 4: Người có sức mạnh và mưu lược lãnh đạo người Âu Việt và Lạc Việt chiến đấu chống quân Tần giành thắng lợi là:

  • A. Hùng Vương.
  • B. Thục phán.
  • C. Mai Thúc Loan.
  • D. Ngô Quyền. 

Câu 5: Nhận định nào dưới đây không đúng về Nhà nước Văn Lang:

  • A. Hùng Vương là người nắm mọi quyền hành.
  • B. Nhà nước Văn Lang đã có luật pháp và quân đội riêng nhưng còn lỏng lẻo và sơ khai.
  • C. Khi có chiến tranh, Vua Hùng cùng các Lạc tướng tập hợp trai tráng ở khắp các chiềng, chạ cùng chiến đấu.
  • D. Hùng Vương chia đất nước làm 15 bộ, dưới bộ là các chiềng, chạ.  

Câu 6: Cư dân Văn Lang đi lại chủ yếu bằng:

  • A. Thuyền.
  • B. Ngựa.
  • C. Lừa.
  • D. Voi.

Câu 7: Nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước thời Văn Lang:

  • A. Quyền lực được tập trung tối đa vào trong tay Hùng Vương.
  • B. Tiềm tàng nguy cơ chia rẽ, cát cứ ở các chiềng, chạ.
  • C. Tổ chức theo mô hình quân chủ, đơn giản, sơ khai.
  • D. Tổ chức đơn giản, chưa khoa học.

Câu 8: Vua Hùng và lạc dân có mối quan hệ:

  • A. Xa cách.
  • B. Gần gũi.
  • C. Phân biệt.
  • D. Lạc dân không được nhìn thấy mặt Vua Hùng.

Câu 9: Cư dân Văn Lang, Lạc phải sống quần tụ trong các chiềng, chạ vì:

  • A. Họ có chung huyết thống.
  • B. Cần phải xua đuổi thú dữ.
  • C. Nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâm.
  • D. Yêu cầu của nền kinh tế công thương nghiệp.

Câu 10: Công lao của các Vua Hùng đối với đất nước là:

  • A. Các vua Hùng đã có công khai hoang mở mang diện tích đất trồng trọt.
  • B. Các vua Hùng đã có công dựng nước.
  • C. Các vua Hùng đã có công giữ nước.
  • D. Các vua Hùng đã có công lãnh đạo nhân dân chống ngoại xâm.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánBBABB
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp án ACBCB

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm): Cuối thời nguyên thủy, người nguyên thủy trên đất nước ta không ngừng cải tiến công cụ như thế nào? Nhận xét về sự cải tiến đó?

Câu 2 (4 điểm): Cơ cấu tổ chức nhà nước Văn Lang và Âu Lạc.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Cải tiến công cụ:

 - Chế tác công cụ đá, gia tăng các loại công cụ, các đồ dùng, đồ trang sức, đồ gốm.  - Đặc biệt trong ngành chế tác đá (kĩ thuật mài đá, tăng thêm loại hình công cụ), làm đồ gốm (in hoa văn).

Nhận xét:

 - Hình dáng cân xứng hơn.  - Kỹ thuật mài: công cụ được mài nhẵn toàn bộ (trước đây chỉ mài lưỡi)  - Kỹ thuật làm đồ gốm: đẹp hơn, có hoa văn hình chữ S – thể hiện trình độ tay nghề cao của người thợ làm đồ gốm thời ấy.

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

 - Cơ cấu tổ chức:  + Tổ chức nhà nước Văn Lang còn rất đơn giản, sơ khai. Đứng đầu nước là vua Hùng, giúp vua có các Lạc hầu, Lạc tướng. Cả nước chia làm 15 bộ. Đứng đầu mỗi bộ là Lạc tướng. Dưới bộ là các làng do Bồ chính cai quản.  + Bộ máy nhà nước thời Âu Lạc không có thay đổi lớn so với thời Văn Lang. Tuy nhiên, việc tổ chức quản lý đất nước chặt chẽ hơn, lãnh thổ Âu Lạc được mở rộng hơn trên cơ sở sáp nhập Văn Lang và Âu Việt.4 điểm

 

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm): Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở nước ta có ý nghĩa như thế nào?

Câu 2 (4 điểm): Nêu vài nhận xét về việc xây dựng công trình thành Cổ Loa. Vì sao Cổ Loa còn được xem là một quận thành?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Ý nghĩa của nghề nông trồng lúa nước:

 - Nghề nông trồng lúa nước ra đời có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với cuộc sống của con người. Lúa gạo là nguồn lương thực chính của người Việt cổ được sản xuất ra chủ yếu từ nông nghiệp trồng lúa nước.  - Con người cũng chủ động hơn trong trồng trọt và tích lũy lương thực, từ đó người ta có thể định cư lâu dài, xây dựng xóm làng và tăng thêm các hoạt động giải trí, vui chơi.

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Nhận xét:

 - Thành Cổ Loa là một công trình kiến trúc to lớn vào thời điểm cách đây hơn 2000 năm, khi trình độ kỹ thuật còn rất thấp kém.  - Thành Cổ Loa là một công trình kiến trúc độc đáo và sáng tạo của nhân dân Âu Lạc, có vai trò như một căn cứ quân sự lợi hại và là một căn cứ phòng thủ kiên cố.  - Thành Cổ Loa còn thể hiện trình độ phát triển cao của nước Âu Lạc, được xem là một biểu tượng của nền văn minh Việt cổ.

Tại vì:

 - Ở đây có một lực lượng quân đội lớn gồm bộ binh và thủy binh được bằng đồng như giáo, rìu chiến, dao găm đặc biệt là nỏ.  - Việc bố trí trong thành là một căn cứ lợi hại, có hệ thống phòng thủ kiên cố, bảo vệ được sự tấn công từ bên ngoài vào.

4 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Người đứng đầu chiềng, chạ là:

  • A. Lạc hầu.
  • B. Lạc tướng.
  • C. Bồ chính.
  • D. Tướng lĩnh.

Câu 2: Cư dân Văn Lang, Âu Lạc sống quần tụ trong các:

  • A. Chiềng, chạ.
  • B. Làng, bản.
  • C. Xã, huyện.
  • D. Thôn, xóm.

Câu 3: Người Lạc Việt và người Âu Việt hợp nhất thành một nước có tên gọi là gì?

  • A. Văn Lang.          
  • B. Lạc Việt.           
  • C. Âu Việt.           
  • D. Âu Lạc.

Câu 4: Đánh thắng quân Tần, Thục Phán lên ngôi vua tự xưng là:

  • A. Thiên Tử.
  • B. Tiết Độ Sứ.
  • C. An Dương Vương.
  • D. Thục Phán Vương.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nguyên nhân sụp đổ của nhà nước Âu Lạc là gì?

Câu 2: Em hãy cho biết đời sống kinh tế của người Việt thời kì Văn Lang, Âu Lạc?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánCADC

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Nguyên nhân:

 - Do kẻ thù mưu kế tạo nội gián để phá hoại, chia rẽ từ bên trong.  - Do chủ quan, thiếu cảnh giác đối với kẻ thù, An Dương Vương đã thất bại trong lần xâm lược thứ hai của nhà Triệu.  - Do nội bộ nhà nước Âu Lạc chia rẽ, nhiều tướng giỏi như Cao Lỗ, Nồi Hầu từ chức làm cho sức mạnh phòng thủ đất nước bị suy yếu.

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Về kinh tế:

 + Cư dân Văn Lang, Âu Lạc sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp trồng lúa  + Họ biết dùng lưỡi cày, lưỡi hái, cuốc, rìu,... bằng đồng làm công cụ sản xuất và làm công cụ sinh hoạt trong đời sống.  + Cư dân biết trồng dâu nuôi tằm, trồng hoa màu, chăn nuôi, đánh bắt cá,...   + Các nghề thủ công làm gốm, dệt vải, làm nhà, đóng thuyền phát triển.  + Đến thời Văn Lang, Âu Lạc, nghề luyện kim phát triển cao, nhiều người chỉ chuyên đúc đồng, rèn sắt.

3 điểm

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Kinh đô của nước Âu Lạc đóng ở:

  • A. Phong Châu (Phú Thọ ngày nay).
  • B. Phong Khê (Hà Nội ngày nay).
  • C. Mê Linh (Hà Nội ngày nay).
  • D. Luy Lâu (Bắc Ninh ngày nay).

Câu 2: Nghề nào sau đây không phải nghề sản xuất chính của cư dân Văn Lang, Âu Lạc là:

  • A. Gieo trồng lúa và các loại rau, củ, quả.
  • B. Nghề gốm và xây dựng.
  • C. Luyện kim, đúc đồng.
  • D. Chế tạo vũ khí bằng đồng.

Câu 3: Trong xã hội Văn Lang, Âu Lạc những ngày thường nam giới:

  • A. Đóng khố, mình trần, đi chân đất.
  • B. Đóng khố, mặc áo vải thổ cẩm, đi giày lá.
  • C. Đóng khố, mặc áo vải thổ cẩm, đi chân đất.
  • D. Đóng khố, mình trần, đi giày lá.

Câu 4: Nhận định nào sau đây không đúng về đời sống vật chất của cư dân Văn Lang:

  • A. Nghề chính của cư dân Văn Lang là trồng lúa nước.
  • B. Đồ ăn chính hằng ngày là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cá, thịt, ốc,…
  • C. Thờ núi, sông, Mặt trời, Mặt trăng, đất, nước,…
  • D. Sống trong các chiềng, chạ ở ven đồi hoặc ở vùng đất cao ven sông, ven biển.   

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nêu hậu quả và bài học kinh nghiệm sau sự sụp đổ của nhà nước Âu Lạc.

Câu 2: Em hãy cho biết đời sống tinh thần của người Việt thời kì Văn Lang, Âu Lạc?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánBDAC

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Hậu quả: Nước Âu Lạc rơi vào ách đô hộ không chỉ của nhà Triệu mà còn của các triều đại phong kiến phương Bắc trong hàng nghìn năm.

Bài học kinh nghiệm:

 - Quan tâm nhiều đến khối đoàn kết nội bộ dân tộc.  - Nêu cao tinh thần cảnh giác trước mọi âm mưu và hành động của kẻ thù.  - Câu chuyện Mỵ Châu - Trọng Thuỷ là lời dặn dò của người xưa đối với thế hệ mai sau bài học giữ nước.

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Về đời sống tinh thần:

 + Cư dân Văn Lang, Âu Lạc có tục thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần trong tự nhiên như thần Sông, thần Núi, thần Mặt Trời,...  + Họ biết chôn người chết trong thạp, bình, mộ thuyền. Người giàu có thường chôn theo những công cụ và đồ trang sức quý giá.  + Họ biết về thẩm mỹ như nhuộm răng đen, xăm mình.  + Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc giản dị, chất phác, hòa mình với thiên nhiên. + Trong các ngày lễ hội, họ thường tổ chức vui chơi đấu vật, đua thuyền, nhảy múa, ca hát bên tiếng khèn, sáo, trống, chiêng,...

3 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay